Laundry là gì? Laundry là làm những công việc gì trong khách sạn? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những vấn đề này.
Trong khách sạn luôn có nhiều vật dụng làm từ vải như chăn, ga, gối, mền, thảm, rèm cửa… Tất cả những thứ này đều cần được làm sạch để tạo nên một không gian sạch sẽ, tươm tất, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách trong thời gian lưu trú. Bên cạnh đó, một số khách lưu trú cũng sẽ yêu cầu dịch vụ giặt là quần áo tại khách sạn. Bộ phận Laundry sẽ là những người phụ trách công việc này. Vậy Laundry là gì?
Laundry là gì?
Laundry là bộ phận Giặt là trong khách sạn, đảm nhận việc giặt sạch sẽ các loại quần áo của khách theo yêu cầu, các loại vật dụng bằng vải theo tiêu chuẩn của khách sạn. Nhân viên giặt là sẽ tiếp nhận, phân loại các loại đồ bẩn và tiến hành giặt là. Laundry giữ vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên chất lượng dịch vụ của một khách sạn bởi vì một căn phòng với chăn, ga, nệm, rèm cửa, khăn tắm… đều sạch sẽ, thơm tho và tươm tất sẽ dễ dàng tạo ấn tượng tốt đẹp và khách.
Công việc của Laundry là gì?
Công việc của bộ phận Laundry được tiến hành theo quy trình sau:
1. Thu gom vải dơ
Mỗi khách sạn sẽ có một khung giờ quy định để nhân viên đi thu gom khăn, vải dơ được khách bỏ ra, áo quần giặt theo yêu cầu của khách và đồ bẩn của khu vực F&B. Thông thường, nhân viên sẽ đi thu gom vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
2. Chuyển đồ dơ đi giặt
Đồ dơ sau khi thu gom xong được chuyển đến cho nhân viên giặt. Lưu ý, nhân viên phải bỏ khăn, vải dơ vào sọt gọn gàng, không được để khăn, vải kéo lê dưới sàn.
3. Phân loại các loại vải
Phân loại các loại vải của khăn, quần áo, thảm… tùy theo độ bền, chất liệu vải, màu sắc, kích cỡ, độ bẩn… và chia ra giặt từng máy khác nhau, tránh tình trạng quá tải và tránh màu sắc giữa các loại vải bị nhiễm vào nhau.
4. Giặt
Sau khi đã phân loại, nhân viên bỏ đồ vào máy giặt, cách giặt tùy theo các loại đồ đã được phân loại. Với những tấm khăn trải bàn quá bẩn thì nhân viên giặt nên sử dụng Laundry detergent để giặt. Laundry detergent là gì? Laundry detergent là thuốc tẩy hoặc chất làm mềm vải để xử lý trước khi đưa vào máy giặt.
5. Sấy khô và là
Tất cả các loại vải, khăn sau khi đã được giặt sạch cần được đem vắt khô và sấy. Tùy vào chất liệu của vải để điều chỉnh nhiệt độ và thời gian máy sấy cho phù hợp, đảm bảo vải được sấy khô mà không bị hư hại.
Với những chất liệu vải như cotton thì có thể chỉnh nhiệt độ cao, vải sợi tổng hợp thì sử dụng nhiệt độ thấp, nhiệt động trung bình cho vải mỏng. Còn với những chất liệu bằng lông tơ thì không dùng sấy. Khăn trải bàn, trang phục của nhân viên hay trang phục khách yêu cầu là cần được là thẳng nếp.
6. Xếp khăn và trang phục
Đồ sau khi được sấy khô, nhân viên sẽ xếp lại theo một kích thước nhất định và đem thay cho những đồ bẩn khác. Trang phục của khách có thể được xếp gọn hoặc treo vào móc, bao lại bằng bịch nilon để giao trả cho khách.
Tuy không sang trọng, hào nhoáng như bộ phận Lễ tân nhưng bộ phận Giặt là vẫn giữ vai trò quan trọng, tạo nên ấn tượng về sự sạch sẽ, thơm tho trong từng nếp khăn, từng tấm rèm cửa, từng chiếc chăn, nệm và những bộ quần áo của khách. Để đảm nhận các công việc của một Nhân viên giặt là, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có kiến thức về các loại vải, bột giặt… để có thể giặt là đúng cách, tránh xảy ra các sự cố hư hỏng vải.
- Sự khéo léo, cẩn thận để đảm bảo các loại khăn, trang phục… đều được làm sạch tươm tất, thơm tho và là thẳng nếp, gọn gàng.
- Có kinh nghiệm về giặt là, nắm được quy trình giặt là cũng như biết cách sử dụng các loại máy móc phục vụ cho công việc.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về Laundry là gì cũng như vai trò, tầm quan trọng của bộ phận trong quy trình hoạt động, kinh doanh của khách sạn.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.