86 lượt xem

Bài 39: Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom

Video Giải bài tập Hóa 12 Bài 39: Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom – Cô Phạm Thị Thu Phượng

Bài 1 (trang 168 SGK Hóa 12): Viết bản tường trình

Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2.

– Tiến hành TN:

+ Cho đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm

+ Rót vào đó 3-4ml dd HCl

+ Đun nóng nhẹ, quan sát hiện tượng.

– Hiện tượng: Phản ứng xảy ra, bọt khí ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt.

Khi kết thúc phản ứng, màu của dung dịch chuyển sang màu vàng

– Giải thích:

+ Fe phản ứng với HCl và phản ứng xảy ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao. 1 thời gian sau một phần Fe2+ bị oxi hóa trong không khí → Fe3+ nên dung dịch chuyển từ màu xanh màu vàng

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2FeCl2 + O2 + 2HCl → 2FeCl3 + H2O

Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2.

– Tiến hành TN:

+ Lấy dd FeCl2 điều chế ở TN1 cho tác dung với dd NaOH theo trình tự sau:

Đun sôi 4-5ml dd NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dd.

Rót nhanh 2ml dd FeCl2 và dd NaOH

– Hiện tượng:

Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng xanh. Để lâu thấy xuất hiện kết tủa màu vàng rồi sau đó đến cuối buổi chuyển sang màu nâu Fe(OH)3.

Xem thêm  Hóa Học 9 Bài 13

– Giải thích:

Muối sắt(II) phản ứng với NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh Fe(OH)2. Sau 1 thời gian Fe(OH)2 bị oxi hóa thành Fe(OH)3. Kết tủa màu vàng là hỗn hợp Fe(OH)2 và Fe(OH)3 rồi tiếp tục chuyển hẳn sang màu nâu là Fe(OH)3 khi đã oxi hóa hết Fe(OH)2.

PTHH:

FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 ↓ trắng xanh + NaCl

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)2↓ đỏ nâu

Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7.

– Tiến hành TN:

+ Cho 1 đinh sắt đã cạo sạch vào ống nghiệm chứa 4-5 ml dd H2SO4 ⇒ dd FeSO4

+ Nhỏ từ từ dd K2Cr2O7 vào dd FeSO4 vừa điều chế được.

+ Lắc ống nghiệm, quan sát.

– Hiện tượng: Màu da cam của dd K2Cr2O7 bị biến mất khi lắc ống nghiệm đồng thời dd trong ống nghiệm xuất hiện màu vàng (Fe2+ → Fe3+)

PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O

Thí nghiêm 4: Phản ứng Cu với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

– Tiến hành TN

+ Cho 1-2 mảnh đồng vào ống nghiệm chứa 2-3 ml dd H2SO4 đặc, đun nóng

+ Nhỏ vài giọt dd NaOH vào dd vừa thu được, quan sát.

– Hiện tượng

+ Có bọt khí không màu thoát ra, có mùi hắc.

+ Dung dịch trong ống nghiệm chuyển màu xanh.

+ Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh và phản ứng chậm lại

– Giải thích

Cu phản ứng với H2SO4 sinh ra khí SO2 (mùi hắc) và dd Cu2+ màu xanh.

Xem thêm  Hóa Học 11 Bài 7

Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh là Cu(OH)2 và phản ứng chậm lại do nồng độ H2SO4 giảm

PTHH: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 ↑ (mùi hắc) + 2H2O

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ xanh + Na2SO4

NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O (phản ứng làm giảm nồng độ axit ⇒ làm phản ứng xảy ra chậm)

Các bài Giải bài tập Hóa 12, Để học tốt Hóa học 12 Chương 7 khác:

  • Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch
  • Bài 41: Nhận biết một số chất khí
  • Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ
  • Bài 43: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế
  • Bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội

Săn SALE shopee tháng 7:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.