Chúng ta thường nghe nhiều từ “khách sáo” mỗi khi tiếp xúc với người không quá thân thiết. Vậy khách sáo là gì? Từ “khách sáo” được hình thành như thế nào? Những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!
Khách sáo là gì?
Khách sáo là từ dùng chỉ một hành động hoặc lời nói mang tính chất xã giao, thể hiện sự lịch sự ở bên ngoài, thiếu đi sự thân mật. Những hành động hoặc lời nói đó có thể mang tính chất thật lòng hoặc không thật lòng. Muốn nhận biết điều này, bạn cần dựa vào ngữ điệu và cách ứng xử của đối phương đối với bạn.
Ví dụ, khi bạn đến nhà bạn thân chơi và được bố mẹ của bạn mời ở lại ăn cơm. Khi ngồi ăn, thấy bạn ăn uống rất khép nép, không được tự nhiên nên bố của bạn để nói rằng: “Đừng khách sáo! Cứ thoải mái như đang ở nhà nhé cháu!”. Câu nói này muốn thể hiện rằng bạn đừng ngại, cứ ăn uống tự nhiên như đang ở nhà.
Không cần khách sáo là gì?
Không cần khách sáo có nghĩa là không cần câu nệ, không phải rụt rè, e ngại mà cứ tự nhiên và thoải mái là được. Câu nói này được dùng rất phổ biến trong cuộc sống, nhất là khi bạn đến nhà một người không quá thân quen chơi hoặc khi mới gia nhập một tổ chức, chưa thân thiết với những người còn lại.
Nguồn gốc hình thành từ khách sáo là gì?
Khi đề cập đến nguồn gốc hình thành từ “khách sáo”, nhiều người cho rằng chúng được tạo ra bằng cách ghép tên chim khách và chim sáo lại với nhau. Đây là hai loài chim có khả năng bắt chước giọng nói người khác rất hay nhưng bản chất bên trong lại không như vậy.
Thực tế, “khách sáo” là một từ Hán Việt, được viết là 客套. Trong đó, “khách” được hiểu là “ở ngoài, đối với chủ” (theo từ điển Hội Khai Trí Tiến Đức). Còn “sáo” có nghĩa là “túi, bao, vỉ”. Như vậy, “khách sáo” dịch theo nghĩa đen là cái vỏ bề ngoài. Khi hiểu theo nghĩa bóng (nghĩa chuyển) thì chúng sẽ mang hàm ý như phần thông tin mình đã lý giải trong phần khách sáo là gì.
Ngoài ra, “khách” là xuất xứ tên của con chim khách. Bởi theo quan niệm dân gian, hễ chim khách hót là có khách đến chơi nhà. “Sáo” cũng có khả năng là xuất thân của từ chim sáo. Vì theo cuốn từ điển Hội Khai Trí Tiến Đức, sáo được hiểu là “Nói về câu văn hay câu nói dùng những câu đã có sẵn từ trước. Câu văn sáo. Câu nói sáo”, phù hợp với đặc tính giỏi bắt chước của loài chim này. Vì vậy, “khách sáo” không bắt nguồn từ loài chim khách hay chim sáo mà ngược lại mới đúng.
Bên cạnh đó, “sáo” còn xuất hiện trong ‘sáo rỗng”; có nghĩa là cái vỏ trống không hoặc nội dung vô vị, không có ý nghĩa.
XEM THÊM: Kỳ nam là gì? Phân biệt trầm hương và kỳ nam
Những câu nói khách sáo thường dùng trong giao tiếp
Người Việt nói riêng và người Châu Á chung khi nói chuyện rất khách sáo. Mọi người hầu như không bao giờ nói thẳng mà rất khéo léo, uyển chuyển khi giao tiếp để không làm mất lòng và tạo thiện cảm với đối phương.
Khi giao tiếp với người không quá thân thiết hoặc vì lợi ích, người ta thường nói nhiều lời hay ý đẹp nhưng chưa chắc đó là mong muốn của họ. Ví dụ như 3 câu nói dưới đây:
Hôm nào tôi mời bạn ăn cơm nhé!
Đang đi trên đường và bạn tình cờ gặp người bạn cũ mà rất lâu không liên lạc, trước đó cũng không thân thiết. Khi tạm biệt, chúng ta thường nói câu “hôm nào tôi mời bạn ăn một bữa nhé!” để kết thúc câu chuyện. Có vẻ khá nhiệt tình đúng không? Nhưng chưa chắc đây lại là lời nói thật lòng đâu? Bởi nếu đối phương thực sự muốn hẹn bạn, họ sẽ cho một khoảng thời gian cụ thể chứ không phải là “hôm nào”.
Lúc nào có tiền thì trả!
Câu nói này mang hai hàm ý. Một là đối phương thật sự thoải mái, bạn có thể trả họ bất cứ khi nào cần. Hai là đối phương muốn nói vậy để xem phản ứng của bạn. Nếu như bạn thực sự trì trệ và rất lâu mới trả tiền thì họ sẽ liệt bạn vào danh sách “xấu”, có thể bạn rất khó mượn lại tiền của họ.
Vì vậy, ý nghĩa của câu nói khách sáo này như thế nào còn phụ thuộc vào ngữ điệu và mối quan hệ giữa cả hai. Tuy nhiên, mình nghĩ nếu đã mượn tiền của người khác thì phải có trách nhiệm. Hãy cho đối phương một cái hẹn sớm nhất và cố gắng trả đúng hẹn. Bên cạnh đó, nếu đến hạn mà chưa có tiền trả thì nên nói với đối phương để họ còn biết, không nên im lặng.
XEM THÊM: Ngày hắc đạo là gì? Tìm hiểu chi tiết về ngày hắc đạo chi tiết nhất
Khi nào rảnh thì hãy liên lạc lại cho tôi!
Đây cũng là một câu nói khách sáo và mang tính chất lịch sự. Bạn chỉ nên nghe cho vui thôi chứ đừng tin vào nó nhé! Bởi đối phương nói như vậy đơn giản chỉ để nhanh chóng kết thúc cuộc trò chuyện. Ý nghĩa thực sự chính là tôi đang bận, không tiện tiếp chuyện bạn, có gì chúng ta nói sau nhé!
Cũng giống như câu nói “hôm nào mời đi ăn” vậy, đây đều là những mốc thời gian không có thực. Đối phương cũng không có ý xấu gì cả nên bạn không cần quá coi trọng những lời này.
Trên đây là bài viết giải thích ý nghĩa và nguồn gốc của từ khách sáo là gì. Hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin thú vị cho bạn đọc hơn nhé! Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật nhanh chóng tin tức thú vị về cuộc sống nhé!
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.