97 lượt xem

Lý thuyết, tóm tắt kiến thức trọng tâm Sinh học lớp 9 đầy đủ

Tài liệu Lý thuyết, kiến thức trọng tâm Sinh học lớp 9 ngắn gọn, chi tiết được các Giáo viên hàng đầu biên soạn tóm lược nội dung chính của từng bài học giúp học sinh nắm vững kiến thức để học tốt môn Sinh học lớp 9.

Di truyền và Biến dị

Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen

  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 2: Lai một cặp tính trạng
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 4: Lai hai cặp tính trạng
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)

Chương 2: Nhiễm sắc thể

  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 10: Giảm phân
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết

Chương 3: ADN và Gen

  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 15: ADN
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của gen
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 18: Prôtêin
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Chương 4: Biến dị

  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 25: Thường biến

Chương 5: Di truyền học người

  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 30: Di truyền học với con người

Chương 6: Ứng dụng di truyền

  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 32: Công nghệ gen
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
Xem thêm  Octopus Pro Mod Apk - Chơi game di động như chơi trên PC

Sinh vật và Môi trường

Chương 1: Sinh vật và môi trường

  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Chương 2: Hệ sinh thái

  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 48: Quần thể người
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 49: Quần thể xã sinh vật
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái

Chương 3: Con người, dân số và môi trường

  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

Chương 4: Bảo vệ môi trường

  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
  • Lý thuyết Sinh học 9 Bài 61: Luật bảo vệ môi trường

Đã có lời giải bài tập môn Sinh học 10 sách mới:

  • (mới) Giải sgk Sinh 10 (Kết nối tri thức)
  • (mới) Giải sgk Sinh 10 (Chân trời sáng tạo)
  • (mới) Giải sgk Sinh 10 (Cánh diều)

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học

I. DI TRUYỀN HỌC

– Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

– Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

– Mối quan hệ giữa di truyền và biến dị: là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.

– Đối tượng của di truyền học: nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

– Nội dung:

+ Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền.

+ Các quy luật di truyền.

+ Nguyên nhân và quy luật biến dị.

– Ý nghĩa: là cơ sở lí thuyết của khoa học và chọn giống, y học và công nghệ sinh học hiện đại.

II. MEN ĐEN – NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC

– Phương pháp nghiên cứu của Menden là: phương pháp phân tích các thế hệ lai.

Xem thêm  PRAIM - Đề kiểm tra Tin học 6 có ma trận

– Đối tượng: đậu Hà Lan vì chúng có đặc điểm ưu việt: là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt, có hoa lưỡng tính, thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, có nhiều tính trạng tương phản và trội lặn hoàn toàn, số lượng đời con lớn.

– Nội dung:

+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản (xanh – vàng; trơn – nhăn …).

+ Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được → rút ra được quy luật di truyền.

Các cặp tính trạng tương phản khác nhau:

– Từ các kết quả nghiên cứu trên cây đậu Hà Lan, năm 1865 ông đã rút ra các quy luật di truyền, đặt nền móng cho Di truyền học.

III. MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC

1. Một số thuật ngữ:

– Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt.

– Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.

– Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa và màu sắc hạt đậu.

– Giống thuần chủng (còn gọi là dòng thuần chủng): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Thực tế, khi nói giống thuần chủng ở đây chỉ là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.

2. Một số kí hiệu

– P (parentes): cặp bố mẹ xuất phát.

– × là Phép lai.

– G (gamete): giao tử; ♂ là giao tử đực (hoặc cơ thể đực); ♀ là giao tử cái (hoặc cơ thể cái).

– F (filia): thế hệ con. F1: thế hệ thứ nhất; F2: là thế hệ thứ 2 được sinh ra từ F1 do tự thụ phấn hoặc giao phối.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 2: Lai một cặp tính trạng

I. THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN

+ Menden chọn các giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng.

Các bước thí nghiệm của Menden:

Bước 1: Ở cây chọn làm mẹ (cây hoa đỏ) cắt bỏ nhị từ khi chưa chín

Bước 2: Ở cây chọn làm bố (cây hoa trắng) khi nhị chín lấy hạt phấn rắc lên đầu nhụy của cây làm mẹ (cây hoa đỏ) → thu được F1

Bước 3: Cho F1 tự thụ phấn → F2.

+ Kết quả một số thí nghiệm của Menden:

P F1 F2 Tỉ lệ kiểu hình F2 Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ 705 đỏ : 224 trắng 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng Thân cao x thân lùn Thân cao 487 cao : 277 lùn 2 thân cao : 1 thân lùn Quả lục x quả vàng Quả lục 428 quả lục : 152 quả vàng 3 quả lục : 1 quả vàng

Xem thêm  Replika Mod: Bạn đồng hành AI của bạn

– Menden gọi tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội (hoa đỏ), tính trạng xuất hiện mới ở F2 là tính trạng lặn (hoa trắng).

– Hoa đỏ, hoa trắng là kiểu hình → kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

– Kết luận:

“Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân lí tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn”.

II. MENĐEN GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Quy ước:

Gen A hoa đỏ; Gen a hoa trắng. Cây đậu hoa đỏ thuần chủng kiểu gen AA. Cây đậu hoa trắng thuần chủng kiểu gen aa

– Sơ đồ lai:

P: Hoa đỏ (AA) × Hoa trắng (aa)

G: (A), (A) (a), (a)

F1: Aa (100% Hoa đỏ)

F1×F1: Hoa đỏ (Aa) × Hoa đỏ (Aa)

G: (A), (a) (A), (a)

F2: 1AA : 2 Aa : 1aa

Kiểu hình: 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng

– Nhận xét:

+ F1 kiểu gen Aa dị hợp tử 100%, kiểu hình 100% hoa đỏ

+ F2: kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa, kiểu hình 3 đỏ : 1 trắng.

– F2 có tỷ lệ kiểu hình 3 đỏ : 1 trắng vì: kiểu gen Aa biểu hiện kiểu hình giống kiểu gen AA.

+ AA có kiểu gen đồng hợp cho kiểu hình hoa đỏ → KG chứa cặp gen tương ứng giống nhau là kiểu gen đồng hợp (KG đồng hợp trội AA, KG đồng hợp lặn aa)

+ Aa có kiểu gen dị hợp cho kiểu hình hoa đỏ → KG chứa cặp gen tương ứng khác nhau gọi là kiểu gen dị hợp.

→ Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.

– Giải thích kết quả thí nghiệm:

+ Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh đó là cơ chế di truyền các tính trạng.

– Nội dung của quy luật phân li: “Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P”.

………………………………

………………………………

………………………………

Để học tốt môn Sinh học 9 hay khác:

Xem thêm giải bài tập lớp 9 các môn học hay nhất, chi tiết khác:

Tài liệu giáo án, đề thi lớp 9 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác:

  • Giải Vở bài tập Sinh học 9
  • Giải sách bài tập Sinh học 9
  • Chuyên đề Sinh học 9

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.