74 lượt xem

Hóa học 12 Bài 2: Lipit Giải bài tập Hóa 12 trang 11

Giải Hóa 12 Bài 2 giúp các em học sinh nắm vững được kiến thức về công thức chung, tính chất hóa học của Lipit. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa 12 chương 1 trang 11.

Giải bài tập Hóa 12 bài 2 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Tóm tắt lý thuyết Hóa 12 bài 2 Lipit

I. Khái niệm

Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.

Khái niệm: Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

II. Cấu tạo

Gồm gốc axit béo (axit đơn chức có số C chẵn, mạch dài, không phân nhánh) + gốc hiđrocacbon của glixerol.

Axit béo: Các axit béo thường có trong chất béo là

axit stearic (CH3[CH2]16COOH),

Công thức cấu tạo của chất béo

trong đó R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon, có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Xem thêm  Dãy Phản ứng Hóa Học

Ví dụ:

(C17H35COO)3C3H5: tritearylglixerol (tritearin)

III. Tính chất vật lí

Nhẹ hơn nước, không tan trong nước

IV. Tính chất hóa học

  • Phản ứng thủy phân trong môi trường axit
  • Phản ứng thủy phân trong môi trường bazo (phản ứng xà phòng hóa)
  • Phản ứng hidro hóa
  • Chất béo có chứa các gốc axit béo không no có phản ứng cộng H2 vào nối đôi:
  • Chất béo không no + H2 chất béo no
  • Phản ứng oxi hóa

Giải Hóa 12 bài 2 Lipit

Câu 1

Chất béo là gì? Dầu ăn và mỡ động vật có điểm gì khác nhau về cấu tạo và tính chất vật lí? Cho ví dụ minh họa?

Đáp án hướng dẫn giải

Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo, gọi chung là triglixerit.

Công thức cấu tạo chung của chất béo là:

giai bai tap hoa lop 12 trang 11 1

trong đó R1, R2, R3 là gốc axit, có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Dầu ăn và mỡ động vật đều là este của glixerol và các axit béo. Chúng khác nhau ở chỗ:

+ Dầu ăn thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon không no, chúng ở trạng thái lỏng.

Ví dụ: (C17H33COO)3C3H5

+ Mỡ động vật thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon no, chúng ở trạng thái rắn.

Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5

Câu 2

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Chất béo không tan trong nước.

B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

Xem thêm  Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Có Bao Nhiêu Nguyên Tố

C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo là este của glixerol và các axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.

Gợi ý đáp án

– Đáp án C.

– Bởi vì: Dầu ăn là chất béo, còn mỡ bôi trơn là các hiđrocacbon.

Câu 3

Trong thành phần của một số loại sơn có trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Viết công thức cấu tạo thu gọn của các trieste có thể có của hai axit trên với glixerol.

Gợi ý đáp án

Câu 4

Trong chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số miligam KOH dùng trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1 M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên.

Gợi ý đáp án

Số mol KOH là: nKOH = 0,003. 0,1 = 0,0003 (mol)

Khối lượng KOH cần dùng là mKOH = 0,0003.56 = 0,0168 (g) = 16,8 (mg)

Trung hòa 2,8 gam chất béo cần 16,8 mg KOH

=> Trung hòa 1 gam chất béo cần x mg KOH

=> x = 16,8 / 2,8 = 6

Vậy chỉ số axit của mẫu chất béo trên là 6.

Câu 5

Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.

Xem thêm  Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Bằng Máy Tính

Gợi ý đáp án

Chỉ số axit của mẫu chất béo tristearoylglixerol trên là 7.

Phương trình hóa học

(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3

n(C17H35COO)3C3H5 = 1/890 mol.

nKOH = 3/890 .

Số mg KOH tham gia xà phòng hóa = (3x 56 x 103)/ 890 ≈ 188,8 mg

Chỉ số xà phòng hóa của chất béo tristearoylixerol là 188,8 + 7,0 = 195,8.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.