Bài 8 trang 27 sgk Vật lí 10
8. Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động của một hòn sỏi được ném lên cao.
B. Chuyển động của hòn sỏi được ném theo phương nằm ngang.
C. Chuyển động của một hòn sỏi được ném theo phương xiên góc.
D. Chuyển động của một hòn sỏi được thả rơi xuống.
Trả lời:
D
Bài 9 trang 27 sgk Vật lí 10
9. Thả rơi hòn đá từ độ cao h xuống đất. Hòn đá rơi trong 1 s. Nếu thả hòn đá đó từ độ cao 4h xuống đất thì hòn đá rơi trong bao lâu?
A. 4s
B. 2s
C. √2s
D. Một đáp số khác
Trả lời:
Áp dụng công thức đường đi của sự rơi tự do
s = ( frac{gt^{2}}{2}) => t = ( sqrt{frac{2s}{g}})
với s = h = 20m; g = 10 m/s2.
=> t = √22 s => t = 2s
Chọn B.
Bài 10 trang 27 sgk Vật lí 10
10. Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.
Trả lời:
Chọn gốc tọa độ, gốc thời gian lúc vật bắt đầu rơi, trục tọa độ thẳng đứng, chiều hướng xuống. Ta có phương trình đường đi s = ( frac{gt^{2}}{2})
Khi vật chạm đất s = h
=> t = ( sqrt{frac{2}{g}}) = ( sqrt{frac{2.20}{10}}) = 2s
Áp dụng công thức: v = gt => v = 2.10 => v = 20 m/s
Bài 11 trang 27 sgk Vật lí 10
11. Thả một hòn đá rơi từ miệng một cái hang sâu xuống đến đáy. Sau 4s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy. Tính chiều sâu của hang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2.
Trả lời:
Tương tự bài 10
Gọi t1 là thời gian rơi tự do của hòn đá từ miệng hang xuống đáy:
t1 = ( sqrt{frac{2h}{g}}) (1)
Gọi t2 là thời gian để âm đi từ đáy đến miệng hang:
t2 = ( frac{h}{330}) (2)
mặt khác ta có t1 + t2 = 4 (s) (3)
( frac{(1)^{2}}{left ( 2 right )}) => ( frac{t_{1}^{2}}{t_{2}}) = ( frac{660}{g}) = ( frac{660}{9,8}) ≈ 67,3 (4)
=> t12 = 67,3t2 (4′)
(3) và (4) => t12 + 673t1 – 269,2 = 0
Giải phương trình => t1 = 3,7869 s ≈ 3,8 s
t2 < 0 loại
Thay t1 = 3,8 s vào (1) => h = ( frac{gt_{1}^{2}}{2}) => h = ( frac{9,8.(3,7869)^{2}}{2}) = 70,2689
=> h ≈ 70,3 (m).
Bài 12 trang 27 sgk Vật lí 10
12. Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 m. Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả hòn sỏi. Lấy g = 10 m/s2.
Trả lời:
Tương tự các bài trên.
– Gọi t là thời gian từ lúc rơi cho tới khi chạm đất.
Ta có: h = s = ( frac{gt^{2}}{2}) (quãng đường vật rơi) (1)
– Gọi h’ là quãng đường vật rơi đến trước khi chạm đất 1 giây:
h’ = s’ = ( frac{g}{2}) (t – 1)2. (2)
Gọi ∆h là quãng đường vật rơi (đi được) trong giây cuối cùng:
∆h = h – h’ = 15m (3)
Thay (1), (2) vào (3):
=> ( frac{gt^{2}}{2}) – ( frac{g}{2}) (t2 – 2t + 1) = 15
=> gt – ( frac{g}{2}) = 15 => t = ( frac{15+5}{10}) = 2s
Thay t = 2s vào (1) => h = ( frac{10.2^{2}}{2}) = 20m.
Giaibaitap.me
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.