Trong cuộc sống hàng ngày, từ thói quen sinh hoạt, lối cư xử giữa con người với con người đã được dần đúc kết thành những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao. Các câu ca dao, tục ngữ được xem là những “lời vàng, ý ngọc” là bài học hay về lối sống, cách nhìn người. Hãy khám phá những câu ca dao tục ngữ về con người trong xã hội dưới đây!
1. Tục ngữ, thành ngữ về con người và xã hội
Những câu ca dao tục ngữ về con người ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc mà những thế hệ đi trước đã chiêm nghiệm được trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Từ đó, truyền lại cho hậu thế những bài học đầy giá trị.
- Cái răng, cái tóc là gốc con người. Ý nghĩa: Đây là một câu nói về vẻ đẹp. Ngày xưa đề cao việc chăm sóc răng và tóc.
- Ruột ngựa, phổi bò. Ý nghĩa: Chỉ người bộc trực, thẳng thắn, không biết giấu diếm.
- Thấy người sang bắt quàng làm họ. Ý nghĩa: Những kẻ sống không ngay thẳng, nịnh bợ.
- Ăn cháo đá bát. Ý nghĩa: Chỉ người vong ơn, bội nghĩa.
- Người sống đống vàng. Ý nghĩa: Đề cao giá trị con người, người còn sống thì còn kiếm được tiền vàng.
- Người là vàng của là ngãi. Ý nghĩa: Đây cũng là một câu tục ngữ đề cao giá trị con người, con người quý báu hơn tất cả.
- Trông mặt mà bắt hình dong. Ý nghĩa: Chỉ nhìn bề ngoài mà đoán biết được tâm ý, suy nghĩ của người khác. Đây là một câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta sống ở đời đừng vội vàng phán xét người khác chỉ vì vẻ bề ngoài.
- Con mắt là mặt đồng cân. Ý nghĩa: Con mắt là quan trọng nhất trên khuôn mặt. Để nhìn nhận sự việc ta dùng mắt để quan sát. Và nhìn vào đôi mắt cũng dễ dàng nhận biết được đó là người khôn hay người dại.
- Miếng ăn là miếng nhục. Ý nghĩa: Sự hy sinh phẩm giá con người để tồn tại, mưu sinh.
- Lòng người như bể khôn dò. Ý nghĩa: Người ta hay nói dò sông, dò biển dễ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người, câu tục ngữ này cũng có nghĩa đó.
- Chết giả mới biết bụng dạ anh em. Ý nghĩa: Lòng người khó đoán, gặp hoạn nạn mới biết bạn hay thù.
- Sáng tai họ, điếc tai cày. Ý nghĩa: Chỉ những người làm biếng, khi bảo nghỉ ngơi thì sáng tai, khi bảo làm thì giả vờ câm điếc.
- Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau. Ý nghĩa: Câu nói này cũng ám chỉ những kẻ lười biếng, mưu tính. Khi nghe ăn cỗ thì nhanh chân đi, nhưng đến khi phải lội nước, đường đi có nhiều hố trũng, mô trơn ta không nhìn thấy được vì bị nước che khuất thì đợi người khác đi trước rồi mới đi sau.
- Người giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn. Ý nghĩa: Người càng giàu càng chăm chỉ làm việc, kẻ khó khăn thì lười biếng chỉ biết đợi ăn.
- Người năm bảy đấng, của ba bảy loài. Ý nghĩa: Người có người tốt người xấu, của cũng vậy có của tốt, có của phi pháp, bất chính.
- Làm khi lành, để dành khi đau. Ý nghĩa: Trong lúc khỏe mạnh hãy chăm chỉ lao động, tích góp để đến khi đau bệnh có cái mà dùng.
- Của người bồ tát, của mình lạt buộc. Ý nghĩa: Của người ta thì tiêu xài hoang phí, đồ của mình thì giữ khư khư.
- Giàu điếc, sang đui. Ý nghĩa: Câu này có thể hiểu rằng những người khi giàu sang thường giả đui, giả điếc trước người nghèo khó, người từng giúp đỡ mình.
- Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm. Ý nghĩa: Chỉ những thói quen xấu dễ ngấm vào máu.
- Ăn lấy đời, chơi lấy thời. Ý nghĩa: Miếng ăn thì phải làm cả đời để sống, còn chơi bời thì chỉ nên lêu lỏng một thời thôi.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Ý nghĩa: Khó khăn, gian khổ mới biết được ai là người tài.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở. Ý nghĩa: Mỗi hành vi cử chỉ đều nói lên tư cách, phẩm chất của con người.
2. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ về phẩm chất con người
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, một phần những câu ca dao tục ngữ được cha ông ta hướng đến phẩm chất làm người. Đây đều là những lời dạy quý báu về lối sống và cách nhìn người mà hậu thế có thể học tập. Một số câu ca dao tục ngữ về phẩm chất con người có thể kể đến như:
- Đói cho sạch, rách cho thơm. Ý nghĩa: Dù đói rách, nghèo khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.
- Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật. Ý nghĩa: Phàm con người sẽ không ai giống ai.
- Miếng ăn là miếng nhục. Ý nghĩa: Chấp nhận hi sinh phẩm giá con người để sinh tồn.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ý nghĩa: Nhắc nhở lòng biết ơn cần có ở mỗi con người.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở. Ý nghĩa: Mỗi hành vi cử chỉ đều nói lên tư cách, phẩm chất của con người.
3. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ về tình yêu thương con người
Tình yêu thương là thứ tình cảm rất đỗi thiêng liêng, xuất phát từ tấm lòng của mỗi người. Đó có thể là tình cảm gắn bỏ, sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau để cùng sống và tồn tại. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể đọc những câu ca dao tục ngữ về tình yêu thương con người dưới đây!
- Thương người như thể thương thân. Ý nghĩa: Tình yêu thương xuất phát từ đáy lòng, sự yêu thương mọi người trong gia đình, yêu thương đồng bào, đồng chí cũng giống với yêu thương chính bản thân mỗi người vậy.
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Ý nghĩa: Tình yêu thương, sự sẻ chia giữa người với người sẽ càng đáng quý hơn nếu gặp lúc khó khăn, hoạn nạn. Dù chỉ là những sự giúp đỡ nhỏ bé nhưng nó cũng chứa chan tình cảm thương yêu giữa người với người.
- Lá lành đùm lá rách. Ý nghĩa: Khi chúng ta có cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn những người khác thì chúng ta nên giúp đỡ, thể hiện sự yêu thương với những người khó khăn, khổ cực hơn.
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Ý nghĩa: Nên quý trọng, thương yêu những người thân, ruột thịt của mình.
- Chị ngã, em nâng. Ý nghĩa: Thấy người khác gặp hoạn nạn thì cần phải nâng đỡ, cứu giúp.
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Ý nghĩa: Khi một cá thể gặp khó khăn thì cả tập thể sẽ cùng nhau giúp đỡ để không ai bị bỏ lại phía sau.
- Yêu nhau chín bỏ làm mười. Ý nghĩa: Tình thương yêu giữa con người còn thể hiện ở chỗ biết tha thứ cho nhau, biết khoan dung, độ lượng, thương yêu lẫn nhau dù có chuyện gì xảy ra.
- Máu chảy ruột mềm. Ý nghĩa: Câu tục ngữ thể hiện sự thương yêu đùm bọc nhau, chia sẻ nhau lúc khốn khó.
- Nhường cơm, sẻ áo. Ý nghĩa: Câu tục ngữ này nói về sự nhường nhịn, hỗ trợ nhau trong cuộc sống, từ miếng ăn đến cái mặc. Giúp đỡ những người cơ hàn, khó khăn hơn mình.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Ý nghĩa: Người trong một nước phải thương nhau cùng.
4. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ về con người và xã hội
Nhắc đến con người không thể không nhắc qua xã hội, bởi đây là hai mối quan hệ gắn bó, ràng buộc lẫn nhau. Cùng đọc những câu ca dao tục ngữ về con người xã hội sau đây để xem cha ông ta đã đúc kết và gửi gắm đến chúng ta điều gì nhé!
- Đã nghèo còn mắc cái eo. Ý nghĩa: Nghèo thường gặp xui xẻo.
- Sa cơ lỡ vận. Ý nghĩa: Chỉ sự hết thời, sa sút cơ nghiệp.
- Ăn thì hơn, hờn thì thiệt. Ý nghĩa: Giận lẫy thiệt thân, mất phần mình.
- Ăn tấm trả giặt. Ý nghĩa: Ý nói mượn ít nhưng trả thì phải trả nhiều. Khi ăn thì ăn hạt tấm nhưng khi trả thì phải trả hạt gạo (giặt).
- Cao cờ không bằng cao cổ. Ý nghĩa: Dù người trong cuộc có tài giỏi thế nào thì người ngoài cuộc lúc nào cũng sáng suốt hơn người trong cuộc.
- Khôn nhà dại chợ. Ý nghĩa: Ở nhà thì làm cha thiên
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.