Giá trị tài sản ròng là khái niệm cực kỳ quan trọng trong đầu tư cũng như cuộc sống hằng ngày. Nó giúp chúng ta đánh giá được tài sản và năng lực của cá nhân, tổ chức như thế nào. Thông qua đó, chúng ta có thể thiết lập được những kế hoạch đầu tư, gia tăng tài sản hợp lý. Thế nhưng trên thực tế, có rất ít người hiểu rõ về ý nghĩa của giá trị tài sản ròng.
Bởi vậy, trong bài viết này, DNSE sẽ mang đến cho bạn những kiến thức về chủ đề này. Bạn tuyệt đối đừng bỏ qua những nội dung quan trọng này nhé.
Định nghĩa giá trị tài sản ròng là gì?
Giá trị tài sản ròng (hay còn gọi là giá trị tài sản thuần) có nghĩa tiếng anh là Net Worth. Nó là số liệu quan trọng để đánh giá chính xác về tình hình tài chính của một cá nhân hoặc một tổ chức. Tùy vào mỗi đối tượng mà ta sẽ có những cách hiểu về giá trị tài sản ròng khác nhau.
Ta có thể tổng kết định nghĩa về giá trị tài sản ròng như sau:
Giá trị tài sản ròng (Net Worth) là giá trị còn lại sau khi lấy tổng tài sản sở hữu trừ tài sản nợ. Trong đó tài sản sở hữu gồm có tài sản tài chính và phi tài chính.
- Tài sản sở hữu gồm: tiền mặt, bất động sản, các khoản đầu tư, phương tiện, cơ sở vật chất,…
- Tài sản nợ: các khoản vay: ngân hàng, tín dụng,…
- Tài sản tài chính: chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, cổ phiếu, tiền gửi ngân hàng, các khoản cho vay,…
- Tài sản phi tài chính: đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, bằng sáng chế, chất xám,…
Phân loại tài sản ròng đối với các chủ thể
Đối với mỗi cá nhân khác nhau, giá trị tài sản ròng sẽ mang một ý nghĩa khác. Thông thường, chúng ta thường xét đến Net Worth của 3 nhóm đối tượng sau:
Giá trị tài sản ròng đối với một cá nhân
Được hiểu là khoản tài sản còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi các khoản nợ. Tài sản của một cá nhân hiếm khi ở mức cố định. Nó có thể tăng giảm chậm rãi hoặc nhanh chóng theo thời gian. Những cá nhân có giá trị tài sản ròng tối thiểu 1 triệu USD được gọi là High Net Worth Individual. Từ 5 triệu USD trở lên là Very High Net Worth Individual. Và cuối cùng là lớn hơn 30 triệu USD được gọi là Ultra High Net Worth Individual.
Việc tính toán tài sản ròng của cá nhân có thể thực hiện thủ công hoặc sử dụng công cụ có sẵn. Đối với những cá nhân có Net Worth cao, thường sẽ thuê các tổ chức tài chính tính toán.
Net Worth cá nhân được xem là căn cứ để xác định khả năng vay vốn tại các tổ chức tín dụng.
Ví dụ: Anh A có một căn nhà trị giá 1 tỷ đồng, ô tô phương tiện đi lại trị giá 600 triệu. Thêm vào đó là những giá trị tài sản khác khoảng 100 triệu. Như vậy tổng tài sản của anh A là 1 tỷ 700 triệu. Khi mua nhà, anh A vay ngân hàng 200 triệu, vay người thân 300 triệu. Như vậy tổng tiền anh A đang nợ là 500 triệu đồng.
Lúc này, giá trị tài sản ròng hiện có của anh A sẽ là:
1.7 tỷ – 500 triệu = 1 tỷ 200 triệu
Tuy nhiên, tài sản ròng của anh A có thể bị thay đổi theo thời gian. Giả sử 1 năm sau, anh A trả được kết nợ ngân hàng. Nhưng lúc này giá trị xe của anh A chỉ còn 500 triệu. Như vậy, tổng tài sản của anh A là 1 tỷ 600 triệu, nợ là 300 triệu. Do đó, Net Worth là 1 tỷ 300 triệu.
Giá trị tài sản ròng đối với công ty, doanh nghiệp
Net Worth doanh nghiệp được biết đến là tài sản hoặc vốn chủ sở hữu của các cổ đông. Đây là phần chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.
Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp phản ánh chính xác khả năng tài chính của công ty. Số liệu này sẽ được báo cáo đầy đủ hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Nếu bạn đang có ý định đầu tư vào chứng khoán của một doanh nghiệp, bạn cần nghiên cứu đầy đủ về giá trị này.
Lưu ý rằng số liệu tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán doanh nghiệp có thể đã cũ. Nó không phản ánh được 100% tình hình tài sản hiện tại của doanh nghiệp. Vì vậy nhà đầu tư chỉ nên xem với tính chất tham khảo.
Giá trị tài sản doanh của Chính phủ
Chính phủ cũng có giá trị tài sản ròng nhưng được tính vĩ mô hơn rất nhiều. Khoản chênh lệch giữa tài sản do chính phủ nắm giữ với phần nợ chưa thanh toán là Net Worth.
Giá trị tài sản của một quốc gia bằng tổng Net Worth của cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Giá trị này sẽ phản ánh sức mạnh tài chính của một quốc giá là mạnh hay yếu. Qua đó cho thấy khả năng thực hiện các chính sách kinh tế của quốc gia. Nếu Net Worth dương, tình hình kinh tế khỏe mạnh, không ảnh hưởng đến sự bền vững tài khóa. Nếu Net Worth âm, sự bền vững tài khoá có nguy cơ bị phá vỡ. Cần thực hiện các biện pháp cải thiện như giảm chi tiêu ngân sách nhà nước.
Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng Net Worth đối với doanh nghiệp
Ngày nay, việc tham gia đầu tư tài chính, chứng khoán ngày càng phổ biến. Vì vậy, những kiến thức liên quan đến báo cáo tài chính là cực kỳ quan trọng với nhà đầu tư. Thông qua đó, nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Và tất nhiên, chỉ số Net Worth cũng không ngoại lệ. Vậy chỉ số này có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp.
- Chỉ số Net Worth giúp nhà đầu tư đánh giá giá trị tài sản thực có của doanh nghiệp. Từ đó, ta có thể thấy được được khả năng tài chính cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai.
- Dựa vào thay đổi Net Worth các định kỳ, bạn sẽ biết được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Sự tăng giảm số liệu này phản ánh được doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay thua lỗ. Nếu khoản lỗ lớn hơn Net Worth, nhà đầu tư và cổ đông sẽ phải chịu lỗ.
- Giá trị tài sản ròng giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác về lợi nhuận và vay nợ. Qua đó, bạn sẽ có định hướng tốt hơn trong việc sử dụng tài sản và đánh giá tình hình chung của công ty.
- Ngoài ra, thông qua chỉ số này, doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động vay vốn tín dụng. Những khoản vay này sẽ được triển khai dựa trên đánh giá chính xác về tài sản sở hữu.
Công thức tính giá trị tài sản ròng Net Worth là gì?
Cách tính Net Worth được xác định theo công thức sau:
Net Worth = Tổng tài sản sở hữu – Tổng nợ phải thanh toán
Trong đó:
- Tổng tài sản: là các giá trị tiền mặt, khoản đầu tư, vàng, tài chính, cơ sở vật chất, phương tiện,..
- Tổng nợ: các khoản vay (tín dụng, người thân, ngân hàng,…)
Những loại tài sản được xét trong tính toán Net Worth bao gồm:
- Tài sản lưu động: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi,…
- Khoản đầu tư: cổ phần, đầu tư chứng khoán, gửi hưu trí, bảo hiểm xã hội,…Bất động sản: nhà, đất, địa điểm đứng tên chủ sở hữu tài sản
- Tài sản cá nhân: Phương tiện, trang thiết bị, máy móc, vật tư,…
- Các khoản cho vay: Bao gồm các khoản đã cho vay và có khả năng thu hồi nợ
- Cùng nhiều tài sản khác
Những khoản được liệt kê vào nợ gồm:
- Vay thế chấp: Các khoản vay thế chấp tài sản của mình cho việc đầu tư, mua sắm.
- Vay trả góp: Các khoản vay dưới hình thức trả góp cho mục đích đầu tư, mua sắm.
- Vay tín dụng: Dựa theo số ghi nợ trong thẻ.
- Vay cá nhân: gồm các khoản vay nhanh từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp,…
Theo bảng cân đối kế toán trên ta có:
- Tổng giá trị tài sản của Hòa Phát (gồm tài sản dài hạn và ngắn hạn) trong quý 4 năm 2021 là: 178.235.974.
- Tổng giá trị nợ (dài hạn và ngắn hạn) trong quý 4 năm 2021 là: 87.455.797
- Như vậy, Net Worth của Hòa Phát vào quý 4 năm 2021 là: 178.235.974 – 87.455.797 = 90.780.177
Kết luận
Có thể thấy, tài sản ròng cực kỳ quan trọng với rất nhiều người và chủ thể. Qua bài viết trên, các bạn đã có thể tự mình đánh giá tài sản ròng của bản thân, doanh nghiệp đang có ý định bỏ vốn đầu tư. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạn nắm được ý nghĩa về thước đo tài chính. Và đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Tìm hiểu về tên món ăn: Quy trình SEO và ý nghĩa của tên món ăn
- Dễ Nhớ: Xây dựng vị thế và uy tín của đất nước
- Cách dùng nước xả vải cho máy giặt có & không có khay nước xả thơm lâu đúng cách
- Chơi Jinx Đấu Trường Chân Lý Mùa 3: Chiến thuật và Cách chơi hiệu quả
- Trẻ sơ sinh là từ mấy tháng đến mấy tháng?