142 lượt xem

Cách dùng “Mind” trong tiếng Anh: Nằm lòng trong vòng 5 phút

“Would you mind if I…” – “Bạn có phiền không nếu tôi…” là cấu trúc khá thông dụng trong cuộc sống hàng ngày và là một trong những cấu trúc của động từ “Mind”. Vậy động từ này còn những cách dùng nào khác không? Hay “Mind” có thể dùng như một danh từ hay tính từ không? Hãy cùng FLYER tìm hiểu cách dùng “Mind” trong bài viết ngày hôm nay nhé.

1. “Mind” là gì?

Theo từ điển Oxford, “Mind” được dùng như một danh từ hoặc động từ. Với vai trò danh từ, “Mind” mang nghĩa là“tâm trí”, “trí tuệ”, “sự chú ý”, “khả năng suy nghĩ/ nhận biết sự vật” hoặc “một người rất thông minh”…

Ví dụ:

  • There are all kinds of thoughts running through my mind.

Có rất nhiều suy nghĩ trong tâm trí tôi lúc này.

  • We have no idea how his mind works!

Chúng tôi không thể hiểu được anh ta nghĩ như thế nào!

  • She was one of the most brilliant minds of the class.

Cô ấy là một trong những người thông minh nhất lớp đó.

Nhưng khi được dùng như một động từ, “Mind” có nghĩa là “lưu ý”, “quan tâm”, “bận tâm”…

Ví dụ:

  • I hope you don’t mind the noise of the machine.

Tôi hy vọng là bạn không để tâm đến tiếng ồn của chiếc máy.

  • Who’s minding the children tomorrow evening?

Ai sẽ là người trông nom bọn trẻ vào tối mai?

  • Mind you don’t hurt yourself—that knife is very sharp.

Cẩn thận đừng làm bạn bị thương – con dao đó sắc lắm đó.

2. Các cấu trúc của “Mind”

Động từ “Mind” được dùng với 4 cấu trúc, hãy cùng tìm hiểu nghĩa và cách dùng của chúng ngay sau đây nhé.

2.1. Mind (+ O) + V-ing

Cấu trúc:

S + mind (+ O) + V-ing

Cấu trúc này có nghĩa là “Ai đó cảm thấy phiền về một điều gì đó” hoặc “Ai đó nhắc nhở người khác làm điều gì”.

Ví dụ:

  • Did Mary mind not getting the job?

Mary có cảm thấy bực mình khi không nhận được công việc không?

  • The teacher minded her being late for school many times.

Giáo viên nhắc nhở cô ấy về việc đi học muộn rất nhiều lần rồi.

  • Are you single, if you don’t mind me asking?

Bạn đang độc thân đúng không, nếu bạn không phiền nếu tôi hỏi câu này?

2.2. Do/ Would you mind?

Cấu trúc:

Xem thêm  Tất tần tật về giới từ “At”, “In”, “On” trong tiếng Anh không thể bỏ qua!

Do/ would you mind + V-ing?

Bạn dùng cấu trúc này khi muốn yêu cầu ai đó làm gì một cách lịch sự và tế nhị.

Ví dụ:

  • Would you mind explaining the rule again, please?

Anh có thể giải thích lại luật lệ một lần nữa không?

  • Do you mind driving me home? I’m feeling pretty tired.

Anh có thể lái xe đưa tôi về nhà không? Tôi cảm thấy khá mệt.

  • Do you mind turning up the volume a little, please?

Bạn có thể vặn to tiếng một chút được không?

Lưu ý: “Would” mang ý nghĩa trang trọng và lịch sự hơn “Do”, chúng ta dùng “Do” trong các tình huống thân mật, không quá trang trọng.

2.3. Do/ Would you mind if?

Cấu trúc:

Do you mind if + I/ he/ she..+ V-inf + O?

Would you mind if + I/ he/ she..+ V-ed + O?

Khi muốn hỏi hoặc xin phép ai đó để làm gì, bạn dùng hai cấu trúc trên.

Ví dụ:

  • Sorry. would you mind if we sat next to you?

Xin lỗi, bạn có phiền không nếu chúng tôi ngồi cạnh bạn?

  • Would you mind if I asked you for some pieces of advice?

Bạn có phiền không nếu tôi nhờ bạn cho tôi vài lời khuyên?

  • Do you mind if I ask you a kind of private question?

Các bạn có phiền không khi tôi hỏi các bạn một câu hỏi khá riêng tư?

  • Do you mind if we just make a quick phone call now?

Anh có phiền nếu chúng tôi gọi một cuộc gọi nhanh bây giờ không?

Khi bạn được hỏi loại câu hỏi này, bạn có thể áp dụng những cách trả lời sau đây:

Trường hợp bạn đồng ý:

  • Please do.

Bạn cứ làm đi.

  • Never mind/You’re welcome.

Không sao.

  • No, I don’t mind.

Không, tôi không thấy phiền.

  • No, you can do it.

Tôi không phiền. Bạn có thể làm….

Trường hợp không đồng ý:

  • I’m afraid + mệnh đề.

Tôi e rằng + …

  • I would rather you didn’t.

Tôi nghĩ bạn không nên làm thế.

  • I’m sorry, but that is possible.

Xin lỗi. Không thể được.

Tìm hiểu thêm về cấu trúc Would/ Do you mind và Would rather.

2.4. Don’t mind/ Doesn’t mind

Với cách dùng “mind” để thể hiện sự quan tâm, phiền lòng ta có cấu trúc:

S + don’t/ doesn’t + mind (+ about) + something

Cấu trúc này có nghĩa là “Ai đó không cảm thấy phiền/ khó chịu khi về cái gì”.

Ví dụ:

  • I don’t mind helping you if you can’t find anyone else.

Nếu bạn không tìm thấy ai khác nữa tôi sẽ không thấy phiền mà giúp bạn.

  • She doesn’t mind helping old people to clean their houses.

Cô ấy không phiền giúp đỡ người già dọn dẹp nhà của họ.

  • I don’t mind answering all your questions.
Xem thêm  ABO là gì? Đam Mỹ là gì? Tổng hợp các kiến thức liên quan về ABO

Tôi không ngại trả lời hết các câu hỏi của bạn đâu.

3. Thành ngữ với “Mind”

Trong tiếng Anh “Mind” cũng được dùng trong cách thành ngữ, hãy cùng FLYER điểm qua một số thành ngữ thông dụng của từ này nhé.

To be out of one’s mind/ head: Cụm thành nghĩa này có nghĩa là “ai đó bị mất trí (theo nghĩa bóng)”.

Ví dụ:

  • He must be out of his mind to have spent that much money on gambling!

Anh ta chắc chắn mất trí rồi mới tốn nhiều tiền vào cờ bạc như thế!

  • She is out of his mind with worry.

Cô ấy mất trí vì lo lắng.

Out of sight, out of mind: Xa mặt cách lòng.

Ví dụ:

  • We were out of sight, out of mind.

Chúng đã tôi xa mặt cách lòng.

To be in two minds about something/ whether something or something: Dùng khi bạn phân vân, lưỡng lự về một điều gì đó.

  • I am in two minds whether to go to a movie tonight

Tôi đang lưỡng lự có nên đi xem phim tối nay hay ở nhà.

  • You shouldn’t be in two minds about this issue.

Bạn không nên lưỡng lự về vấn đề này.

Set/ put your mind to something: Dùng thành ngữ này khi bạn quyết tâm và vô cùng nỗ lực để làm một chuyện gì đó.

Ví dụ:

  • If you’d just put your mind to doing it, I’m sure you could succeed.

Nếu bạn quyết tâm làm chuyện đó thì tôi tin chắc chắn bạn sẽ thành công.

  • You could be a very good writer if you put your mind to it.

Bạn có thể trở thành một nhà văn tài ba nếu bạn tâm huyết với nghề viết văn.

Mind/ watch your language: Hành động để ý đến lời nói của mình để không làm phật lòng người nghe.

  • My mom always reminds me to mind my language.

Mẹ tôi luôn nhắc tôi phải để ý đến lời ăn tiếng nói của mình.

  • Mind your language – there are children present!

Hãy chú ý đến ngôn ngữ – có trẻ nhỏ ở đây.

Mind your own business: Bạn có thể dùng thành ngữ này để thể hiện sự khó chịu khi ai đó muốn tìm hiểu, quan tâm đến chuyện riêng của bạn.

Ví dụ:

  • What are you going to do with that? – Mind your own business

Bạn định làm gì tiếp theo với nó? – Lo việc của mình đi.

  • I think you’d better mind your own business.

Tôi nghĩ tối hơn anh nên lo chuyện của mình thì hơn.

Be of the same mind: Thành ngữ này có nghĩa là “có chung ý nghĩ”.

Ví dụ:

  • We’re of the same mind on most life issues.
Xem thêm  Tôm he là gì? Tôm he biển giá bao nhiêu 1kg?

Chúng tôi có chung suy nghĩ về đa số các vấn đề trong cuộc sống.

  • I am of the same mind as my friend when we made our decisions about most things.

Tôi thường có suy nghĩ giống bạn của tôi khi đưa ra quyết định về gần như mọi thứ.

Get your mind around sth: Dùng khi bạn đã hiểu một vấn đề gì đó mới hoặc rất khó.

Ví dụ:

  • We all find it hard to get our mind around such complex issues.

Chúng tôi đều thấy việc hiểu rõ ràng những vấn đề phức tạp này là rất khó.

  • The doctor explained DNA, but I can’t get my mind around it.

Bác sĩ đã giải thích về DNA, nhưng tôi chẳng hiểu gì về nó cả.

To be of sound/ unsound mind: Thành ngữ này có nghìa là “tỉnh táo/ không tỉnh táo (về mặt tinh thần)”.

Ví dụ:

  • You have to be of sound mind when working.

Bạn cần phải minh mẫn khi làm việc.

  • She escaped a prison sentence by reason of unsound mind at the time the crime was committed.

Bà ta đã thoát khỏi án tù với lý do bị loạn óc lúc gây án.

4. Bài tập về cách dùng Mind

Bài tập: Chọn câu đúng ngữ pháp

5. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ kiến thức về cách dùng “Mind” trong tiếng Anh. Chỉ với 4 cấu trúc quan trọng nhất cùng một vài thành ngữ phổ biến, FLYER tin chắc rằng bạn đã có thể tự tin chinh phục các dạng bài liên quan trong đề thi rồi. Đừng quên áp dụng các kiến thức vừa học vào đời sống hàng ngày để có thể sử dụng ngày một tự nhiên và thành thạo hơn nhé.

Để trang bị thêm kiến thức ngữ pháp về những chủ đề khác trong tiếng Anh, bạn hãy ghé thăm Phòng luyện thi ảo FLYER. Chỉ vài bước đăng ký đơn giản, bạn đã có thể trải nghiệm các tài liệu học tiếng Anh tích hợp tính năng mô phỏng game với đồ họa sinh động, bắt mắt. Bộ đề thi “khủng” được FLYER biên soạn và cập nhật liên tục sẽ giúp bạn ôn lại các điểm ngữ pháp quan trọng với phương pháp “vừa học vừa vui” vô cùng mới lạ.

Tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật những kiến thức cùng tài liệu tiếng Anh mới nhất bạn nhé!

Xem thêm:

  • Giao tiếp trên bàn ăn: Chúc ngon miệng bằng tiếng Anh sao cho ấn tượng?
  • Chúc sức khỏe bằng tiếng Anh tinh tế như người bản xứ
  • “As well as” là gì? Nắm chắc 3 cách dùng chỉ với 1 quy tắc

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.