Hướng dẫn giải Bài 36: Metan, sách giáo khoa Hóa học 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 116 sgk Hóa học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học, … có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học lớp 9, ôn thi vào lớp 10 THPT.
Lý thuyết
I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí
Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí mỏ dầu), trong các mỏ than (khí mỏ than). Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và tan rất ít trong nước.
II. Cấu tạo phân tử
Trong phân từ metan chỉ có liên kết đơn, công thức cấu tạo của metan:
(begin{matrix} H ^| H-C-H ^| H end{matrix})
Những hiđrocacbon mạch hờ, phân tử chỉ có liên kết đơn giống như metan gọi là ankan, có công thức chung CnH2n+2, với n > 1.
III. Tính chất hóa học
1. Tác dụng với oxi
Khi đốt trong oxi, metan cháy tạo thành khí C02 và H90, tỏa nhiều nhiệt.
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
2. Tác dụng với clo
CH4 + Cl2 (xrightarrow[ ]{ ánh sáng }) HCl + CH3Cl (metyl clorua)
Ở phản ứng này, nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử Cl, vì vậy được gọi là phản ứng thế.
IV. Ứng dụng
– Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được đùng làm nhiên liệu.
– Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo sơ đồ:
Metan + H2O → cacbon đioxit + hiđro
– Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.
Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 116 sgk Hóa học 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!
Bài tập
Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập hóa học 9 kèm bài giải, câu trả lời chi tiết bài 1 2 3 4 trang 116 sgk Hóa học 9 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời, bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:
1. Giải bài 1 trang 116 sgk Hóa học 9
Trong các khí sau: CH4, H2, Cl2, O2.
a) Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một ?
b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?
Trả lời:
a) Các chất khí tác dụng với nhau từng đôi một CH4 và O2, H2 và O2; H2 và Cl2; CH4 và Cl2:
CH4 + 2O2 (xrightarrow[ ]{ t^0 }) CO2 + 2H2O
2H2 + O2 (xrightarrow[ ]{ t^0 }) 2H2O
H2 + Cl2 (xrightarrow[ ]{ t^0 }) 2HCl
CH4 + Cl2 (xrightarrow[ ]{ t^0 }) CH3Cl + HCl
b) Hai khí trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ: CH4 và O2; H2 và O2.
CH4 + O2 (xrightarrow[ ]{ t^0 }) CO2 + 2H2O
2H2 + O2 (xrightarrow[ ]{ t^0 }) 2H2O.
2. Giải bài 2 trang 116 sgk Hóa học 9
Trong các phương trình hoá học sau, phương trình hoá học nào viết đúng? phương trình hóa học nào nào viết sai?
a) CH4 + Cl2 (xrightarrow[ ]{ ánh sáng }) CH2Cl2 + H2;
b) CH4 + Cl2 (xrightarrow[ ]{ ánh sáng }) CH2 + 2HCl;
c) 2CH4 + Cl2 (xrightarrow[ ]{ ánh sáng }) 2CH3Cl + H2;
d) CH4 + Cl2 (xrightarrow[ ]{ ánh sáng }) CH3Cl + HCl.
Trả lời:
Phương trình hóa học viết đúng là trường hợp d).
Phương trình hóa học viết sai là trường hợp a), b), c).
3. Giải bài 3 trang 116 sgk Hóa học 9
Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan (đktc). Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết thể tích các khí đo ở đktc?
Bài giải:
Số mol metan đem nhiệt phân là:
(n_{CH_{4}} = frac{11,2 }{22,4} = 0,5 mol)
Phương trình phản ứng:
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
1 mol 2 mol 1 mol
0,5 mol → ? mol ? mol
Số mol Oxi phản ứng là: nO2 = 1 mol
Số mol CO2 tạo thành là: nCO2 = 0,5 mol
Thể tích khí Oxi cần dùng là:
VO2 = 1 x 22,4 = 22,4 lít
Thể tích khí cacbonic tạo thành là:
VCO2 = 0,5 x 22,4 = 11,2 lít
4. Giải bài 4 trang 116 sgk Hóa học 9
Có một hỗn hợp khí gồm CO2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để:
a) Thu được khí CH4.
b) Thu được khí CO2.
Bài giải:
Phương pháp hóa học để:
a) Thu được khí CH4:
Dẫn hồn hợp khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư, khí CO2 bị giữ lại do phản ứng tạo ra CaCO3, khí bay ra khỏi dung dịch là CH4 có lẫn hơi nước nên dùng CaO làm khô để thu được CH4 tinh khiết
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.
b) Cho CaCO3 thu được ở trên tác dụng với dung dịch HCl loãng (hoặc nung CaCO3) ta sẽ thu được khí CO2. Làm lạnh ngưng tụ nước sẽ thu được CO2 tinh khiết
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
CaCO3 (xrightarrow[ ]{ t^0 }) CaO + CO2
Bài trước:
- Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 112 sgk Hóa học 9
Bài tiếp theo:
- Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 119 sgk Hóa học 9
Xem thêm:
- Giải các bài tập Hóa học lớp 9 khác
- Để học tốt môn Toán lớp 9
- Để học tốt môn Vật lí lớp 9
- Để học tốt môn Sinh học lớp 9
- Để học tốt môn Ngữ văn lớp 9
- Để học tốt môn Lịch sử lớp 9
- Để học tốt môn Địa lí lớp 9
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm
- Để học tốt môn Tin học lớp 9
- Để học tốt môn GDCD lớp 9
Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 116 sgk Hóa học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Hóa học lớp 9 thật tốt!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.