Liên quan tới giá thành sách giáo khoa (SGK) lớp 3, 7, 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới tăng cao, gấp 2-3 lần giá thành SGK hiện hành, chuyên gia giáo dục thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương cho rằng sự bức xúc của dư luận về giá sách là chính đáng.
“Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Một bộ SGK có giá lên đến vài trăm nghìn đồng, chưa kể sách tham khảo, sách bài tập, sách tiếng Anh là một gánh nặng cho các gia đình, nhất là đối với những gia đình có đến 2-3 trẻ đi học. Trong khi đó SGK có thể không được tận dụng sử dụng lại là một sự lãng phí rất lớn”, thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương nói.
Là chuyên gia giáo dục và cũng là một nhà làm sách, thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương ủng hộ chủ trương một chương trình nhiều SGK. Tuy nhiên việc thực hiện chủ trương này đang tồn tại những bất cập trong công tác quản lý.
Về mặt chiến lược lâu dài, chuyên gia giáo dục Nguyễn Quốc Vương cho rằng nếu coi giáo dục phổ thông (từ lớp 1-9-12) là bắt buộc thì nhà nước nên bỏ ngân sách để mua SGK và phát cho học sinh (hoặc bán lại với giá rẻ nhất có thể) giống như nhiều nước trên thế giới đang làm.
Còn về mặt kỹ thuật quản lý giá, thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương tính toán hoàn toàn có thể giảm giá SGK. Từ kinh nghiệm của một người làm công tác biên tập, xuất bản sách, anh Vương cho biết, thông thường sách khi bán ngoài thị trường người tiêu dùng được hưởng chiết khấu phần trăm. Ví dụ, một cuốn sách có giá 100.000 đồng, khi độc giả mua sách sẽ được nhà cung cấp cuối cùng bán với giá chiết khấu 10%, 15%, 20%, thậm chí 25%.
“Nhưng SGK và kể cả sách tham khảo, sách bài tập bán kèm SGK đều được phụ huynh mua theo giá bìa. Nó đặt ra một vấn đề mang tính kỹ thuật, đó là phần trăm chiết khấu từ nhà cung cấp đầu tiên đến học sinh đã đi đâu? Đây là một câu hỏi cần có câu trả lời thỏa đáng”, thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương đặt vấn đề.
Cũng theo anh Vương, đơn vị cung cấp SGK là đơn vị kinh doanh, phải có lợi nhuận họ mới làm. Tuy nhiên nếu giải quyết được vấn đề học sinh, phụ huynh không phải là người mua sách với giá bìa thì chúng ta sẽ thấy giá thành SGK sẽ giảm đi rất nhiều.
Trước lý giải của các NXB và Bộ GD-ĐT về chi phí biên soạn, in ấn, phát hành SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới cao khiến cho giá thành SGK bị đội lên, thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương cho rằng điều này vừa hợp lý vừa vô lý.
Hợp lý nếu nhìn từ góc độ kinh doanh, khi đầu tư nhiều tiền hơn, làm sách đẹp hơn thì đương chi phí sản xuất tăng, kéo theo giá thành tăng lên. Tuy nhiên, SGK không phải là hàng hóa thông thường mà là mặt hàng bắt buộc tất cả học sinh trong độ tuổi đi học phải dùng, phải được trang bị.
“Không thể nào lấy cái cớ là do chi phí sản xuất cao nên giá thành cao. Bởi vì kinh doanh SGK không chỉ mang lợi nhuận trực tiếp từ SGK mà lợi nhuận đi kèm đó là vở bài tập, sách bài tập, sách tham khảo, đồ dùng học tập…”, anh Vương nêu ý kiến.
Ngoài ra để giảm giá thành SGK, chuyên gia giáo dục Nguyễn Quốc Vương cho rằng cần minh bạch tất cả các khâu, trong đó có khâu đấu thầu, in ấn SGK. Người dân chỉ được biết chi phí đầu vào tăng khiến cho giá thành sách cao mà không có những thông tin cụ thể.
“Một bất cập nữa là các đơn vị làm SGK hiện nay vẫn còn quá ít. Dù có nhiều bộ sách khác nhau nhưng cũng chỉ có các đơn vị của NXB Giáo dục Việt Nam làm. Cần có cách nào đó để có nhiều đơn vị khác nhau tham gia làm SGK, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh từ đó có thể hạ giá thành SGK”, anh Vương kiến nghị.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Son Black Rouge A26 là màu gì? Giá son bao nhiêu?
- Tìm hiểu hơn 32 cách làm bánh chuối bột mì hay nhất
- Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới) – 23 đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 6 môn Lịch sử – Địa lí (Có đáp án + Ma trận)
- 2 cách giặt đồ bằng nước rửa chén giúp tiết kiệm chi phí