Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 21: Buổi học cuối cùng Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Soạn Ngữ văn lớp 6 VNEN Bài 21: Hoạt động khởi động
Câu 1 (trang 40, 41 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc đoạn thơ sau và thảo luận về điều tác giả muốn nhắn gửi:
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
*
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
*
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
Trả lời:
Điều tác giả muốn nhắn gửi: tình yêu và sự trân trọng với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
Soạn Văn lớp 6 VNEN Bài 21: Hoạt động hình thành kiến thức
Câu 1 (trang 41, 42, 43, 44, 45 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc văn bản sau: Buổi học cuối cùng.
Câu 2 (trang 45, 46 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu văn bản:
Câu a (trang 45 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Các nhóm trao đổi để điền vào Phiếu học tập dưới đây. Cử đại diện trình bày:
Trả lời:
Câu b (trang 45, 46 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tả lại hình ảnh người thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng (chú ý làm nổi bật sự khác biệt so vo với mọi ngày)?
Trả lời:
Thầy giáo Ha- men là người yêu nghề dạy, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu nước sâu sắc. Trong buổi học cuối cùng:
– Trang phục: bộ lễ phục trang trọng.
– Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần.
– Trân trọng và yêu tiếng Pháp: ca ngợi (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập tiếng nói dân tộc.
– Kết thúc buổi học: người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Bao sự xúc động dồn về dòng chữ trên bảng: “ Nước Pháp muôn năm”.
Câu c (trang 46 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ… chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về câu nói ấy?
Trả lời:
– Thể hiện thầy là người rất yêu tiếng Pháp, tiếng mẹ đẻ như chính hơi thở, nguồn sống.
– Thầy nêu lên sức mạnh thiêng liêng của tiếng mẹ đẻ và khuyên người dân Pháp: còn giữ vững tiếng nói là còn hy vọng đấu tranh; Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước.
Câu d (trang 46 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm trong truyện Buổi học cuối cùng một số câu văn có sử dụng phép so sánh và nêu tác dụng của những phép so sánh ấy.
Trả lời:
Câu văn trong truyện có sử dụng biện pháp so sánh:
– tiếng ồn ào… như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
– … dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.
– … chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
– Những tờ mẫu … như những lá cờ nhỏ.
– … như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.
=> Tác dụng phép so sánh: tạo hình tượng, sự sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm, thể hiện tư tưởng sâu sắc của tác giả.
Câu 3 (trang 46, 47 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu về phép nhân hóa.
Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ sau:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.
(Trần Đăng Khoa, Mưa)
Trả lời:
– Biện pháp nhân hóa: Ông trời – mặc áo giáp đen ra trận, muôn nghìn cây mía – múa gươm, kiến – hành quân đầy đường
– Tác dụng: cảnh vật trước cơn mưa thêm gợi tả gợi cảm, sinh động gần gũi hơn.
Câu b (trang 46 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). So sánh với cách diễn tả dưới đây, cách miêu tả sự vật hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nào?
– Bầu trời đầy mây đen
– Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới
– Kiến bò đầy đường
Trả lời:
Cách miêu tả ở khổ thơ Trần Đăng Khoa có tính hình ảnh hơn, các sự vật, sự việc được miêu tả gần gũi, sinh động hơn.
Câu c (trang 46 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Trong các đoạn trích dưới đây, những sự vật nào được nhân hoá?
(1) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
(2) Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày cho ta.
(Ca dao)
(3) Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
Trả lời:
Những sự vật được nhân hoá:
(1) miệng, tai, mắt, chân, tay
(2) tre
(3) trâu
Câu d (trang 47 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Mỗi ví dụ trên thuộc kiểu nhân hóa nào dưới đây? Chỉ ra tác dụng của phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích.
– Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
– Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
– Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
Trả lời:
– Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: lão, cô, bác, cậu
– Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính, chất của vật: “chống lại”, “xung phong”, “giữ”
– Trò chuyện xưng hô với vật như với người: Trâu ơi
Câu 4 (trang 47, 48 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu về phương pháp tả người.
a. Đọc các đoạn văn:
b. Trao đổi để trả lời câu hỏi:
(1) Mỗi đoạn văn trên đây tả ai?
(2) Người được tả có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
(3) Đoạn văn (3) gần như là một bài văn miêu tả hoàn chỉnh. Hãy xác định các phần và nêu nội dung chính của mỗi phần.
Trả lời:
(1) Mỗi đoạn văn miêu tả nhân vật: (1) Dượng Hương Thư, (2) Cai Tứ, (3) hai người trong một keo vật
(2) Những đặc điểm nổi bật của nhân vật:
– Dượng Hương Thư: sự khỏa khoắn, rắn chắc (như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn,… hai hàm răng, cặp mắt nảy lửa…
– Cai Tứ: một ông lão thấp gầy, khuôn mặt vuông nhưng hai hai má hóp lại, mũi gò xuống … bộ râu …cái mồm toe toét tối om như hang, đỏm đang mấy chiếc răng dị hợm.
– Hai đô vật trong một keo vật hấp dẫn: lăn xả vào, đánh ráo riết, lấn lướt, hạ rất nhanh, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, đánh liên tiếp, hai tay dang rộng, xoay xoay chống đỡ, mất đà chúi xuống, bốc lên, reo hò, ngã, dồn lên, gấp rút, giục giã, đứng như cây trồng, loay hoay gò lưng lại, mồ hôi, mồ kê, nhấc bổng,…
(3) Bố cục đoạn văn (3):
– Phần đầu (từ đầu … “nổi lên ầm ầm”): giới thiệu khái quát quang cảnh sới vật, hai đô vật.
– Phần thân (“Ngay nhịp trống đầu” đến “sợi dây ngang bụng vậy”): những diễn biến cụ thể của keo vật giữa Quắm Đen và ông Cản Ngũ.
– Phần cuối (Còn lại): đánh giá, cảm nhận về keo vật.
Soạn VNEN Văn 6 Bài 21: Hoạt động luyện tập
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha- men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Trao đổi bài viết với bạn bên cạnh.
Trả lời:
Điều gì trở thành cuối cùng cũng gây tiếc nuối, đặc biệt khi đó là lần cuối được học về tiếng mẹ đẻ- tiếng Pháp đối với cậu bé Phrăng. Phrăng là một cậu bé vô tư hồn nhiên, là đứa trẻ còn rất ham chơi, hiếu động. Những con chữ, cuốn sách tiếng Pháp, buổi học của thầy Ha- men thường ngày là vô vị thì buổi học cuối nó trở nên thật đáng quý trọng trong buổi học cuối. Đó là bởi tình yêu với nước Pháp thân yêu, lòng tự tôn dân tộc trỗi dậy. Phrăng là một đứa trẻ ngây thơ, yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc.
Câu 2 (trang 48, 49 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc các đoạn văn sau đây và cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn văn tạo ra bằng cách nào. Nêu tác dụng của phép nhân hóa trong miêu tả sự vật.
a. Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
(Phong Thu)
b. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. […] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trút xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
(Võ Quảng, Vượt thác)
c. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương….. cục máu lớn.
(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)
Trả lời:
a. Phép nhân hóa được tạo ra bằng cách dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: Tàu mẹ, tàu con, Xe anh, xe em.
– Tác dụng: quang cảnh bến cảng trở nên sống động, thân thiết hơn.
b. Các phép nhân hóa (chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn; (thuyền) vùng vằng được tạo ra bằng cách dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.
– Tác dụng: khiến thế giới cây cối, đồ vật giàu sức sống, sinh động như chính thế giới con người.
c. Các phép nhân hóa: cả rừng xà nu – bị thương, chặt đứt ngang nửa thân mình; nhựa cây – đen thành cục máu lớn được tạo ra bằng cách dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất sự vật.
– Tác dụng: nhấn mạnh sự khốc liệt mà quân giặc gây ra cho cả khu rừng.
Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đặt câu để minh họa cho mỗi kiểu nhân hóa nêu trong Phiếu học tập dưới đây.
Trả lời:
Soạn VNEN Ngữ văn 6 Bài 21: Hoạt động vận dụng
Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Viết một đoạn văn/ đoạn thơ (khoảng 8 câu) có sử dụng phép nhân hóa để nói lên suy nghĩ tình cảm của em khi nghe những lời hát ru.
Trả lời:
Người ta hay nói chỉ thời xưa các bà các mẹ mới hát ru con ngủ. Nhưng không hẳn, ở thời nay, em vẫn nhớ những ngày bà em à ơi câu hát ru trong trẻo, nhẹ nhàng mỗi lần bế em trên tay đưa võng. Làm sao quên được câu hát ngày ấy. Bà ru: Cái cò đi đón cơn mưa/ Tối tăm mù mịt ai đưa cò về… Những vần ca dao ấy cứ ngọt ngào dịu nhẹ đi vào tuổi thơ. Đó cũng là những kỷ niệm mỗi khi tôi nhớ về bà, người bà dấu yêu.
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Xây dựng dàn ý cho đề văn sau: Tả lại hình ảnh thầy, cô giáo của em trong ngày đầu tiên em đến trường.
Trả lời:
Mở bài: Ấn tượng đầu của em về thầy cô giáo mới trong ngày đầu tiên đến trường.
Thân bài:
– Bối cảnh: Không khí rộn ràng, mọi thứ đều thật mới lạ: trường mới, bạn mới, lớp mới, thầy cô mới. Cảm xúc ban đầu của em là bồi hồi, lo lắng, có chút sợ hãi.
– Hình ảnh cô giáo:
+ Đứng trước cả lớp sắp xếp chỗ ngồi cho các bạn theo hàng lối nghiêm chỉnh. Cô thật gần gũi cầm biển lớp 6A1 và cười thật rạng rỡ khiến chúng tôi bớt lo lắng.
+ Bấy giờ em mới thấy rõ khuôn mặt phúc hậu của cô, đôi mắt cười,…
+ Cử chỉ của cô: ân cần, nhẹ nhàng, hiền hậu…
Kết bài: Em kính trọng và yêu mến cô, em sẽ phấn đấu học tập không phụ sự kỳ vọng của bậc thầy cô.
Câu 3* (trang 49 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). “Tiếng Việt ta rất giàu vè đẹp”. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Trả lời:
Có thể hiểu câu nói theo một số ý sau:
– Tiếng Việt giàu bởi có nhiều thanh điệu, vốn từ vựng phong phú, các từ loại, ý nghĩa biểu đạt đa dạng, các thể loại văn (ca dao, tục ngữ, dân ca, truyện ngắn…)…
– Tiếng Việt đẹp bởi nhiều tầng ý nghĩa, bởi sự phối hợp hài hòa về mặt âm hưởng, rất tế nhị, uyển chuyển, từ ngữ đa nghĩa đa chiều, tinh tế và sâu sắc.
Tiếng Việt đẹp bởi tâm hồn người Việt đẹp.
Soạn Văn VNEN 6 Bài 21: Hoạt động tìm tòi mở rộng
Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Sưu tầm một đoạn thơ hoặc một vài câu tục ngữ, ca dao có sử dụng phép nhân hóa.
Trả lời:
– Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
– Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
– Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
…
– Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lá nên cành tre ơi
2. Đọc thêm
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 6 sách VNEN Bài 21: Buổi học cuối cùng file PDF hoàn toàn miễn phí.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.