Bạn đã từng mệt mỏi và thấy việc học điện tử rất khó khăn, bởi vì nó rộng lớn mà bạn không biết bắt đầu từ đâu?Đây chính là khóa học dành riêng cho bạn.
Bạn có thể đã học rất nhiều khóa lý thuyết và tự tin rằng mình giỏi, nhưng khi gặp phải bo mạch điện tử, bạn lại sợ hãi và không biết xử lý vấn đề sửa chữa hoặc thiết kế, vì bạn thấy nó phức tạp hơn mong đợi. Đây là khóa học dành riêng cho bạn.
Bạn muốn trở thành chuyên gia trong việc sử dụng thiết bị đo kiểm và công cụ đo lường trong lĩnh vực sửa chữa và thiết kế điện tử? Đây là khóa học dành riêng cho bạn.
Bạn muốn được đào tạo và hướng dẫn trực tiếp bởi các huấn luyện viên thực hành chuyên nghiệp, cùng với việc thực hành trên các linh kiện và thiết bị đo lường cao cấp nhất? Đây là khóa học dành riêng cho bạn.
Khi bắt đầu học điện tử, mọi người đều muốn học nhanh để có thể thiết kế hoặc sửa chữa mạch điện tử một cách chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bạn cần phải học về những linh kiện và mạch điện tử một cách bài bản và chuyên sâu. Đừng coi thường việc học điện tử thực hành, nó là căn nguyên, là nền tảng cho bạn để sau này có thể phân tích các mạch điện trong các thiết bị gia dụng, tự động hóa, máy may, ô tô, điện lạnh… Một nền tảng tốt sẽ giúp bạn tự học tốt để phát triển kỹ thuật và tay nghề, trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật điện tử không ngừng thay đổi và phát triển. Khóa học thực hành này tập trung chủ yếu vào kỹ năng thực hành, kỹ năng kiểm tra linh kiện điện tử và ứng dụng linh kiện điện tử trong thực tế bằng những thiết bị và công cụ chuyên nghiệp nhất. Học viên cần phải nắm vững những mục chính sau để áp dụng với từng linh kiện cụ thể:
Nhận diện linh kiện và hiểu nguyên lý hoạt động
Học cách nhận diện linh kiện, cảm biến và cách hoạt động của chúng.
Đọc thông số linh kiện và tra datasheet
Học cách đọc và hiểu thông số linh kiện bằng các ký hiệu và mã.
Sử dụng thành thạo các thiết bị đo kiểm
Học cách sử dụng các thiết bị như DMM, Oscilloscope, AC + DC Power Supply, Ampe Clamp…
Kiểm tra và ứng dụng linh kiện điện tử hư hỏng
Học cách kiểm tra và ứng dụng linh kiện điện tử hỏng và mạch lỗi bằng các thiết bị phù hợp.
Tính toán và lựa chọn linh kiện điện tử
Học cách tính toán và lựa chọn linh kiện điện tử cho mạch điện ứng dụng cụ thể.
Khi bạn đáp ứng tốt các yêu cầu trên và luyện tập thực hiện chúng, bạn sẽ không còn sợ mạch điện tử nữa!
Bộ giáo trình thực hành điện tử VIP được biên tập chuyên sâu dành riêng cho các học viên tại Trung Tâm Điện Tử Thực Hành BKDT. Viện không tiếp nhận quá 5 học viên cho mỗi khóa hướng dẫn, mỗi học viên sẽ được thực hành trên các thiết bị đo lường cao cấp nhất cho đến khi thành thạo kỹ năng đo kiểm, sử dụng linh kiện, đo nhiệt độ, đo dòng… Khóa học thực hành điện tử này rất thích hợp cho những người muốn học bài bản và sâu sắc!
Bàn Điều Khiển Thực Hành Cao Cấp Cho Học Viên
Bàn Thực Hành Điện Tử Của Mỗi Học Viên
Mỗi Học Viên Được Sử Dụng Thỏa Thích Những Máy Móc Công Cụ Đo Lường Chuyên Nghiệp Nhất
Nội dung khóa học điện tử thực hành VIP
Phần 1: Thiết bị cần sử dụng thành thạo
1.1. Sử dụng đồng hồ vạn năng (đồng hồ kỹ thuật số và analog)
1.2. Sử dụng ampe kìm
1.3. Sử dụng nguồn cấp điện một chiều DC
1.4. Sử dụng nguồn cấp điện xoay chiều AC
1.5. Sử dụng máy hiện sóng
1.6. Sử dụng máy phát xung
1.7. Sử dụng và ứng dụng tải giả
1.8. Bảng mạch test để kết nối linh kiện
Phần 2: Nguồn điện và tín hiệu điện
2.1. Nguồn điện và các loại nguồn điện
2.2. Tín hiệu điện analog và digital
Phần 3: Linh kiện điện tử cơ bản
3.1. Điện trở, biến trở, chiết áp, nhiệt điện trở, varistor, quang trở
3.2. Tụ điện
3.3. Cuộn cảm, biến áp, biến áp xung
Phần 4: Linh kiện chuyển mạch cơ khí
4.1. Công tắc, công tắc hành trình, phím nhấn, nút bấm
4.2. Công tắc từ
4.3. Relay
4.4. Khởi động từ
Phần 5: Linh kiện bán dẫn quan trọng
5.1. Diode, diode xung, diode ổn áp
5.2. Transistor
5.3. Mosfet
5.4. IGBT
5.5. Thyristor
5.6. Triac
5.7. Diac
5.8. LED
5.9. Photo diode, photo transistor, rơle bán dẫn
5.10. Opto-Photo quang, photo triac
Phần 6: IC thông dụng trong mạch điện tử
6.1. IC là gì, cách đọc thứ tự chân IC, phân loại IC và nhận biết từng loại
6.2. IC so sánh, khuếch đại tín hiệu
6.3. IC đệm, nâng dòng tải, đảo mức tín hiệu
6.4. IC tạo dao động
6.5. IC số 40xx, 74hcxx
6.6. IC vi xử lý, chip điều khiển
Phần 7: Cảm biến
7.1. Cảm biến là gì? Tại sao cần hiểu rõ hoạt động của cảm biến trong thiết bị điện tử
7.2. Cảm biến nhiệt độ
7.3. Cảm biến ánh sáng, hồng ngoại
7.4. Cảm biến áp suất
7.5. Cảm biến từ trường
7.6. Cảm biến khí (Gas, CO2, …)
7.7. Cảm biến dòng điện
7.8. Cảm biến chuyển động
7.9. Cảm biến lực
7.10. Cảm biến điện trở, cảm biến điện dung
Phần 8: Tải tiêu thụ
8.1. Tải là gì? Tại sao cần hiểu rõ tải tiêu thụ trong thiết bị điện tử
8.2. Các loại thanh đốt, đèn halogen, gia nhiệt bán dẫn
8.3. Các loại động cơ DC, điều khiển tốc độ và đảo chiều quay
8.4. Các loại động cơ AC, điều khiển tốc độ và đảo chiều quay
8.5. Động cơ 3 pha DC không chổi than
8.6. Động cơ bước, cách điều khiển động cơ bước
8.7. Van điện từ, cuộn hút
8.8. Đèn LED, đèn huỳnh quang
Khóa học điện tử thực hành này dành cho ai?
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.