95 lượt xem

T.S Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “Tiền giấy ban đầu không dùng để đốt, mà chủ yếu chôn cùng, treo xung quanh, hoặc rải quanh mộ. Nhưng về sau, việc đốt tiền vàng mã được sử dụng phổ biến, từ nghi lễ của vua quan, đến người dân thường và trở thành một tín ngưỡng trong dân gian”.

Tục đốt vàng mã được du nhập từ Trung Quốc. Về đến Việt Nam, kết hợp thêm với tư duy “trần sao âm vậy” nên “thế giới vàng mã” ngày càng đa dạng, phong phú: từ xe máy, ô tô, áo vest, thậm chí cả máy bay và điện thoại di động.

Vào ngày Tết, người ta quan niệm rằng, ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Đến chiều 30 Tết, người Việt sẽ có tục cúng tất niên và dọn dẹp, sắp xếp lại bàn thờ. Lúc này, những chân nhang hay vàng mã của năm cũ sẽ được đem đốt hết. Đây được coi là dạng hóa vàng để kết thúc tất cả những gì còn sót lại của năm cũ.

Đến đêm giao thừa, việc bày biện, sắp xếp mâm cơm cúng như một hình thức mời ông bà, tổ tiên về ngự lại bàn thờ để ăn Tết cùng con cháu. Sau 3 ngày Tết, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện mà các gia đình Việt sẽ làm một mâm cơm cúng, thường gọi là lễ hóa vàng.

Xem thêm  Quá khứ của send là gì? Chia động từ send theo thì cực đơn giản

Nhiều người cho rằng, hóa vàng là một hình thức tiễn gia tiên về trời sau những ngày về ăn Tết cùng con cháu. Tuy nhiên, bản chất của việc này lại không phải như vậy. Việc hóa vàng, thực chất mang ý nghĩa đón thần tài, thần lộc về cho gia đình.

Nhiều người cho rằng, càng đốt nhiều vàng mã thì càng thể hiện lòng thành, càng thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên. Cách hiểu như vậy là hoàn toàn sai. Thực chất, hành động này chỉ chứng tỏ sự thiếu hiểu biết và dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần thiết.

T.S Đinh Đức Tiến nhấn mạnh: “Thực chất, chỉ cần đốt một ít vàng mã và hương khói đầy đủ trong 3 ngày Tết là đã đủ và đúng với truyền thống văn hóa Việt. Việc đốt vàng mã với số lượng lớn, đốt bừa bãi là hủy hoại môi trường chứ không phải mang ý nghĩa tỏ lòng thành kính, rước tổ tiên về chứng giám lòng thành. Đó là những quan niệm sai lầm và đáng bị lên án”.

Chỉ dẫn sắm lễ hóa vàng

Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm:

– Nhang, hoa, ngũ quả,

– Trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo

– Mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

Văn khấn lễ tạ năm mới (lễ hóa vàng)

– Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Xem thêm  Tất tần tật về cổng thanh toán Stripe mà bạn cần biết

– Con kính lạỵ chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài

– Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………

Chúng con là: ……………………………tuổi………………….

Hiện cư ngụ tại…………………………………………………………..

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.