Hiện nay, việc xác định rõ ràng quy mô doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng quan trọng, đặc biệt có ý nghĩa trong việc xác định chế độ kế toán và những ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp. Mới đây, ngày 01/01/2018, Luật hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa 2020 có hiệu lực, theo đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn.
Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng
Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội
Bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
>>>>>>>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Tổng hợp các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay <<<<<<<<<<
Từ các khái niệm được Luật Thiên Mã đưa ra tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP, có thể thấy rằng các yếu tố để phân loại một doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đó là:
Thứ nhất: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm.
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm và được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Số lao động tham gia BHXH bình quân năm = Tổng số lao động tham gia BHXH của năm : 12
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.
>>>>>>>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Những ưu và nhược điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp <<<<<<<<<<
Thứ hai: Tổng doanh thu năm của doanh nghiệp.
Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 9 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ ba: Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.
Xác định và kê khai doanh nghiệp siêu nhỏ
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 39/NĐ-CP, căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.
Trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp hưởng nội dung hỗ trợ.
Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí và chi phí liên quan mà doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ.
>>>> HOT: Quy trình – thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp <<<<
Cơ sở pháp lý
Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
TỜ KHAI XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ, DOANH NGHIỆP NHỎ, DOANH NGHIỆP VỪA
1. Thông tin chung về doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ………………………………………………………
Loại hình doanh nghiệp: …………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………
Quận/huyện: ……………………tỉnh/thành phố: …………………………………………
Điện thoại:………………….. Fax:……………………………. Email: …………………………
2. Thông tin về tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp:
Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: ……………………………………………………
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm:…………………………………
Tổng nguồn vốn: …………………………………………………………………………
Tổng doanh thu năm trước liền kề:…………………………………………………………
3. Doanh nghiệp tự xác định thuộc quy mô (tích X vào ô tương ứng):
- Doanh nghiệp siêu nhỏ
- Doanh nghiệp nhỏ
- Doanh nghiệp vừa
Tôi cam đoan thông tin kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về việc kê khai trên./.
……, ngày ….tháng….năm…. ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP DOANH NGHIỆP(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)
Trên đây là những đặc điểm về doanh nghiệp siêu nhỏ, hy vọng qua bài viết trên quý khách có cái nhìn rõ nét hơn về mô hình doanh nghiệp này.
Bạn đang xem bài viết “tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định mới nhất” tại chuyên mục “dịch vụ doanh nghiệp”
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.