109 lượt xem

Soạn bài Bắt nạt

Soạn Ngữ văn 6 Bắt nạt gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đọc văn bản

Bắt nạt

Bắt nạt là xấu lắmĐừng bắt nạt, bạn ơiBất cứ ai trên đờiĐều không cần bắt nạt

Tại sao không học hátNhảy híp-hóp cho hayThời gian trong một ngàyĐâu để dành bắt nạt

Sao không ăn mù tạtĐối diện thử thách đi?Thử kẻ yếu làm gìSao không trêu mù tạt?

Những bạn nào nhút nhátThì là giống thỏ nonTrông đáng yêu đấy chứSao không yêu, lại còn…?

Đừng bắt nạt người lớnĐừng bắt nạt trẻ conĐừng bắt nạt nước khácTrên khắp trái đất tròn

Đừng bắt nạt mèo, chóĐừng bắt nạt trái câyĐừng bắt nạt ai cảVì bắt nạt dễ lây

Bạn nào bắt nạt bạnCứ đưa bài thơ nàyBảo nếu cần bắt nạtThì đến gặp tớ ngay

Cứ đến bắt nạt tớBị bắt nạt quen rồiVẫn không thích bắt nạtVì bắt nạt rất hôi!

Xem thêm 

(Nguyễn Thế Hoàng Linh, Ra vườn nhặt nắng, NXB Thế Giới, Hà Nội, 2017, tr24-25)

Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 28 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nhân vật “tớ” trong bài thơ thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?

Hướng dẫn trả lời:

Thái độ của nhân vật “tớ” trong bài thơ đối với:

– Các bạn bắt nạt:

  • phê bình (bắt nạt là xấu lắm)
  • phủ định chuyện bắt nạt (bất cứ ai trên đời – đều không cần bắt nạt)
  • chê bai, phê phán chuyện bắt nạt (vì bắt nạt rất hôi)
  • thân thiện khuyên nhủ (đừng bắt nạt bạn ơi)
  • thân thiện đề nghị các hoạt động mới (học hát, nhảy híp-hóp…)

– Các bạn bị bắt nạt:

  • tôn trọng, yêu mến (như thỏ con, đáng yêu đấy chứ)
  • bảo vệ, bênh vực (bạn nào thích bắt nạt – thì đến gặp tớ ngay)

Câu 2 trang 28 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?

Hướng dẫn trả lời:

– Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện 8 lần

– Tác dụng: nhấn mạnh thông điệp “đừng bắt nạt người khác”, phủ định hành động sai lầm này đến người đọc

Câu 3* trang 28 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra một số biểu hiện của ý vị hài hước đó.

Xem thêm  Thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản

Hướng dẫn trả lời:

Một số hiểu hiện của sự hài hước: Đề nghị các bạn thay vì đi bắt nạt thì:

  • tìm thử thách khác bằng việc ăn mù tạt
  • đi học hát, học nhảy híp hóp

→ Tác dụng:

  • thể hiện sự bao dung, mong chờ sự quay đầu của các bạn đi bắt nạt
  • tạo không khí hài hước, vui tươi cho bài thơ, tránh sự căng thẳng, nặng nề do chủ đề bắt nạt đem đến

Câu 4 trang 28 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt, chứng kiến cảnh bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở vào một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử trước chuyện bắt nạt như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Bài thơ khiến em thay đổi cách ứng xử:

  • Em sẽ không bao giờ bắt nạt bạn khác, dù là cách nào
  • Khi nhìn thấy bạn khác bị bắt nạt, em sẽ bảo vệ bạn ấy, hoặc tìm người lớn, thầy cô đến bảo vệ bạn ấy, không để bạn ấy một mình
  • Khuyên nhủ những bạn đi bắt nạt rằng điều đó là không đúng, cần được thay đổi

>> Tiếp theo: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

Ngoài bài Soạn Ngữ văn 6 Bắt nạt trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Xem thêm  Văn mẫu lớp 10: Phân tích 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên (2 Dàn ý + 8 mẫu) Trao duyên của Nguyễn Du

Các bài văn mẫu hay:

  • Viết đoạn văn kể lại một trải nghiệm của em
  • Dàn ý bài văn kể lại một trải nghiệm của em
  • Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
  • Bài văn kể lại một trải nghiệm của em ngắn gọn
  • Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên ngắn gọn
  • Viết đoạn văn kể lại một sự việc trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên bằng lời của một nhân vật
  • Đóng vai Dế Mèn kể lại Bài học đường đời đầu tiên
  • Tưởng tượng và viết đoạn văn miêu tả cảm xúc của nhân vật cáo sau khi từ biệt hoàng tử bé
  • Cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
  • Đoạn văn miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp
  • Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật trẻ em mà em thấy thú vị trong truyện Gió lạnh đầu mùa
  • Tưởng tượng và viết đoạn văn về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình
  • Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.