Hệ thống thể dịch điều hoà chức năng của cơ thể bao gồm nhiều yếu tố như thể tích máu, các thành phần của máu và thể dịch như nồng độ các khí, ion và đặc biệt là nồng độ các hormone.
1. Hormone là gì?
Hormone là những chất hóa học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội tiết bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc các mô khác trong cơ thể; và gây ra các tác dụng sinh lý ở đó.
2. Có bao nhiêu loại hormone
Dựa vào nơi bài tiết và nơi tác dụng người ta phân các hormone thành hai loại đó là hormone tại chỗ (hormon địa phương) và hormone của các tuyến nội tiết.
Hormon nội tiết
Hormone tại chỗ là những hormone do một nhóm tế bào bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào khác ở gần nơi bài tiết để gây ra các tác dụng sinh lý. Ví dụ:
- Secretin: do tế bào thành tá tràng bài tiết, được máu đưa đến tụy để kích thích tụy bài tiết dịch tụy loãng.
- Cholecystokinin: do tế bào thành ruột non bài tiết rồi được máu đưa đến túi mật để làm co túi mật đồng thời được máu đưa đến tụy để kích thích tuyến tụy bài tiết dịch tụy có nhiều men tiêu hóa.
- Histamin: do các tế bào ở nhiều mô trong cơ thể đặc biệt mô da, phổi, ruột bài tiết vào máu. Histamin có tác dụng giãn mạch và làm tăng tính thấm của mao mạch.
- Prostaglandin: là sản phẩm bài tiết của hầu hết các mô trong cơ thể; có tác dụng giãn mạch (cũng có lúc gây co mạch) làm tăng tính thấm của mao mạch.
Hormon của các tuyến nội tiết
Khác với hormone tại chỗ, các hormone của các tuyến nội tiết thường được máu đưa đến các mô; các cơ quan ở xa nơi bài tiết và gây ra các tác dụng sinh lý ở đó.
Các hormon do các tuyến nội tiết bài tiết lại được phân thành hai loại khác nhau:
– Một số hormone có tác dụng lên hầu hết các mô ở trong cơ thể như GH của tuyến yên; T3, T4 của tuyến giáp; Cortisol của tuyến vỏ thượng thận; Insulin của tuyến tụy nội tiết…
– Một số hormone chỉ có tác dụng đặc hiệu lên một mô hoặc một cơ quan nào đó như ACTH, TSH, FSH, LH… của tuyến yên. Các mô hoặc cơ quan chịu tác dụng đặc hiệu của những hormon này được gọi là mô hoặc cơ quan đích.
3. Các hormon của các tuyến nội tiết chính của cơ thể
– Vùng dưới đồi: bài tiết các hormon giải phóng và ức chế, hai hormon khác được chứa ở thùy sau tuyến yên là ADH và oxytocin.
– Tuyến yên: bài tiết GH, ACTH, TSH, FSH, LH, Prolactin.
– Tuyến giáp: bài tiết T3, T4, Calcitonin.
– Tuyến cận giáp: bài tiết Parathormon (PTH).
– Tuyến tụy nội tiết: bài tiết Insulin, Glucagon.
– Tuyến vỏ thượng thận: bài tiết Cortisol, Aldosterone.
– Tuyến tủy thượng thận: bài tiết Adrenalin, Noradrenalin.
– Tuyến buồng trứng: bài tiết Estrogen, Progesterone.
– Tuyến tinh hoàn: bài tiết Testosterol.
– Rau thai: bài tiết HCG, Estrogen, Progesterol, HCS, relaxin.
Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Tải xuống Monopoly Classic Board Game
- Giải đáp thắc mắc: Cầu vồng là hiện tượng vật lý gì? Tin tức Cầu vồng là một trong những hiện tự nhiên đẹp nhất mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát sau những cơn mưa lớn vào ban ngày. Vậy cầu vồng là hiện tượng vật lý gì? Tại sao lại có cầu vồng? Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết cho bạn. Cầu vồng là hiện tượng vật lý gì? Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên mà hầu như ai trong chúng ta đều từng được chiêm ngưỡng. Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Cầu vồng là hiện tượng vật lý Xem thêm: các hiện tượng vật lý Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng. Ánh sáng Mặt Trời là một hỗn hợp các màu sắc hòa trộn vào nhau mà mắt chúng ta không thể phát hiện ra các màu sắc này. Chỉ khi được chiếu qua một lăng kính thủy tinh, các tia ánh sáng bị bẻ cong hay còn gọi là khúc xạ để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ. Do các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất. Các giọt nước cũng có thể thay thế vai trò của một lăng kính. Khi ánh sáng Mặt Trời đi qua lăng kính, các tia sáng bị bẻ cong và sau đó bị phản xạ lại và đi ra ngoài giọt nước theo một góc 42 độ. Điều đó giải thích cho việc chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng khi quay lưng lại với Mặt Trời và nhìn theo một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời. Tại sao không đến được chân cầu vồng? Chẳng bao giờ bạn đến được chân trời, cũng như không thể bay tới chân cầu vồng. Đó là bởi cả hai trường hợp đều cần khoảng cách xa giữa vật thể và người quan sát mới tạo nên hiệu ứng. Cầu vồng thực chất gồm nhiều giọt nước hấp thụ ánh sáng theo cách nào đó. Những giọt nước tròn, trong vắt khúc xạ và phản xạ một vài tia sáng tới người quan sát. Ánh sáng có bước sóng khác nhau khúc xạ ở những góc khác nhau, vì thế ánh sáng trắng của mặt trời được phân tách ra thành một dải ánh sáng nhiều màu. Vì những cảnh tượng rực rỡ này được tạo thành từ ánh sáng và nước, nên đừng hy vọng tìm kiếm điểm dừng chân của nó. Hiện tượng quang học này phụ thuộc vào việc bạn phải đứng cách xa các giọt nước, và mặt trời phải ở sau lưng. Các hiện tượng cầu vồng thú vị trong cuộc sống Cầu vồng đôi Hiện tượng cầu vồng đôi Xem thêm: quang phổ liên tục là gì Đôi khi chúng ta nhìn thấy hiện tượng cầu vồng đôi, đó là một cầu vồng phụ xuất hiện phía trên cầu vồng chính. Với màu sắc bị đảo ngược so với cầu vồng chính và mờ nhạt hơn. Hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra, đó là do sự nhiễu xạ ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy được cả góc 52 độ so với ánh sáng Mặt Trời. Ở góc 52 độ này chúng ta có thể thấy sự khúc xạ ánh sáng ở bên trong của các giọt nước, trước khi ánh sáng phản xạ và đi ra bên ngoài. Chính vì thế mà cầu vồng phụ có các màu đảo ngược và mờ nhạt hơn. Hiện tượng này xảy ra khi chúng ta có thể nhìn thấy đồng thời hai góc 42 độ và 52 độ so với ánh sáng Mặt Trời. Cầu vồng ban đêm Hiện tượng cầu vồng ban đêm Hầu hết chúng ta đều thấy cầu vồng xuất hiện vào ban ngày, nhờ có ánh sáng Mặt Trời. Tuy nhiên đôi khi xuất hiện những cầu vồng vào ban đêm mà các nhà thiên văn học gọi là Moonbow, vì nó được tạo bởi ánh sáng của Mặt trăng. Moonbow thường xuất hiện tại các hòn đảo nhiệt đới như vùng Caribbean, nơi có mưa lớn vào ban đêm. Những hình ảnh chụp lại của Moonbow cho thấy cầu vồng này có màu trắng, nguyên nhân có thể do ánh sáng Mặt trăng có cường độ quá thấp so với ánh sáng Mặt Trời. Cầu vồng thác nước Bạn có thể thấy cầu vồng tại các thác nước lớn Không chỉ chờ đến trời mưa thì mới xuất hiện cầu vồng, bởi nếu bạn có dịp đi đến các thác nước lớn thì khả năng bắt gặp cầu vồng cũng khá cao. Điều này là do các hơi nước bắn lên từ thác nước gặp sự phản chiếu của mặt trời có thể tạo ra nhiều dạng cầu vồng đẹp mê hồn. Cầu vồng trắng” hay còn gọi là “cầu vồng ma”. Cầu vồng trắng còn được gọi là cầu vồng Ma Trước giờ bạn luôn nghĩ cầu vồng có 7 màu, nhưng thiên nhiên kỳ thú luôn mang đến cho chúng ta nhiều bất ngờ thú vị. “Cầu vồng trắng” hay còn gọi là “cầu vồng ma” là một hiện tượng vô cùng hiếm gặp. Nếu cầu vồng 7 sắc được tạo từ ánh sáng mặt trời với những hạt mưa thì cầu vồng trắng lại được tạo ra từ những hạt sương có đường kính nhỏ hơn 0,05mm. Do đây là những hạt nước quá nhỏ bé nên nó không thể nào khúc xạ ánh sáng ra thành nhiều màu sắc như hạt nước mưa mà chỉ tạo ra 1 cầu vồng màu trắng duy nhất Trên đây là những lý giải thú vị về cầu vồng dựa theo tính chất vật lý của nó. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được cầu vồng là hiện tượng vậy lý gì? 3.5/5 – (26 bình chọn)
- 7 Cách làm thiệp 8/3 đơn giản, đẹp
- Trả lời câu hỏi C4 C5 C6 C7 C8 Bài 21 trang 66 sgk Vật lí 6
- Tiny Thief Apk