103 lượt xem

TOP 3 cách nấu nước dashi thơm ngon, bổ dưỡng, an toàn cho bé ăn dặm

Nước dashi là loại nước dùng đang được rất nhiều mẹ bỉm tin dùng để chế biến các món ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu nước dashi đúng cách. Vào bếp cùng VinID và tham khảo 3 cách nấu nước dashi cực đơn giản, chuẩn ngon, ngọt vị sau đây nhé.

1. Nước dashi là gì? Công dụng của nước dùng dashi

  • Nước Dashi là tên gọi của các loại nước dùng trong ẩm thực Nhật Bản như: nước Dashi được nấu từ rong biển Kombu, rau củ, cá khô, xương gà, nấm,…
  • Thời kỳ đầu ăn dặm, đồ ăn của các bé thường sẽ không được nêm nếm gia vị, nhất là muối nên nước Dashi chính là lựa chọn đảm bảo an toàn, vừa bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, vừa giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn.

2. Các công thức cách nấu nước dashi thơm ngon, bổ dưỡng

2.1. Nước dùng dashi rau củ bổ dưỡng tại nhà

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Hạt sen: 200gr
  • Cà rốt: 2 củ
  • Khoai lang: 1 củ
  • Bí đỏ: 300gr
  • Bắp Mỹ: 1 quả
Nguyên liệu
Nguyên liệu

Cách nấu nước dùng dashi rau củ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cà rốt, khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
  • Bí đỏ gọt bỏ vỏ, dùng muỗng cạo sạch phần ruột bí, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
  • Bắp lột vỏ, bỏ râu, rửa sạch rồi cắt khúc dài khoảng 1.5 lóng tay.
  • Hạt sen rửa sạch, bỏ tim sen.
Xem thêm  Những món ăn gia đình miền Bắc: Cẩm nang ẩm thực cho cả gia đình

Bước 2: Nấu rau củ

  • Đặt nồi lên bếp, đổ vào nồi khoảng 1,5 lít nước nấu sôi.
  • Cho cà rốt, bắp, hạt sen vào nấu khoảng 20 phút rồi cho bí đỏ, khoai lang vào nấu chung thêm khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.
  • Vớt hết rau củ trong nồi ra rồi dùng rây lọc nước dashi để loại bỏ hết xác rau củ còn sót lại.
Lọc qua rây để loại bỏ xác rau củ
Lọc qua rây để loại bỏ xác rau củ

Bước 3: Thành phẩm

Nước dashi có màu đẹp mắt, nhiều dưỡng chất, vị ngọt ngon tự nhiên của rau củ dùng để nấu cháo, làm nước canh cho bé ăn dặm cực kỳ tiện lợi.

Thành phẩm
Thành phẩm

2.2. Nước dùng dashi rong biển, cá ngừ

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Rong biển kombu: 20g
  • Cá ngừ bào khô: 40g
Nguyên liệu
Nguyên liệu

Cách nấu nước dùng dashi chuẩn vị Nhật Bản

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Dùng khăn thấm ướt, vắt khô rồi lau sạch từng lá rong biển.
  • Ngâm rong biển vào nước khoảng 30 phút cho rong biển nở mềm, vớt ra để ráo.

Bước 2: Nấu nước dashi với rong biển và cá ngừ

  • Đun sôi khoảng 1,5 lít nước, cho rong biển vào nấu khoảng 5 phút thì gắp rong biển ra. (Lưu ý: Không nên nấu rong biển quá lâu sẽ khiến nước dùng bị đắng).
  • Cho 40g cá ngừ vào nồi nấu đến khi cá ngừ chìm xuống dưới đáy thì tắt bếp. (Lưu ý: Trong quá trình nấu không nên dùng đũa quậy cá vì sẽ làm đục nước, mất ngon).
Xem thêm  Cách nấu thịt bò kho tàu mềm ngon đơn giản kiểu miền Bắc và miền Trung
Gắp rong biển ra và cho cá ngừ vào nồi nấu dashi
Gắp rong biển ra và cho cá ngừ vào nồi nấu dashi
  • Đổ nước dashi qua rây lọc để loại bỏ xác cá.

Bước 3: Thành phẩm

Dashi rong biển cá ngừ rất giàu canxi và khoáng chất tốt cho cơ thể, nước dashi có vị ngọt thơm rất hấp dẫn.

Thành phẩm
Thành phẩm

2.3. Nước dùng dashi từ nấm

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nấm hương khô: 100gr
  • Nước lọc: 1 lít
Nguyên liệu
Nguyên liệu

Cách nấu nước dùng dashi từ nấm chuẩn ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Dùng chổi chuyên dụng quét sạch bụi bám trên nấm hương nếu có.
  • Ngâm nấm hương với 1 lít nước lạnh khoảng 8 tiếng.
Ngâm nấm hương
Ngâm nấm hương
  • Vớt nấm ra cắt bỏ chân nấm rồi cắt nấm làm đôi.

Bước 2: Nấu dashi từ nấm

  • Đổ nước ngâm nấm vào nồi nấu sôi.
  • Cho nấm hương đã sơ chế vào nấu ở lửa nhỏ khoảng 30 phút.
  • Dùng rây lọc bỏ xác nấm hương thu được nước dùng dashi.

Bước 3: Thành phẩm

Dashi từ nấm hương có mùi thơm rất đặc trưng, lạ vị và cực nhiều dưỡng chất. Có thể dùng dashi để nấu các món chay rất tiện lợi lại tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn.

Thành phẩm
Thành phẩm

3. Lưu ý cần biết khi nấu nước dashi

Những loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước dashi

  • Củ cải trắng và cà rốt: Củ cải trắng rất giàu vitamin C, cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C nên khi nấu chung sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng có trong củ, ngoài ra còn gây chướng bụng, khó tiêu,…
  • Cải thìa và bí đỏ: Vitamin C có trong cải thìa sẽ dễ dàng bị enzym có trong bí đỏ phá hủy hết nếu kết hợp 2 món này chung với nhau.
  • Khoai tây, khoai lang và cà chua: Kết hợp 3 loại này với nhau khi nấu dashi sẽ dễ gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy…
  • Cà chua và dưa leo: Dưa leo có chứa chất phân giải vitamin C, cà chua lại chứa nhiều vitamin C. Vì vậy, không nên nấu chung 2 loại này với nhau vì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.
Xem thêm  Bật mí cách nấu gà hầm sả thơm ngon, ai ăn cũng mê

Cách rã đông nước dùng dashi đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng còn nguyên

  • Để rã đông nước dashi, bạn có thể hấp cách thủy hoặc quay trong lò vi sóng để tiết kiệm thời gian.
  • Ngoài ra, có thể cho dashi từ ngăn đông xuống ngăn mát vào buổi tối và qua ngày hôm sau có thể lấy ra để chế biến các món ăn.

4. Cách bảo quản nước dashi

  • Dashi sau khi nấu xong, để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh sử dụng trong vòng 2 ngày.
  • Để bảo quản dashi lâu hơn, bạn nên chia dashi ra thành từng hộp nhỏ, có nắp đậy kín khí và cho vào ngăn đông tủ lạnh có thể bảo quản khoảng 2 tuần mà không sợ dashi bị mất chất hay hư hỏng.
Cho dashi vào từng hộp nhỏ và bảo quản ngăn đông được 2 tuần
Cho dashi vào từng hộp nhỏ và bảo quản ngăn đông được 2 tuần

Trên đây là những chia sẻ về cách nấu nước dashi thơm ngon, chuẩn vị và an toàn, cùng tham khảo thêm các bài viết bổ ích khác tại https://vinid.net/blogs/ , đến ngay cửa hàng VinMart hoặc tải app VinID để mua nguyên liệu đạt chuẩn bạn nhé.

Banner CTA Đi chợ online 750

>>> Các món trứng cho bé ăn dặm cực thích <<<

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.