Phân tích nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về – Ngữ văn 10
Dàn ý số 1
1. Mở Bài
– Giới thiệu về vị trí đoạn trích
– Nêu khái quát vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp không chỉ ở ngoại hình mà còn ở tính cách và tâm hồn.
2. Thân Bài
* Hoàn cảnh xuất hiện đoạn trích.
* Vẻ đẹp của Pê-nê-lốp
– Tình yêu chung thủy, sắt son của Pê-nê-lốp thông qua việc trì hoãn tái giá.
– Sự thông minh của nàng khi nghĩ ra cách ngày dệt tấm thảm đêm lại tháo để tấm thảm – không bao giờ hoàn thành và nàng không phải tái giá.
– Sự thông minh thể hiện qua các thử thách nàng dành cho Uy-lít-xơ chính là bí mật giữa hai người.
– Sự thận trọng và bình tĩnh thể hiện qua cách nói chuyện, qua những lập luận rằng Uy-lít-xơ không thể trở về.
– Sự thận trọng khi nghĩ đủ mọi cách để thử thách xem kẻ hành khất có phải là chồng của mình hay không.
3. Kết Bài
– Khẳng định lại nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật thành công của tác giả.
– Nếu lại vẻ đẹp hình thể cũng như nhân cách, phẩm giá của nhân vật Pê-nê-lốp. Đồng thời tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ Hy Lạp cổ đại.
Dàn ý số 2
I. Mở bài
– Giới thiệu về sử thi Hô-me-rơ và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về
– Giới thiệu về nhân vật Pê-nê-lốp, khái quát những vẻ đẹp phẩm chất của nàng: Là nhân vật trung tâm của đoạn trích và mang vẻ đẹp của người phụ nữ thủy chung, cứng cỏi, khôn ngoan nhưng cũng rất giàu tình cảm.
II. Thân bài
1. Pê-nê-lốp – người phụ nữ giàu nghị lực
– Chờ đợi chồng đằng đẵng 20 năm, phải chống trọi với những âm mưu, thủ đoạn và sự hối thúc của bọn cầu hôn.
– Nghĩ ra kế trì hoãn sự hối thúc của bọn cầu hôn: Tấm thảm ngày dệt đêm tháo
→ Pê-nê-lốp là người vợ thủy chung, khôn ngoan, cứng cỏi
2. Pê-nê-lốp – người phụ nữ thận trọng, thông minh
– Trước lời thông báo và những bằng chứng của nhũ mẫu Ơ-ri-cle
+ Nửa tin nửa ngờ, “câu chuyện già kể không hoàn toàn đúng sự thật”. Nàng cho rằng đó là một vị thần đã ra tay giúp đỡ còn chồng nàng đã chết nơi đất khách lâu rồi
+ Nhũ mẫu đưa ra bằng chứng là vết sẹo ở chân và đem cả tính mệnh ra đánh cược nhưng Pê-nê-lốp vẫn không tin, nàng cho đó là những ý định huyền bí của thần linh bất tử.
→ Pê-nê-lốp thận trọng, chắc chắn, nàng hoài nghi tất cả
– Khi Uy-lít-xơ trong bộ dạng người hành khất
+ Nàng phân vân không biết nên đứng xa hỏi chuyện hay lại gần ôm hôn chồng.
+ Nàng ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, khi thì đăm đâm âu yếm nhìn chồng, khi thì không nhận ra chồng trong bộ dạng rách rưới.
→ Diễn biến tâm lí phức tạp, nàng rất thận trọng trong khi trong lòng đang vô cùng xúc động
– Trước lời trách móc gay gắt của Tê-lê-mác
+ Tê-lê-mác trách mẹ tàn nhẫn, độc ác, lòng dạ sắt đá
+ Pê-nê-lốp vẫn thể hiện sự thận trọng, kinh ngạc của mình.
+ Có niềm tin chắc chắn hai người sẽ nhận ra nhau một cách dễ dàng bằng những dấu hiệu riêng.
→ Nàng thận trọng, có niềm tin sắt đá vào tình yêu của hai người
→ Sự thận trọng xuất phát từ tấm lòng thủy chung và ý thức giữ gìn, bảo vệ phẩm giá và hạnh phúc gia đình
– Khi Uy-lít-xơ đã thay đổi diện mạo
+ Pê-nê-lốp vẫn ngồi cách xa chồng
+ Trước lời hờn dỗi, trách móc của Uy-lít-xơ, nàng vẫn quyết tâm thử thách chồng bằng chiếc giường cưới – đây là bí mật chỉ riêng Pê-nê-lốp cùng chồng và một người thị tì biết được.
→ Pê-nê-lốp thận trọng cao độ, nhưng cũng rất khéo léo và thông minh
3. Pê-nê-lốp – người phụ nữ giàu tình cảm
Khi Uy-lít-xơ nói hoàn toàn đúng về bí mật chiếc giường, Pê-nê-lốp thay đổi hoàn toàn thái độ:
– Bủn rủn chân tay, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán
– Phân trần cùng chồng về những nỗi khổ, nỗi dằn vặt: Sợ có người đến đây, dùng lời lẽ đường mật để đánh lừa vì đời có rất nhiều kẻ gián trá, xảo quyệt,…
– Nói những lời lẽ yêu thương cùng chồng: Chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp tin chàng.
– Gặp lại chồng, nàng sung sướng, nhìn chồng không biết chán mắt, tay ôm cổ chồng không nỡ buông
→ Pê-nê-lốp là người phụ nữ giàu tình cảm, thủy chung, yêu thương chồng.
4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại
– Sử dụng các định ngữ “Pê-nê-lốp thận trọng” đây là cách sử dụng từ phổ biến trong sử thi
– Các hình ảnh so sánh độc đáo
– Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chậm rãi
III. Kết bài
– Khái quát lại vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp: Thủy chung, thận trọng, khôn ngoan, nghị lực, hết lòng thương nhớ chồng
– Suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật: Trân trọng, ngợi ca những vẻ đẹp phẩm chất ấy của Pê-nê-lốp.
Phân tích nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 1)
Hô-me-rơ là nhà thơ, đã tập hợp tất cả những tiểu thuyết và sử thi đồ sộ để hoàn thành bộ sử thi Ô-đi-xê. Tác phẩm nới về sự nghiệp chinh phục thế giới bao la và hùng dũng con ngời ngoài lòng dũng cảm thì đòi hỏi phải có những phẩm chất như sự thông minh tỉnh táo mưu trí và khôn ngoan. Văn bản Uy-lít-xơ trở về được trích trong tác phẩm Ô-đi-xê. Đoạn trích miêu tả hai cuộc tác động đối với Pê-nê-lốp và Uy lít xơ để được đoàn tụ cùng nhau. Qua đoạn trích ta thấy được hình tượng nhân vật Pê-nê-lốp hiện lên thật đẹp là biểu tượng của những người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ.
Trước hết vẻ đẹp của nàng được hiện lên là một người có thái độ trân trọng qua thái độ của nàng đối với người ăn mặc lôi thôi lếch thếch và còn tự nhận là chồng của nàng. Nàng bỏ ngoài tai tất cả mọi lời nói của những tên hậu cần nói đó không phải là chồng của nàng. Nàng mời người đó vào điện và nói người đó hãy kể cho nàng nghe những chuyện mà người đó đã trải qua trong suốt hai mươi năm đi xa. Khi nghe nhũ mẫu báo tin là chồng nàng đã trở về thì nàng rất vui mừng nhảy cẫng kên vì vui sướng đến tột độ. Thế là người chồng sau bao nhiêu năm xa cánh bặt vô âm tín đã trở về bên nàng. Điều này là biểu thị của lòng chung thủy là sự chờ đợi vò võ của nàng suốt bao nhiêu năm xa cách. Biết bao ngày đêm nàng dệt tấm thảm rồi đêm đêm lại tháo ra nhằm trì hoãn sự hối thúc của bọn đến cầu hôn biết bao nhiêu năm sự chờ đợi chung thủy của nàng dành cho chồng.
Giờ đây sự chờ đợi của nàng đã được đền bù xứng đáng. Nhưng từ sự phấn khích vui sướng nàng lại có một thái độ hoàn toàn khác đó là sự thận trọng. Tâm trạng này của nàng chúng ta hoàn toàn hiểu được. Nàng rất phân vân vì nếu những vị hành khất là chồng nàng thực thì tại sao trong lần gặp trước lại không nói ra. Hơn nữa, nếu Pê-nê-lốp vội vã mà nhận lầm thì danh dự của nàng sẽ bị tổn thương rất lớn (điều tối kỵ của người Hi Lạp).
Tâm trạng của nàng trước khi ra gặp chồng rất phân vân. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng trong cách ứng xử của nàng. Nàng không biết nên đứng xa mà nhìn hay là chạy đến mà ôm chạy đến mà hôn lấy tay chàng. Thế rồi nàng ngồi cách xa chồng, Phải chăng tâm trạng của nàng lúc này đang rất rối bời. Nàng đã chọn cánh ngồi xa chồng nhưng dường như khi nào ta cũng thấy sự chăm chú cái vẻ mặt thương cảm cái ánh mắt của nàng chưa lúc nào rời khỏi con người ấy. Nàng ngồi đối diện với chồng chưa kịp nói điều gì mà đứa con trai đã vội trách mẹ: “Mẹ ơi mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ thật tàn nhẫn qua chừng. Không một người đàn bà nào sắt đá đến mức mà chồng đi biền biệt suốt hai mươi năm mới trở về mà lại có thể ngồi cách xa chồng đến như thế. Đứa con trai chỉ nhìn vào cái bên ngoài mà không hiểu thấu được lòng mẹ lúc này cũng đang như lửa đốt vậy. Đứng trước câu nói của đứa con trai càng khiến lòng nàng trở nên rối trí. Nhưng chỉ trong giây lát nàng đã tìm được lại lí trí lấy được lòng dũng cảm và nàng đã tìm ra cách để xác minh sự thật để chứng minh được đó là chồng của nàng. Sự thận trọng của nàng khiến cho chúng ta cảm thấy nàng là một người rất thông minh sự thận trọng ấy rất phù hợp với hoàn cảnh và điều đó càng chứng minh cái sự thủy chung trong con người nàng. Nàng đã đợi người ấy suốt bao nhiêu năm vì thế không thể dựa vào những lời nói bâng quơ hay là một dáng hình bề ngoài là nàng tin tưởng để rồi có khi lại có những lựa chọn sai lầm được.
Vẻ đẹp của người phụ nữ ấy còn được hiện lên bằng những trí sáng tạo hơn người thể hiện nàng là một người có học thức có tài trí sức sảo một con người có học thức. Đó còn là một tư thế ung dung khi tiếp một vị khách xa lạ mà đặc biệt khi ông ta đã giúp nàng đánh đuổi được một trăm lẻ tám tên cầu hôn. Nàng đã làm chủ được tình thế làm chủ được bản thân, nàng không hề thất lễ với khách cũng không làm mất lòng với kẻ ở người ăn.
Nhưng nếu chỉ dừng lại trong cái cách xử trí với người lạ thì ta chưa thể thấy được cái sự thông minh sắc sảo của con người này. Qua lời đối thoại với con trai nàng đã cố tình đưa ra phép thử về dấu hiệu nhận biết của chiếc giường mà chỉ nàng với chồng nàng mới biết được. Nàng sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra và Uy lít xơ cũng cảm thấy chột dạ khi mà chiếc giường không thể xê dịch được. nhưng với trí thông minh của mình Uy lít xơ đã tìm ra bí mật của chiếc giường bằng cách miêu tả nó thật chi tiết. Đó là chiếc giường được làm bằng gỗ cây ô liu và bằng việc miêu tả nó chàng đã kể lại những câu chuyện tình yêu giữa chàng với vợ mình. Cuối cùng chàng đã giải mã được cái dấu hiệu bí mật mà vợ mình đã đặt ra. Khi nhận ra chồng nàng đã thể hiện tình cảm của mình bằng những biểu hiện yêu thương khát vọng mong chờ đối với người chồng mà bấy lâu nay nàng đã không thể biểu thị tình cảm yêu thương ấy đối với một ai mà chỉ một lòng đợi người chồng này về. Nàng “bủn rủn cả chân tay chạy lại nước mắt chan hòa ôm lấy cổ chồng hôn lên trán chồng. Pê-nê-lốp bằng sự thông minh tài trí của mình đã xác minh và tìm ra được chồng mình còn Uy lít xơ thì bằng trí tuệ nhạy bén đã đáp ứng được tất cả mọi thử thách mà vợ chàng đã đưa ra. Đó chính là sự gặp gỡ của hai tâm hồn hai trí tuệ, thật cảm động và thiêng liêng biết bao. Từ đó ta cũng thấy được những phẩm chất cao đẹp của nàng đặc biệt là trí tuệ sắc sảo, sự bình tĩnh tự tin và luôn thận trọng trong mọi tình huống. Khi nàng nhấn mạnh “cha và mẹ. . . không ai biết hết” chính là lúc nàng cố ý tạo ra một hoàn cảnh thử thách đối với Uy-lít-xơ. Nó là gợi ý về dấu hiệu nhận ra nhau của vợ chồng nàng. Câu nói ấy vừa thể hiện sự thận trọng, vừa thể hiện sự thông minh sắc sảo của Pê-nê-lốp. Thực ra Pê-nê-lốp không phải là người “bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá”, có “một trái tim sắt đá hơn ai hết”. Hai mươi năm phải làm chủ gia đình, lại phải đối diện với bao thử thách, nàng đã phải tạo cho mình cái vỏ bọc cứng rắn. Có như vậy nàng mới chờ được đến ngày người chồng trở về để được ùa vào lòng chàng mà bật lên bao nhiêu cảm xúc dồn nén mấy chục năm.
Pê-nê-lốp phải dùng đến cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt nàng vì bí mật ấy giúp giải tỏa được nhiều mối nghi ngờ. Trước hết, để Pê-nê-lốp biết đó không phải là Uy-lít-xơ giả. Sau nữa, nó còn là minh chứng cho lòng chung thủy của nàng. Nếu chiếc giường đã bị chuyển đi hoặc đã không còn là bí mật của riêng hai vợ chồng nữa thì cũng có nghĩa là phẩm giá của Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Phép thử ấy không những chỉ nói lên phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp mà còn khắc sâu sự bền vững của tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng cha con. Qua hành động của Pê-nê-lốp (một sự cẩn trọng gần như thái quá) chúng ta có thể thấy được tính chất phức tạp của thời đại – nơi mà những hiểm nguy luôn rình rập, đe dọa con người.
Tác phẩm cho chúng ta thấy được một phần nào đó người phụ nữ cổ trong xã hội thời bấy giờ. Họ chung thủy họ thông minh họ sắc sảo đến kì lạ họ yêu thương nồng cháy nhưng thông minh trí tuệ và đầy bản lĩnh.
Phân tích nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 2)
Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về của tác giả Hô-me-rơ đã cho ta thấy vẻ đẹp tình cảm cũng như trí tuệ của hai con người toàn tài là Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp. Nếu như Uy-lít-xơ hiện lên với sự thông minh, bình tĩnh thì Pê-nê-lốp vợ chàng cũng hiện lên với những phẩm chất hết sức đẹp đẽ.
Trước khi đi tìm hiểu những vẻ đẹp phẩm chất của nàng, chúng ta cần hiểu rằng bấy giờ chế độ mẫu hệ đã rời xa, bằng chứng là vị thần đứng đầu trên đỉnh Ô-lem-pơ là Thần Dớt. Lúc này cần sức mạnh trí tuệ và cơ bắp của người đàn ông. Nhưng sử thi này vẫn ca ngợi người phụ nữ, đây là một quan niệm mới mẻ, sâu sắc. Trước hết, Pê-nê-lốp là một người con gái xinh đẹp, có nhan sắc. Bởi vậy nên trong suốt những năm tháng chồng nàng là Uy-lít-xơ xa nhà đã có vô số những kẻ đến cám dỗ hòng mong nàng nhận lời cầu hôn. Không chỉ vậy, ngay cả về phía Uy-lít-xơ nhiều năm xa nhà, nhưng vẫn một lòng hướng về nàng, hướng về gia đình, vượt qua bao khó khăn thử thách để trở về, cũng ngầm khẳng định vẻ đẹp của nàng. Nhưng ở Pê-nê-lốp nổi bật hơn cả là vẻ đẹp phẩm chất và trí tuệ.
Tiếp đến, nàng là người vợ thủy chung, son sắt luôn một lòng đợi chồng trở về. Trong suốt hơn hai mươi năm chồng xa nhà, đã có biết bao người đến cầu hôn nàng, bên cạnh đó còn là sự giục giã của cha mẹ buộc nàng phải tái giá. Nhưng nàng vẫn kiên nhẫn chờ chồng. Không chỉ vậy nàng còn nghĩ ra mưu kế về tấm thảm ngày dệt, đêm tháo để trì hoãn việc tái giá, đây đồng thời cũng tạo ra cơ hội để nàng đợi chồng trở về. Và dù đã phải chờ đến hai mươi năm, nhưng trong những lời tâm sự với nhũ mẫu, Pê-nê-lốp vẫn khẳng định, dù Uy-lít-xơ có không trở về, nàng vẫn sẽ tìm ra mọi cách để không tái giá. Và giây phút hạnh phúc nhất của nàng chính là đã xác minh được người đàn ông hành khất kia, người đã đánh bại 108 kẻ cầu hôn chính là chồng mình, thái độ của nàng đã hoàn toàn thay đổi. Nàng giải thích trong hàng nước mắt: “Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác,…” và những cử chỉ với chồng thật âu yếm: “ Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời”. Nàng bày tỏ niềm vui, hạnh phúc một cách hồn nhiên, bồng bột bởi không kiềm chế được cảm xúc, những cử chỉ, lời nói vô cùng âu yếm, tràn đầy tình yêu thương.
Không chỉ vậy, Pê-nê-lốp còn hiện lên với vẻ đẹp của trí tuệ – k ưhôn ngoan và thận trọng. Trước hết, nàng là một người hết sức khôn ngoan. Để có thể trì hoãn, kéo dài thời gian đợi chồng về, nàng đã nghĩ ra mưu kế tấm thảm ngày dệt đêm tháo nên không bao giờ tấm thảm được hoàn thành, bởi vậy cũng chẳng bao giờ có việc nàng chấp nhận lời cầu hôn của một trong 108 tên kia. Đây quả là một diệu kế, chính nó đã giúp nàng kéo dài thời gian lâu đến vậy, để đợi được đến ngày Uy-lít-xơ trở về đoàn tụ cùng gia đình. Không chỉ vậy, khi nghe những lời nhũ mẫu khẳng định về chiếc sẹo do răng một con lợn nòi húc để lại trong một lần Uy-lít-xơ đi săn nhưng Pê-nê-lốp vẫn rất đỗi “phân vân”, trong lòng nàng vẫn đầy nghi ngờ và để đập tan nỗi nghi ngờ ấy nàng nghĩ ra một kế hoạch cực kì thông minh, thử thách Uy-lít-xơ về bí mật chiếc giường cưới mà chỉ có hai vợ chồng nàng mới biết.
Cách nàng đưa ra bài toán rất tự nhiên khiến không ai có thể nghi ngờ. Chỉ có Uy-lit-xơ mới nhận ra sự bất thường trong bài toán ấy. Nhận ra có vấn đề là người biết sự thật, biết sự thật mới là Uy-lit-xơ. Khi Uy-lít-xơ rất giận dỗi, hờn trách “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường ngủ vì trái tim trong ngực nàng làm bằng sắt”, đáp lại lời chàng Pê-nê-lốp nói với nhũ mẫu: “Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải trên giường”. Uy-lít-xơ giật mình bởi chiếc giường do chính nàng làm nên từ gốc cây nên không thể di chuyển. Từ chỗ bất ngờ, Uy-lít-xơ nói hết những đặc điểm có một không hai về chiếc giường, mà chỉ có chàng và Pê-nê-lốp biết. Đây chính là sự không ngoan để xác minh sự thật, để đón nhận hạnh phúc trọn vẹn mà không còn nghi ngờ.
Không chỉ vậy nàng còn là người vô cùng thận trọng. Sự thận trọng thể hiện gián tiếp qua việc tác giả sử dụng đến bốn lần từ “thận trọng nói” trước mỗi câu nói của Pê-nê-lốp. Nó không chỉ được thể hiện gián tiếp mà còn được thể hiện trực tiếp qua chính ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Khi nhũ mẫu vui mừng báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp hoàn toàn không tin đó là sự thật. Nàng đưa ra hai lí lẽ để phản bác lại ý kiến của nhũ mẫu: thứ nhất đó là một vị thần xuống trừng trị những kẻ láo xược và hành động nhuốc nhơ của chúng; thứ hai “còn về phần Uy-lít-xơ thì ở nơi đất khách quê người chàng cũng đã hết hi vọng trở lại đất A-cai, chính chàng cũng đã chết rồi”. Khi nói ra những điều này có lẽ nàng rất đau khổ, nhưng cũng cho thấy nàng vô cùng thận trọng, bĩnh tĩnh để chỉ ra sự vô lí trong các thông tin mà nhũ mẫu đưa ra. Nhũ mẫu đưa ra bằng chứng thứ hai, nhũ mẫu cho đó là không thể cãi lại được chính là vết sẹo trên tay của Uy-lít-xơ. Nhưng ngay cả bằng cớ đó, bản thân nàng chưa thật làm tin tưởng người hành khất kia chính là chồng của mình. Và trong nàng bắt đầu có sự phân vân, liệu đây có phải là Uy-lít-xơ thật sự hay không. Nàng xuống nhà xem xác 108 người cầu hôn và cũng là để xác minh người hành khuất kia có đúng là chồng nàng hay không.
Bản thân nàng rất muốn tin đó là chồng mình, nhưng nàng là người thận trọng nên vẫn muốn tìm thêm bằng cơ để chứng minh. Khi gặp Uy-lít-xơ nàng ngồi phía đối diện để có cơ hội nhìn thật kĩ, thật rõ người hành khất. Lúc quan sát nàng lại vô cùng phân vân, lúc thì nghĩ đó là chồng mình, có lúc lại không tin người hành khất đó là chồng mình bởi hình dáng rách rưới không giống Uy-lít-xơ nàng vẫn biết. Trước những lời Tê-lê-mác trách móc nàng là người độc ác và sắt đá, nàng vẫn kiên định, thận trọng: “nếu đúng là cha, thì cha mẹ sẽ nhận ra nhau”. Đến đây Pê-nê-lốp không phủ nhận nữa nhưng nàng cần có thêm những bằng cớ khác để xác nhận người đàn ông kia là chồng mình.
Qua đây là có thể thấy rằng, Pê-nê-lốp là người phụ nữ vô cùng thận trọng. Bản thân nàng cũng vô cùng muốn nhận chồng, nhưng lại sợ những kẻ ác đến đánh lừa mình. Trong hai mươi năm chồng đi vắng, nàng đã phải đối mặt với 108 kẻ cầu hôn và những kẻ gia nhân phản bội. Bởi vậy, mọi sự thận trọng của nàng là hoàn toàn hợp lí. Sau tất cả, chỉ khi Uy-lít-xơ giải được bài toán về chiếc giường thì Pê-nê-lốp mới tin đó là chồng mình. Khi ấy tình yêu với chồng mới được thể hiện một cách rõ ràng, nồng nàn nhất.
Với nghệ thuật miêu tả tâm lí xuất sắc, Hô-me-rơ đã có thấy vẻ đẹp nhan sắc cũng nhưng vẻ đẹp trí tuệ, phẩm chất của nàng Pê-nê-lốp. Vẻ đẹp của Pê-nê-lốp là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp người phụ nữ Hi Lạp cổ đại. Qua đó cho thấy thái độ ngợi ca, tôn vinh, những bước phát triển mới trong cách nhìn nhận vẻ đẹp người phụ nữ của tác giả.
Phân tích nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 3)
Sử thi Ô-đi-xê của nhà thơ mù Hô-me-rơ (Hi Lạp) được sáng tác dựa theo truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa, một sự kiện xảy ra trước thời kì Hô-me-rơ sống khoảng ba thế kỉ. Nhân vật chính là chàng Uy-lít-xơ dũng cảm, tài ba, biểu tượng của sức mạnh, trí tuệ; ý chí, nghị lực của con người cùng với khát vọng tìm hiểu, chinh phục thế giới và niềm mơ ước mãnh liệt về một cuộc sống hoà bình, hạnh phúc.
Phần cuối sử thi kể về cuộc gặp gỡ vô cùng cảm động giữa Uy-lít-xơ và người vợ thuỷ chung Pê-nê-lốp sau hai mươi năm trời xa cách, vốn là một phụ nữ đẹp tuyệt vời nên Pê-nê-lốp thường xuyên bị đám đàn ông quý tộc quấy rầy, không thể sống yên. Uy-lít-xơ đã giết chết chúng cùng với đám gia nhân phản bội.
Nhũ mẫu Ơ-ri-clê đưa ra bằng chứng là vết sẹo do nanh trắng của một con lợn lòi húc vào chân chàng ngày xưa để lại, Pê-nê-lốp vẫn chưa tin. Sau khi xuống gác, nàng bước đến ngồi trước mặt Uy-lít-xơ mà lòng phân vân khôn xiết: có nên lại gần để hỏi chuyện người chồng yêu quý, hay ôm lấy đầu, cầm lấy tay chàng mà hôn? Tận mắt nhìn thấy chàng ngồi tựa vào một cái cột cao, vất nhìn xuống đất, chờ đợi phản ứng của nàng, nhưng nàng vẫn ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp.
Hô-me-rơ quả là có khả năng miêu tả tâm lí nhân vật đạt đến mức tinh tế, sâu sắc lạ thường. Có nhiều lí do để nàng Pê-nê-lốp giữ thái độ thận trọng như thế. Từ ngày chồng tham gia chinh chiến, một mình nàng phải đối phó với bao nhiêu kẻ độc ác, tham lam, háo sắc. Chúng có vô vàn mưu ma chước quỷ, song nàng chỉ có trí thông minh sắc sảo và lòng thuỷ chung son sắt chờ chồng.
Tác giả khéo léo dùng lời trách móc của Tê-lê-mác để gián tiếp thể hiện sự cảnh giác cao độ của Pê-nê-lốp. Con trai gay gắt chỉ trích mẹ là tàn nhẫn và độc ác, vì cứ ngồi nhìn cha trân trân mà không biết đến gần vồn vã hỏi han: Không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt hai mươi năm nay, trải qua bao gian lao, bây giờ mới trờ về xử sở, mà lại có thể ngồi cách xa chồng như vậy. Nhưng mẹ thì bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá.
Nếu ở vào hoàn cảnh bình thường thì thái độ của Tê-lê-mác là hỗn xược, đáng giận, nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt này, Uy-lít-xơ thấu hiểu nỗi bức xúc và hờn giận không phải là vô cớ của con trai: Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười. Chàng âu yếm nói với con trai những lời có cánh như sau: Tê-lê-mác, con đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy. Hiện giờ cha còn bẩn thiu, quần áo rách rưởi, nên mẹ con khinh cha, chưa nói: “Đích thị là chàng rồi”.
Sau khi tắm rửa, Uy-lit-xơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Chàng ngồi lên chiếc ghế bành ban nãy đã ngồi rồi nói với vợ bằng giọng hờn trách nhẹ nhàng, thoáng chút ngậm ngùi, tủi thân: Khốn khổ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biện biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới được về xứ sở. Rồi chàng quay sang nói với nhũ mẫu: Thôi, già ơi! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.
Nghe chàng nói vậy, chắc chắn những người xung quanh phải mủi lòng, nhưng Pê-nê-lốp vẫn chưa tin và tiếp tục thử chàng bằng bí mật của chiếc giường mà không ai biết ngoài vợ chồng nàng. Phép thử cuối cùng này quả là màu nhiệm! Nó làm rung động dữ dội cả trái tim và khối óc của người anh hùng Uy-lít-xơ. Chàng giật mình nói với vợ: Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này… Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai… Rồi chàng kể cách thức làm giường cùng các chi tiết độc đáo của nó. Chàng băn khoăn, sốt ruột hỏi cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ hay đã có người chặt gốc cây Ô-liu mà dời nó đi nơi khác?
Như vậy là Uy-lít-xơ đã chứng minh được mình chính là người chồng yêu quý mà nàng Pê-nê-lốp đang mỏi mòn đợi chờ, trông ngóng. Nghe chàng nói vậy, nàng bủn rủn cả chân tay… bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng và nói: Uy-lít-xơ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan. Ôi Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghen ghét ta, không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác… Giờ đây, chàng đã đưa ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp… Vì vậy chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi. Những lời tâm huyết của ngựời vợ xinh đạp, thuỷ chung khiến Uy-lít-xơ muốn khóc. Chàng ôm lấy người vợ xiết bao thương yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình, mà khóc dầm dề.
Uy-lít-xơ trở về có lẽ cao trào của cảm xúc nhân vật, cảm xúc tác giả và cảm xúc người đọc đã gặp nhau ở đây, cộng hưởng và thăng hoa để trở thành bất diệt! Đó cũng chính là những yếu tố làm nên chất lãng mạn bay bổng trong nghệ thuật cùng chất nhân văn sâu sắc trong nội dung ý nghĩa của đoạn trích này. Nhà thơ mù Hô-me-rơ của văn học Hi Lạp cổ đại xứng đáng là bậc thầy của những thiên trường ca – sử thi có sức sống muôn đời trong tâm hồn nhân loại.
Phân tích nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 4)
Hạnh phúc chỉ thực sự bền vững khi trải qua thử thách. Nàng Pê-nê-lốp trong sử thi Ô-đi-xê nổi tiếng của Hi Lạp cũng vậy. Sau hai mươi năm đằng đẵng chờ chồng, chịu sự nhòm ngó, ép buộc thường trực của 108 kẻ quyền quý cầu hôn, nàng đã tìm thấy hạnh phúc của ngay xum họp. Hình ảnh Pê-nê-lốp chính là biểu tượng của vẻ đẹp phụ nữ Hi Lạp – kiên trinh, thánh thiện, trí tuệ.
Hai mươi năm không gặp, hai mươi năm xa cách chờ chồng. Thời gian là liều thuốc nhiệm màu thử thách lòng chung thuỷ của đàn bà ; vì thời gian cũng là nền tảng cho cái đẹp hiện hình. Người phụ nữ Pê-nê-lốp qua thời gian đã làm cho hàng triệu trái tim người đọc mến phục và trân trọng. Trước hết, vẻ đẹp của Pê-nê-lốp hiện lên qua thái độ trân trọng trong cách ứng xử khi trước mặt là người tự nhận là người chồng yêu dấu trong bộ dạng một kẻ hành khất. Ngưòi hằng được nàng cho phép ở lại lâu đài để kể cho nàng nghe về hai mươi năm chinh chiến và trôi dạt lênh đênh của chồng. Nàng phải kìm nén tình cảm riêng tư cho lí trí vạch đường chỉ lối. Có những lúc tâm trạng nàng nhiều sự phân vân chọn lựa đầy mâu thuẫn. Khi nghe nhũ mẫu Ơ-ri-clê lên gác báo tin chồng đã trở về nàng “mừng rỡ cuống cuồng nhảy ra khỏi giường ôm chầm lấy bà lão nước mắt chan hoà”. Đấy là biểu thị của lòng chung thuỷ, niềm hạnh phúc tột độ được đền bù xứng đáng. Biết bao ngày nàng ngồi dệt tấm thảm để đêm đêm lại tháo ra nhằm trì hoãn sự thúc bách của bọn cầu hôn ? Biết bao nhớ mong và yêu thương dành hết cho chồng ? Giờ đây nghe nhũ mẫu báo tin Uy-lit-xơ đã trở về nàng không mừng sao được ? Nhưng rồi Pê-nê-lốp có một thái độ hoàn toàn khác – thận trọng. Tại sao lại có sự thay đổi đột ngột như vậy ? Chúng ta không nên trách cứ nàng đa nghi vì nàng đã hứng chịu biết bao cay đắng khi xa chồng, trong lúc 108 kẻ quấy nhiễu cầu hôn bắt nàng phải tái giá. Nàng đã cương quyết bác bỏ tin của nhũ mẫu và cho rằng người giết chết 108 kẻ cầu hôn giải cứu cho nàng không phải là Uy-lít-xơ mà là một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhơ nhuốc của bọn kia. Bởi nàng vẫn đau khổ cho rằng “chàng đã hết hy vọng trở lại đất A-Cai, chính chàng cũng đã chết rồi”.
Tâm trạng Pê-nê-lốp phân vân nhưng rất quả quyết. Nàng đã trấn an nhũ mẫu cũng là để trấn an mình. Tâm trạng nàng trước lúc gặp Uy-lít-xơ “rất đổi phân vân”, điều đó được thể hiện trong dáng điệu, cử chỉ, trong sự lúng túng tìm cách ứng xử. Nàng không biết “nên đứng xa nên chạy gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn”. Pê-nê-lốp ngồi đối diện với chồng chưa kịp nói điều gì thì Tê-lê-mác con trai nàng đã lên tiếng trách mẹ gay gắt : “Mẹ ơi! Mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừng… không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt suốt hai mươi năm… bây giờ mới về xứ sở mà lại ngồi cách xa chồng đến vậy ?”. Tê-lê-mác trách vì chỉ nhìn vào biểu hiện bên ngoài, vì sự nông nổi, chưa từng trải của con trẻ. Trong tình huống này, lời trách giận dữ, phũ phàng của đứa con rất dễ làm Pê-nê-lốp rối trí. Nhưng nàng vẫn rất tỉnh táo, thận trọng không muốn có một sai sót gì. Hai mươi năm xa cách nhớ mong ai chẳng cuồng vui ngày gặp lại, nhưng đứng trước Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp đã kìm nén cảm xúc riêng tư, thông minh nghĩ ra cách xác minh sự thật. Sự thận trọng của nàng không thừa, nó rất phù hợp với hoàn cảnh. Càng chứng tỏ lòng chung thuỷ cao độ của nàng. Bởi lòng chung thuỷ ấy mang phẩm chất kiên trinh đầy trí tuệ.
Vẻ đẹp người phụ nữ Pê-nê-lốp còn hiện lên qua tư thế ung dung của một chủ nhà tiếp một vị khách lạ một vị khách đặc biệt vì ông ta đã đánh đuổi được 108 kẻ cầu hôn. Sự ung dung ấy cho thấy nàng là con người bản lĩnh, có học vấn, cao sang, quyền quý. Nàng làm chủ được tình thế, làm chủ bản thân, không thất lễ với khách, cũng không làm mất lòng kẻ ở người ăn. Nhưng nếu chỉ dừng lại trong thái độ cư xử, trong tư thế ung dung bình tĩnh thì chưa thấy được sự thông minh sắc xảo của người phụ nữ này. Qua lời đối thoại trực tiếp với con trai nàng đã kín đáo đem ra phép thử “bí mật của chiếc giường”. Chỉ nàng và chồng biết. Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi phòng. Đây không phải là mục đích cần đến của nàng mà là sự thử thách. Người tự nhận là chồng nàng, chắc chắn sẽ lộ diện. Uy-lít-xơ giật mình chột dạ, vì chiếc giường không thể xê dịch được. Chàng liền cất tiếng và miêu tả chi tiết, tỉ mỉ chiếc giường. Đó là chiếc giường làm ra từ một gốc cây ô liu. Qua cách miêu tả tỉ mỉ, Uy-lit-xơ cũng muốn nhắc lại tình yêu, tình vợ chồng son sắc cách đây hai mươi năm. Miêu tả cái giường bí mật ấy, chàng đã giải mã giấu hiệu riêng do Pê-nê-lốp cài đặt.
Khi đã gạt bỏ được mọi nghi ngờ, nhận ra chồng, Pê-nê-lốp mới thể hiện tình cảm bằng những hành động yêu thương, thể hiện nỗi khát vọng mong chờ. Nàng “bủn rủn cả chân tay…bên chạy lại nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”. Pê-nê-lốp dùng sự khôn khéo để xác minh sự thật, Uy-lit-xơ bằng trí tuệ nhạy bén đáp ứng được điều thử thách. Đây là sự gặp gỡ của hai tâm hồn, hai trí tuệ.
Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về không cốt miêu tả khung cảnh xum họp, đoàn tụ thông thường. Cơ bản, nó muốn tạc hình ảnh người phụ nữ Hi Lạp cổ đại chung thuỷ kiên trinh, yêu đương nồng cháy nhưng thông minh trí tuệ, tinh tế, đầy bản lĩnh. Mặt khác cũng thể hiện khát vọng bình yên trong một gia đình hạnh phúc. Ở đó, mặc cho thời gian đằng dặc cách chia vẫn có đợi chờ, hiểu biết lẫn nhau.
Phân tích nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 5)
Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về nằm ở khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê được viết bởi Hô-me-rơ. Đoạn trích không chỉ ca ngợi sự thông minh, tài giỏi của Uy-lít-xơ mà còn nhấn mạnh vẻ đẹp của Pê-nê-lốp vợ chàng. Qua đoạn trích, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của Pê-nê-lốp không chỉ là vẻ xinh đẹp bên ngoài mà còn là vẻ đẹp trí tuệ và phẩm chất.
Hoàn cảnh đặt ra là Uy-lít-xơ vẫn chưa thể trở về quê hương và đang bị nữ thần Ca-líp-xô giam giữ. Các vị thần khác đã xin Dớt cho Uy-lít-xơ trở về sum họp với gia đình. Trong khi đó, vợ chồng Pê-nê-lốp và con trai đang phải đối mặt với 108 kẻ cầu hôn quyền quý. Nữ thần Ca-líp-xô buộc phải thả Uy-lít-xơ. Sau vài ngày, chàng gặp bão và may mắn dạt vào xứ sở của vua An-ki-nô-ốt, chàng được vua giúp và sau 10 năm nữa, chàng mới có thể trở về nhưng vừa về lại phải đối mặt với bọn cầu hôn xảo quyệt. Chàng đã cùng với con trai trừng trị bọn phá hoại gia đình mình.
Pê-nê-lốp là một người phụ nữ có dung mạo xinh đẹp, có nhan sắc, vì vậy, chồng này xa nhà quá lâu đã khiến cho những người đàn ông khác tới cầu hôn nàng. Thế nhưng, nàng thể hiện mình là một người phụ nữ chung thủy, son sắc, một lòng đợi chờ chồng mình trở về mặc cho lời thúc giục từ cha mẹ muốn nàng đi bước nữa. Tình yêu nàng dành cho chồng thể hiện ở mưu kế tấm thảm ngày dệt, đêm lại tháo để trì hoãn việc tái giá.
Đỉnh điểm nhất là lời tâm sự của nàng với nhũ mẫu, dù Uy-lít-xơ không trở về nữa nàng cũng sẽ tìm cách thoái thác chuyện tái giá dù nàng có phải chờ đợi hai mươi năm ròng rã, dài đằng đẵng. Chưa ngày nào nàng thôi mơ ước về một ngày gia đình đoàn tự. May thay Uy-lít-xơ đã kịp trở về, chàng đóng giả người hành khất vào nhà và tiêu diệt toàn bộ 108 tên cầu hôn đáng ghét. Chàng gặp nhũ mẫu và người nhũ mẫu đã báo tin cho Pê-nê-lốp rằng chồng nàng đã trở về.
Có thể hình dung Pê-nê-lốp đã vui sướng biết chừng nào, thế nhưng sau biết bao sự kiện những kẻ cầu hôn gớm ghiếc, sự phản bội của gia nhân đã khiến nàng không thể không đề phòng mà nghi ngờ. Sự thận trọng của nàng không chỉ được thể hiện qua suy nghĩ, hành động, mà nó còn được thể hiện thông qua là kể của tác giả khi trích lời của nàng “thận trọng nói”. Pê-nê-lốp thậm chí còn đưa ra những lập luận hết sức có lý rằng khả năng Uy-lít-xơ trở về gần như bằng không rằng có thể vị thần nào đó đã trừng trị những kẻ xảo quyệt đáng ghét kai, còn về phần Uy-lít-xơ sau khi lưu lạc tới 20 năm, có lẽ chàng cũng đã chết và không thể trở về mảnh đất A-cai rồi.
Con người vừa thông minh vừa thận trọng ấy không vội nhận chồng mình mặc kệ lời giải thích của nhũ mẫu về vết húc của con lợn nòi khiến Uy-lít-xơ bị thương khi đi săn. Nàng quyết định gặp người hành khất ấy, nàng ngồi đối diện để có thể nhìn kẻ đó kỹ hơn, nàng không ngừng phân vân về kẻ rách rưới không giống Uy-lít-xơ trước kia, nhưng thâm tâm nàng vẫn mong chàng còn sống. Thậm chí, con trai nàng trách móc nàng độc ác, Uy-lít-xơ giận dỗi trước sự nghi ngờ của nàng nhưng nàng vẫn quả quyết nếu Uy-lít-xơ hai người sẽ nhận ra nhau.
Vì vậy, Pê-nê-lốp với sự thông minh và nhạy bén đã nhanh chóng nghĩ ra thử thách dành cho người hành khất tự nhận là chồng mình kia. Nàng thử thách chồng mình về bí mật chiếc giường cưới chỉ hai người mới biết được. Khi Uy-lít-xơ giận dỗi nói với nhũ mẫu: “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường ngủ vì trái tim trong ngực nàng làm bằng sắt”, Pê-nê-lốp đã rất tự nhiên mà thử thách: “Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường”. Lúc này, Uy-lít-xơ chợt nhận ra bí mật về chiếc giường mà chỉ hai vợ chồng chàng biết đó là chiếc giường không thể di chuyển.
Khi chàng nói hết thảy điều này, Pê-nê-lốp mới vỡ òa trong vui sướng và nhận lại chồng. Tình yêu của nàng được thể hiện qua hành động nhìn chồng không chán mắt, đôi tay trắng muốt đặt mãi trên cổ chống không buông, bao nhiêu yêu thương suốt một quãng thời gian dài cuối cùng nàng đã được gặp lại chồng. Niềm vui sướng ấy thật khó để diễn tả.
Như vậy, bằng nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật tài tính và hợp lý, nhân vật Pê-nê-lốp được thể hiện không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình làm lay động lòng người mà những phẩm chất khác của nàng về trí thông minh, sự cẩn thận và tình yêu thương chồng thủy chung. Sau bao nhiêu biến cố và thời gian dài xa chồng, sự thận trọng của Pê-nê-lốp được xem là hợp lý và đúng logic. Hô-me-rơ đã mượn nhân vật Pê-nê-lốp để khắc họa hình ảnh người Hy Lạp cổ đại với những vẻ đẹp hình thể lẫn tâm hồn cao đẹp.
Phân tích nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 6)
Hô-me-rơ là nhà thơ mù sống vào thời kì trước công nguyên. Ông sinh ra trong một ngôi nhà nghèo khó. Ông đã tập hợp tất cả những tiểu thuyết và sử thi đồ sộ để hoàn thành bộ sử thi Ô-Đi xê. Tác phẩm nới về sự nghiệp chinh phục thế giới bao la và hùng dũng con ngời ngoài lòng dũng cảm thì đòi hỏi phải có những phẩm chất như sự thông minh tỉnh táo mưu trí và khôn ngoan. Tác phẩm Uy lit xơ trở về được trích trong tác phẩm Ô đi xê. Tác phẩm miêu tả hai cuộc tác động đối với Pê lê nót và Uy lít xơ để được đoàn tụ cùng nhau. Qua đoạn trích ta thấy được hình tượng nhân vật Pê-nê-lốp nói hiện lên thật đẹp là biểu tượng của những người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ.
Trước hết vẻ đẹp của nàng được hiện lên là một người có thái độ trân trọng qua thái độ của nàng đối với người ăn mặc lôi thôi lếch thếch và còn tự nhận là chồng của nàng. Nàng bỏ ngoài tai tất cả mọi lời nói của những tên hậu cần nói đó không phải là chồng của nàng. Nàng mời người đó vào điện và nói người đó hãy kể cho nàng nghe những chuyện mà người đó đã trải qua trong suốt hai mươi năm đi xa. Khi nghe nhũ mẫu báo tin là chồng nàng đã trở về thì nàng rất vui mừng nhảy cẫng kên vì vui sướng đến tột độ. Thế là người chồng sau bao nhiêu năm xa cánh bặt vô âm tín đã trở về bên nàng. Điều này là biểu thị của lòng chung thủy là sự chờ đợi vò võ của nàng suốt bao nhiêu năm xa cách. Biết bao ngày đêm nàng dệt tấm thảm rồi đêm đêm lại tháo ra nhằm trì hoãn sự hối thúc của bọn đến cầu hôn biết bao nhiêu năm sự chờ đợi chung thủy của nàng dành cho chồng.
Giờ đây sự chờ đợi của nàng đã được đền bù xứng đáng. Nhưng từ sự phẩn khích vui sướng nàng lại có một thái độ hoàn toàn khác đó là sự thận trọng. Tâm trạng này của nàng chúng ta hoàn toàn hiểu được. Nàng rất phân vân vì nếu những vị hành khất là chồng nàng thực thì tại sao trong lần gặp trước lại không nói ra. Hơn nữa, nếu Pê-nê-lốp vội vã mà nhận lầm thì danh dự của nàng sẽ bị tổn thương rất lớn (điều tối kỵ của người Hi Lạp).
Tâm trạng của nàng trước khi ra gặp chồng rất phân vân. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng trong cách ứng sử của nàng. Nàng không biết nên đứng xa mà nhìn hay là chạy đến mà ôm chạy đến mà hôn lấy tay chàng. Thế rồi nàng ngồi cách xa chồng, Phải chăng tâm trạng của nàng lúc này đang rất rối bời. Nàng đã chọn cánh ngồi xa chồng nhưng dường như khi nào ta cũng thấy sự chăm chú cái vẻ mặt thương cảm cái ánh mắt của nàng chưa lúc nào rời khỏi con người ấy. Nàng ngồi đối diện với chồng chưa kịp nói điều gì mà đứa con trai đã vội trách mẹ “mẹ ơi mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ thật tàn nhẫn qua chừng. Không một người đàn bà nào sắt đá đến mức mà chồng đi biền biệt suốt hai mươi năm mới trở về mà lại có thể ngồi cách xa chồng đến như thế. Đứa con trai chỉ nhìn vào cái bên ngoài mà không hiểu thấu được lòng mẹ lúc này cũng đang như lửa đốt vậy. Đứng trước câu nói của đứa con trai càng khiến lòng nàng trở nên rối trí. Nhưng chỉ trong giây lát nàng đã tìm được lại lí trí lấy được lòng dũng cảm và nàng đã tìm ra cách để xác minh sự thật để chứng minh được đó là chồng của nàng. Sự thận trọng của nàng khiến cho chúng ta cảm thấy nàng là một người rất thông minh sự thận trọng ấy rất phù hợp với hoàn cảnh và điều đó càng chứng minh cái sự thủy chung trong con người nàng. Nàng đã đợi người ấy suốt bao nhiêu năm vì thế không thể dựa vào những lời nói bâng quơ hay là một dáng hình bề ngoài là nàng tin tưởng để rồi có khi lại có những lựa chọn sai lầm được.
Vẻ đẹp của người phụ nữ ấy còn được hiện lên bằng những trí sáng tạo hơn người thể hiện nàng là một người có học thức có tài trí sức sảo một con người có học thức. Đó còn là một tư thế ung dung khi tiếp một vị khách xa lạ mà đặc biệt khi ông ta đã giúp nàng đánh đuổi được một trăm lẻ tám tên cầu hôn. Nàng đã làm chủ được tình thế làm chủ được bản thân, nàng không hề thất lễ với khách cũng không làm mất lòng với kẻ ở người ăn.
Nhưng nếu chỉ dừng lại trong cái cách xử trí với người lạ thì ta chưa thể thấy được cái sự thông minh sắc sảo của con người này. Qua lời đối thoại với con trai nàng đã cố tình đưa ra phép thử về dấu hiệu nhận biết của chiếc giường mà chỉ nàng với chồng nàng mới biết được. Nàng sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra và Uy lít xơ cũng cảm thấy chột dạ khi mà chiếc giường không thể xê dịch được. nhưng với trí thông minh của mình Uy lít xơ đã tìm ra bí mật của chiếc giường bằng cách miêu ta nó thật chi tiết. Đó là chiếc giường được làm bằng gỗ cây ô liu và bằng việc miêu tả nó chàng đã kể lại những câu chuyện tình yêu giữa chàng với vợ mình. Cuối cùng chàng đã giải mã được cái dấu hiệu bí mật mà vợ mình đã đặt ra. Khi nhận ra chồng nàng dã thể hiện tình cảm của mình bằng những biểu hiện yêu thương khát vọng mong chờ đối với người chồng mà bấy lâu nay nàng đã không thể biểu thị tình cảm yêu thương ấy đối với một ai mà chỉ một lòng đợi người chồng này về. Nàng “bủn rủn cả chân tay chạy lại nước mắt chan hòa ôm lấy cổ chồng hôn lên trán chồng. Pê-nê-lốp bằng sự thông minh tài trí của mình đã xác minh và tìm ra được chồng mình còn Uy lít xơ thì bằng trí tuệ nhạy bén đã đáp ứng được tất cả mọi thử thách mà vợ chàng đã đưa ra. Đó chính là sự gặp gỡ của hai tâm hồn hai trí tuệ, thật cảm động và thiêng liêng biết bao. Từ đó ta cũng thấy được những phẩm chất cao đẹp của nàng đặc biệt là trí tuệ sắc sảo, sự bình tĩnh tự tin và luôn thận trọng trong mọi tình huống. Khi nàng nhấn mạnh “cha và mẹ. . . không ai biết hết” chính là lúc nàng cố ý tạo ra một hoàn cảnh thử thách đối với Uy-lít-xơ. Nó là gợi ý về dấu hiệu nhận ra nhau của vợ chồng nàng. Câu nói ấy vừa thể hiện sự thận trọng, vừa thể hiện sự thông minh sắc sảo của Pê-nê-lốp. Thực ra Pê-nê-lốp không phải là người “bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá”, có “một trái tim sắt đá hơn ai hết”. Hai mươi năm phải làm chủ gia đình, lại phải đối diện với bao thử thách, nàng đã phải tạo cho mình cái vỏ bọc cứng rắn. Có như vậy nàng mới chờ được đến ngày người chồng trở về để được ùa vào lòng chàng mà bật lên bao nhiêu cảm xúc dồn nén mấy chục năm.
Pê-nê-lốp phải dùng đến cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt nàng vì bí mật ấy giúp giải tỏa được nhiều mối nghi ngờ. Trước hết, để Pê-nê-lốp biết đó không phải là Uy-lít-xơ giả. Sau nữa, nó còn là minh chứng cho lòng chung thủy của nàng. Nếu chiếc giường đã bị chuyển đi hoặc đã không còn là bí mật của riêng hai vợ chồng nữa thì cũng có nghĩa là phẩm giá của Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Phép thử ấy không những chỉ nói lên phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp mà còn khắc sâu sự bền vững của tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng cha con. Qua hành động của Pê-nê-lốp (một sự cẩn trọng gần như thái quá) chúng ta có thể thấy được tính chất phức tạp của thời đại – nơi mà những hiểm nguy luôn rình rập, đe dọa con người.
Tác phẩm cho chúng ta thấy được một phần nào đó người phụ nữ cổ trong xã hội thời bấy giờ. Họ chung thủy họ thông minh họ sắc sảo đến kì lạ họ yêu thương nồng cháy nhưng thông minh trí tuệ và đầy bản lĩnh.
Phân tích nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 7)
Hạnh phúc chỉ thực sự bền vững khi trải qua thử thách. Nàng Pê-nê-lốp trong sử thi Ô-đi-xê nổi tiếng của Hi Lạp cũng vậy. Sau hai mươi năm đằng đẵng chờ chồng, chịu sự nhòm ngó, ép buộc thường trực của 108 kẻ quyền quý cầu hôn, nàng đã tìm thấy hạnh phúc của ngày xum họp.
Hình ảnh Pê-nê-lốp chính là biểu tượng của vẻ đẹp phụ nữ Hi Lạp – kiên trinh, thánh thiện, trí tuệ.
Hai mươi năm không gặp, hai mươi năm xa cách chờ chồng. Thời gian là liều thuốc nhiệm màu thử thách lòng chung thuỷ của đàn bà và thời gian cũng là nền tảng cho cái đẹp hiện hình. Người phụ nữ Pê-nê-lốp qua thời gian đã làm cho hàng triệu trái tim người đọc mến phục và trân trọng.
Trước hết, vẻ đẹp của Pê-nê-lốp hiện lên qua thái độ trân trọng trong cách ứng xử khi trước mặt là người tự nhận là người chồng yêu dấu trong bộ dạng một kẻ hành khất. Người hằng được nàng cho phép ở lại lâu đài để kể cho nàng nghe về hai mươi năm chinh chiến và trôi dạt lênh đênh của chồng. Nàng phải kìm nén tình cảm riêng tư cho lí trí vạch đường chỉ lối. Có những lúc tâm trạng nàng nhiều sự phân vân chọn lựa đầy mâu thuẫn. Khi nghe nhũ mẫu Ơ-ri-clê lên gác báo tin chồng đã trở về nàng “mừng rỡ cuống cuồng nhảy ra khỏi giường ôm chầm lấy bà lão nước mắt chan hoà”. Đấy là biểu thị của lòng chung thuỷ, niềm hạnh phúc tột độ được đền bù xứng đáng. Biết bao ngày nàng ngồi dệt tấm thảm để đêm đêm lại tháo ra nhằm trì hoãn sự thúc bách của bọn cầu hôn? Biết bao nhớ mong và yêu thương dành hết cho chồng? Giờ đây nghe nhũ mẫu báo tin Uy-lit-xơ đã trở về nàng không mừng sao được? Nhưng rồi Pê-nê-lốp có một thái độ hoàn toàn khác – thận trọng. Tại sao lại có sự thay đổi đột ngột như vậy? Chúng ta không nên trách cứ nàng đa nghi vì nàng đã hứng chịu biết bao cay đắng khi xa chồng, trong lúc 108 kẻ quấy nhiễu cầu hôn bắt nàng phải tái giá. Nàng đã cương quyết bác bỏ tin của nhũ mẫu và cho rằng người giết chết 108 kẻ cầu hôn giải cứu cho nàng không phải là Uy-lít-xơ mà là một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhơ nhuốc của bọn kia. Bởi nàng vẫn đau khổ cho rằng “chàng đã hết hy vọng trở lại đất A-Cai, chính chàng cũng đã chết rồi”.
Tâm trạng Pê-nê-lốp phân vân nhưng rất quả quyết. Nàng đã trấn an nhũ mẫu cũng là để trấn an mình. Tâm trạng nàng trước lúc gặp Uy-lít-xơ “rất đỗi phân vân”, điều đó được thể hiện trong dáng điệu, cử chỉ, trong sự lúng túng tìm cách ứng xử. Nàng không biết “nên đứng xa nên chạy gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn”. Pê-nê-lốp ngồi đối diện với chồng chưa kịp nói điều gì thì Tê-lê-mác con trai nàng đã lên tiếng trách mẹ gay gắt: “Mẹ ơi! Mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừng… không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt suốt hai mươi năm… bây giờ mới về xứ sở mà lại ngồi cách xa chồng đến vậy?”. Tê-lê-mác trách vì chỉ nhìn vào biểu hiện bên ngoài, vì sự nông nổi, chưa từng trải của con trẻ. Trong tình huống này, lời trách giận dữ, phũ phàng của đứa con rất dễ làm Pê-nê-lốp rối trí. Nhưng nàng vẫn rất tỉnh táo, thận trọng không muốn có một sai sót gì. Hai mươi năm xa cách nhớ mong ai chẳng cuồng vui ngày gặp lại, nhưng đứng trước Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp đã kìm nén cảm xúc riêng tư, thông minh nghĩ ra cách xác minh sự thật. Sự thận trọng của nàng không thừa, nó rất phù hợp với hoàn cảnh. Càng chứng tỏ lòng chung thuỷ cao độ của nàng. Bởi lòng chung thuỷ ấy mang phẩm chất kiên trinh đầy trí tuệ.
Vẻ đẹp người phụ nữ Pê-nê-lốp còn hiện lên qua tư thế ung dung của một chủ nhà tiếp một vị khách lạ một vị khách đặc biệt vì ông ta đã đánh đuổi được 108 kẻ cầu hôn. Sự ung dung ấy cho thấy nàng là con người bản lĩnh, có học vấn, cao sang, quyền quý. Nàng làm chủ được tình thế, làm chủ bản thân, không thất lễ với khách, cũng không làm mất lòng kẻ ở người ăn.
Nhưng nếu chỉ dừng lại trong thái độ cư xử, trong tư thế ung dung bình tĩnh thì chưa thấy được sự thông minh sắc xảo của người phụ nữ này. Qua lời đối thoại trực tiếp với con trai nàng đã kín đáo đem ra phép thử “bí mật của chiếc giường”. Chỉ nàng và chồng biết. Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi phòng. Đây không phải là mục đích cần đến của nàng mà là sự thử thách. Người tự nhận là chồng nàng, chắc chắn sẽ lộ diện. Uy-lít-xơ giật mình chột dạ, vì chiếc giường không thể xê dịch được. Chàng liền cất tiếng và miêu tả chi tiết, tỉ mỉ chiếc giường. Đó là chiếc giường làm ra từ một gốc cây ô liu. Qua cách miêu tả tỉ mỉ, Uy-lit-xơ cũng muốn nhắc lại tình yêu, tình vợ chồng son sắc cách đây hai mươi năm. Miêu tả cái giường bí mật ấy, chàng đã giải mã giấu hiệu riêng do Pê-nê-lốp cài đặt.
Khi đã gạt bỏ được mọi nghi ngờ, nhận ra chồng, Pê-nê-lốp mới thể hiện tình cảm bằng những hành động yêu thương, thể hiện nỗi khát vọng mong chờ. Nàng “bủn rủn cả chân tay…bên chạy lại nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”. Pê-nê-lốp dùng sự khôn khéo để xác minh sự thật, Uy-lit-xơ bằng trí tuệ nhạy bén đáp ứng được điều thử thách. Đây là sự gặp gỡ của hai tâm hồn, hai trí tuệ.
Đoạn trích Uy-lit-xơ trở về không cốt miêu tả khung cảnh xum họp, đoàn tụ thông thường. Cơ bản, nó muốn tạc hình ảnh người phụ nữ Hi Lạp cổ đại chung thuỷ kiên trinh, yêu đương nồng cháy nhưng thông minh trí tuệ, tinh tế, đầy bản lĩnh. Mặt khác cũng thể hiện khát vọng bình yên trong một gia đình hạnh phúc. Ở đó, mặc cho thời gian đằng đặc cách chia vẫn có đợi chờ, hiểu biết lẫn nhau.
Phân tích nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 8)
Sử thi Ô-đi-xê của nhà thơ mù Hô-me-rơ (Hi Lạp) được sáng tác dựa theo Truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa, một sự kiện xảy ra trước thời kì Hô-me-rơ sống khoảng ba thế kỉ. Nhân vật chính là chàng Uy-lít-xơ dũng cảm, tài ba, biểu tượng của sức mạnh, trí tuệ; ý chí, nghị lực của con người cùng với khát vọng tìm hiểu, chinh phục thế giới và niềm mơ ước mãnh liệt về một cuộc sống hoà bình, hạnh phúc.
Phần cuối sử thi kể về cuộc gặp gỡ vô cùng cảm động giữa Uy-lít-xơ và người vợ thuỷ chung Pê-nê-lốp sau hai mươi năm trời xa cách, vốn là một phụ nữ đẹp tuyệt vời nên Pê-nê-lốp thường xuyên bị đám đàn ông quý tộc quấy rầy, không thể sống yên. Uy-lít-xơ đã giết chết chúng cùng với đám gia nhân phản bội.
Nhũ mẫu Ơ-ri-clê đưa ra bằng chứng là vết sẹo do nanh trắng của một con lợn lòi húc vào chân chàng ngày xưa để lại, Pê-nê-lốp vẫn chưa tin. Sau khi xuống gác, nàng bước đến ngồi trước mặt Uy-lít-xơ mà lòng phân vân khôn xiết: có nên lại gần để hỏi chuyện người chồng yêu quý, hay ôm lấy đầu, cầm lấy tay chàng mà hôn? Tận mắt nhìn thấy chàng ngồi tựa vào một cái cột cao, vất nhìn xuống đất, chờ đợi phản ứng của nàng, nhưng nàng vẫn ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp.
Hô-me-rơ quả là có khả năng miêu tả tâm lí nhân vật đạt đến mức tinh tế, sâu sắc lạ thường. Có nhiều lí do để nàng Pê-nê-lốp giữ thái độ thận trọng như thế. Từ ngày chồng tham gia chinh chiến, một mình nàng phải đối phó với bao nhiêu kẻ độc ác, tham lam, háo sắc. Chúng có vô vàn mưu ma chước quỷ, song nàng chỉ có trí thông minh sắc sảo và lòng thuỷ chung son sắt chờ chồng.
Tác giả khéo léo dùng lời trách móc của Tê-lê-mác để gián tiếp thể hiện sự cảnh giác cao độ của Pê-nê-lốp. Con trai gay gắt chỉ trích mẹ là tàn nhẫn và độc ác, vì cứ ngồi nhìn cha trân trân mà không biết đến gần vồn vã hỏi han: Không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt hai mươi năm nay, trải qua bao gian lao, bây giờ mới trờ về xử sở, mà lại có thể ngồi cách xa chồng như vậy. Nhưng mẹ thì bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá.
Nếu ở vào hoàn cảnh bình thường thì thái độ của Tê-lê-mác là hỗn xược, đáng giận, nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt này, Uy-lít-xơ thấu hiểu nỗi bức xúc và hờn giận không phải là vô cớ của con trai: Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười. Chàng âu yếm nói với con trai những lời có cánh như sau: Tê-lê-mác, con đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy. Hiện giờ cha còn bẩn thiu, quần áo rách rưởi, nên mẹ con khinh cha, chưa nói: “Đích thị là chàng rồi”.
Sau khi tắm rửa, Uy-lit-xơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Chàng ngồi lên chiếc ghế bành ban nãy đã ngồi rồi nói với vợ bằng giọng hờn trách nhẹ nhàng, thoáng chút ngậm ngùi, tủi thân: Khốn khổ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biện biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới được về xứ sở. Rồi chàng quay sang nói với nhũ mẫu: Thôi, già ơi! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.
Nghe chàng nói vậy, chắc chắn những người xung quanh phải mủi lòng, nhưng Pê-nê-lốp vẫn chưa tin và tiếp tục thử chàng bằng bí mật của chiếc giường mà không ai biết ngoài vợ chồng nàng. Phép thử cuối cùng này quả là màu nhiệm! Nó làm rung động dữ dội cả trái tim và khối óc của người anh hùng Uy-lít-xơ. Chàng giật mình nói với vợ: Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này… Đây là một Chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai… Rồi chàng kể cách thức làm giường cùng các chi tiết độc đáo của nó. Chàng băn khoăn, sốt ruột hỏi cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ hay đã có người chặt gốc cây Ô-liu mà dời nó đi nơi khác?
Như vậy là Uy-lít-xơ đã chứng minh được mình chính là người chồng yêu quý mà nàng Pê-nê-lốp đang mỏi mòn đợi chờ, trông ngóng. Nghe chàng nói vậy, nàng bủn rủn cả chân tay… bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng và nói: Uy-lít-xơ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan. Ôi Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghen ghét ta, không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác… Giờ đây, chàng đã đưa ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp… Vì vậy chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi.
Những lời tâm huyết của ngựời vợ xinh đạp, thuỷ chung khiến Uy-lít-xơ muốn khóc. Chàng ôm lấy người vợ xiết bao thương yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình, mà khóc dầm dề.
Uy-lít-xơ trở về có lẽ cao trào của cảm xúc nhân vật, cảm xúc tác giả và cảm xúc người đọc đã gặp nhau ở đây, cộng hưởng và thăng hoa để trở thành bất diệt! Đó cũng chính là những yếu tố làm nên chất lãng mạn bay bổng trong nghệ thuật cùng chất nhân văn sâu sắc trong nội dung ý nghĩa của đoạn trích này.
Nhà thơ mù Hô-me-rơ của văn học Hi Lạp cổ đại xứng đáng là bậc thầy của những thiên trường ca – sử thi có sức sống muôn đời trong tâm hồn nhân loại.
Phân tích nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 9)
Hô-me-rơ được biết đến là nhà thơ mù sống vào thời kì trước công nguyên. Ông được sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh nghèo khó. Ông đã tập hợp tất cả những tiểu thuyết và sử thi đồ sộ để hoàn thành bộ sử thi Ô-đi-xê. Tác phẩm nới về sự nghiệp chinh phục thế giới bao la và hùng dũng con ngời ngoài lòng dũng cảm thì đòi hỏi phải có những phẩm chất như sự thông minh tỉnh táo mưu trí và khôn ngoan. Tác phẩm Uy-lit-xơ trở về được trích trong tác phẩm Ô-đi-xê. Tác phẩm như đã miêu tả thật chân thực hai cuộc tác động đối với Pê-lê-nốp và Uy lít xơ để được đoàn tụ cùng nhau. Qua đoạn trích ta thấy được hình tượng nhân vật Pê-nê-nốp hiện lên thật đẹp là biểu tượng của những người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ.
Đầu tiên có thể nói vẻ đẹp của nàng được hiện lên là một người có thái độ rất trân trọng qua thái độ của nàng đối với người ăn mặc lôi thôi lếch thếch và còn tự nhận là chồng của nàng. Nàng bỏ ngoài tai tất cả mọi lời nói của những tên hậu cần nói đó không phải là chồng của nàng. Nàng mời người đó vào điện và nói người đó hãy kể cho nàng nghe những chuyện mà người đó đã trải qua trong suốt hai mươi năm đi xa. Thật bất ngờ nghe nhũ mẫu báo tin là chồng nàng đã trở về thì nàng rất vui mừng nhảy cẫng kên vì vui sướng đến tột độ. Và thế là người chồng sau bao nhiêu năm xa cánh bặt vô âm tín nay bỗng nhiên đã trở về bên nàng. Điều này là biểu thị của lòng chung thủy là sự chờ đợi bò bõ của nàng suốt bao nhiêu năm xa cách. Biết bao ngày đêm nàng dệt tấm thảm rồi đêm đêm lại tháo ra nhằm trì hoãn sự hối thúc của bọn đến cầu hôn biết bao nhiêu năm sự chờ đợi chung thủy của nàng dành cho chồng.
Giờ đây sự chờ đợi của nàng đã được đền bù, đền đáp thật xứng đáng. Nhưng từ sự phấn khích và quá đỗi vui sướng nàng lại có một thái độ hoàn toàn khác đó là sự thận trọng. Tâm trạng này của nàng chúng ta có thể hoàn toàn hiểu được. Nàng rất cũng đã rất phân vân vì nếu những vị hành khất là chồng nàng thực thì tại sao trong lần gặp trước lại không nói ra. Và nếu như nhân vật Pê-nê-lốp vội vã mà nhận lầm thì danh dự của nàng sẽ bị tổn thương rất lớn (điều tối kỵ của người Hi Lạp).
Tâm trạng trước khi ra gặp chồng của nàng đó là tâm trạng rất phân vân. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng trong cách ứng sử của nàng. Nàng không biết nên đứng xa mà nhìn hay là chạy đến mà ôm chạy đến mà hôn lấy tay chàng. Thế rồi nàng ngồi cách xa chồng, Phải chăng tâm trạng của nàng lúc này đang rất rối bời. Nàng thật tinh tế khi đã chọn cánh ngồi xa chồng nhưng dường như khi nào ta cũng thấy sự chăm chú cái vẻ mặt thương cảm cái ánh mắt của nàng chưa lúc nào rời khỏi con người ấy. Nàng đã ngồi đối diện với người chồng chưa kịp nói điều gì mà đứa con trai đã vội trách mẹ “mẹ ơi mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ thật tàn nhẫn qua chừng. Có thể nói từ trước đến nay không có lấy một người đàn bà nào sắt đá đến mức mà chồng đi biền biệt suốt hai mươi năm mới trở về mà lại có thể ngồi cách xa chồng đến mức độ như vậy. Và ngay cả đứa con trai chỉ nhìn vào cái bên ngoài mà không hiểu thấu được lòng mẹ lúc này cũng đang như lửa đốt vậy. Đứng trước câu nói của đứa con trai yêu quý lạicàng khiến lòng nàng trở nên rối trí. Nhưng chỉ trong giây lát ngắn ngủi thôi là nàng đã tìm được lại lí trí lấy được lòng dũng cảm và nàng đã tìm ra cách để xác minh sự thật để chứng minh được đó là chồng của nàng. Sự thận trọng của nàng khiến cho chúng ta cảm thấy nàng là một người rất thông minh sự thận trọng ấy rất phù hợp với hoàn cảnh và điều đó càng chứng minh một sự thủy chung đến mặn nồng trong con người nàng. Nàng dường như đã đợi người ấy suốt bao nhiêu năm vì thế không thể dựa vào những lời nói bâng quơ hay là một dáng hình bề ngoài là nàng tin tưởng để rồi có khi lại có những lựa chọn sai lầm được.
Dường như vẻ đẹp của người phụ nữ ấy còn được hiện lên bằng những tào trí sáng tạo hơn người thể hiện nàng là một người có học thức có tài trí sức sảo một con người có học thức. Đó còn chính là một tư thế ung dung khi tiếp một vị khách xa lạ mà đặc biệt khi ông ta đã giúp nàng đánh đuổi được một trăm lẻ tám tên cầu hôn. Nàng đã làm chủ được tình thế làm chủ được bản thân, nàng không hề thất lễ với khách cũng không làm mất lòng với kẻ ở người ăn.
Nhưng nếu chỉ dừng lại trong cái cách sử trí với người lạ thì ta chưa thể thấy được một sự thông minh sắc sảo của con người này được. Qua lời đối thoại với con trai nàng đã cố tình đưa ra phép thử về dấu hiệu nhận biết của chiếc giường mà chỉ nàng với chồng nàng mới biết được. Nàng đã sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra và dường như Uy lít xơ cũng cảm thấy chột dạ khi mà chiếc giường không thể xê dịch được. nhưng với trí thông minh của mình uy lít xơ đã tìm ra bí mật của chiếc giường bằng cách miêu ta nó thật chi tiết. Đó chính là một chiếc giường được làm bằng gỗ của cây ô liu và bằng việc miêu tả nó chàng đã kể lại những câu chuyện tình yêu giữa chàng với vợ mình. Và cuối cùng chàng Uy-lít xơ đã giải mã được cái dấu hiệu bí mật mà vợ mình đã đặt ra. Khi nhận ra chồng nàng dã thể hiện tình cảm của mình bằng những biểu hiện yêu thương khát vọng mong chờ đối với người chồng mà bấy lâu nay nàng đã không thể biểu thị tình cảm yêu thương ấy đối với một ai mà chỉ một lòng đợi người chồng này về. Nàng “bủn rủn cả chân tay chạy lại nước mắt chan hòa ôm lấy cổ chồng hôn lên trán chồng. Pê-nê-lốp với sự thông minh, nhạy bén và tài trí của mình đã xác minh và tìm ra được chồng mình còn Uy lít xơ thì bằng trí tuệ nhạy bén đã đáp ứng được tất cả mọi thử thách mà vợ chàng đã đưa ra. Và có thể nói rằng đó chính là sự gặp gỡ của hai tâm hồn hai trí tuệ, thật cảm động và thiêng liêng biết bao. Từ đó ta cũng thấy được những phẩm chất cao dẹp của nàng đặc biệt là trí tuệ sắc sảo, sự bình tĩnh tự tin và luôn thận trọng trong mọi tình huống. Khi nàng nhấn mạnh “cha và mẹ. . . không ai biết đến điều này hết” chính là lúc nàng cố ý tạo ra một hoàn cảnh thử thách đối với Uy-lít-xơ. Nó là một gợi ý về dấu hiệu nhận ra nhau của vợ chồng nàng. Câu nói ấy như vừa đã thể hiện sự thận trọng, vừa lại thể hiện được sự thông minh sắc sảo của Pê-nê-lốp. Thực ra Pê-nê-lốp không phải là người “bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá”, có “một trái tim sắt đá hơn ai hết”. Hai mươi năm phải làm chủ gia đình, lại phải đối diện với bao thử thách, nàng đã phải tạo cho mình cái vỏ bọc cứng rắn. Cũng chỉ có như vậy nàng mới chờ được đến ngày người chồng trở về để được ùa vào lòng chàng mà bật lên bao nhiêu cảm xúc dồn nén mấy chục năm xa cách.
Pê-nê-lốp để giải tỏa mối nghi ngờ nàng đã phải dùng đến cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt. Đầu tiên đó là việc để Pê-nê-lốp biết đó không phải là Uy-lít-xơ giả. Sau nữa, nó còn là minh chứng cho lòng chung thủy của nàng. Nếu như chiếc giường đã bị chuyển đi hoặc đã không còn là bí mật của riêng hai vợ chồng nữa thì cũng có nghĩa là phẩm giá của Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Chính phép thử ấy không những chỉ nói lên phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp mà còn khắc sâu sự bền vững của tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng cha con. Qua hành động của nhân vật Pê-nê-lốp (một sự cẩn trọng gần như thái quá) chúng ta có thể thấy được tính chất phức tạp của thời đại – nơi mà những hiểm nguy luôn rình rập, đe dọa con người.
Tác phẩm dường như đã cho chúng ta thấy được một phần nào đó người phụ nữ cổ trong xã hội thời bấy giờ. Họ một lòng một dạ chung thủy, họ thông minh họ sắc sảo đến kì lạ họ yêu thương nồng cháy nhưng thông minh trí tuệ và đầy bản lĩnh.
Phân tích nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (mẫu 10)
Đoạn trích ” Uy-lít-xơ trở về” nằm ở khúc ca thứ XXIII của sử thi “Ô-đi-xê” được viết bởi Hô-me-rơ. Đoạn trích không chỉ ca ngợi sự thông minh, tài giỏi của Uy-lít-xơ mà còn nhấn mạnh vẻ đẹp của Pê-nê-lốp vợ chàng. Qua đoạn trích, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của Pê-nê-lốp không chỉ là vẻ xinh đẹp bên ngoài mà còn là vẻ đẹp trí tuệ và phẩm chất.
Hoàn cảnh đặt ra là Uy-lít-xơ vẫn chưa thể trở về quê hương và đang bị nữ thần Ca-líp-xô giam giữ. Các vị thần khác đã xin Dớt cho Uy-lít-xơ trở về sum họp với gia đình. Trong khi đó, vợ chồng Pê-nê-lốp và con trai đang phải đối mặt với 108 kẻ cầu hôn quyền quý. Nữ thần Ca-líp-xô buộc phải thả Uy-lít-xơ. Sau vài ngày, chàng gặp bão và may mắn dạt vào xứ sở của vua An-ki-nô-ốt, chàng được vua giúp và sau 10 năm nữa, chàng mới có thể trở về nhưng vừa về lại phải đối mặt với bọn cầu hôn xảo quyệt. Chàng đã cùng với con trai trừng trị bọn phá hoại gia đình mình.
Pê-nê-lốp là một người phụ nữ có dung mạo xinh đẹp, có nhan sắc, vì vậy, chồng này xa nhà quá lâu đã khiến cho những người đàn ông khác tới cầu hôn nàng. Thế nhưng, nàng thể hiện mình là một người phụ nữ chung thủy, son sắc, một lòng đợi chờ chồng mình trở về mặc cho lời thúc giục từ cha mẹ muốn nàng đi bước nữa. Tình yêu nàng dành cho chồng thể hiện ở mưu kế tấm thảm ngày dệt, đêm lại tháo để trì hoãn việc tái giá.
Đỉnh điểm nhất là lời tâm sự của nàng với nhũ mẫu, dù Uy-lít-xơ không trở về nữa nàng cũng sẽ tìm cách thoái thác chuyện tái giá dù nàng có phải chờ đợi hai mươi năm ròng rã, dài đằng đẵng. Chưa ngày nào nàng thôi mơ ước về một ngày gia đình đoàn tự.
May thay Uy-lít-xơ đã kịp trở về, chàng đóng giả người hành khất vào nhà và tiêu diệt toàn bộ 108 tên cầu hôn đáng ghét. Chàng gặp nhũ mẫu và người nhũ mẫu đã báo tin cho Pê-nê-lốp rằng chồng nàng đã trở về.
Có thể hình dung Pê-nê-lốp đã vui sướng biết chừng nào, thế nhưng sau biết bao sự kiện những kẻ cầu hôn gớm ghiếc, sự phản bội của gia nhân đã khiến nàng không thể không đề phòng mà nghi ngờ. Sự thận trọng của nàng không chỉ được thể hiện qua suy nghĩ, hành động, mà nó còn được thể hiện thông qua là kể của tác giả khi trích lời của nàng “thận trọng nói”. Pê-nê-lốp thậm chí còn đưa ra những lập luận hết sức có lý rằng khả năng Uy-Lít-xơ trở về gần như bằng không rằng có thể vị thần nào đó đã trừng trị những kẻ xảo quyệt đáng ghét kai, còn về phần Uy-lít-xơ sau khi lưu lạc tới 20 năm, có lẽ chàng cũng đã chết và không thể trở về mảnh đất A-cai rồi.
Con người vừa thông minh vừa thận trọng ấy không vội nhận chồng mình mặc kệ lời giải thích của nhũ mẫu về vết húc của con lợn nòi khiến Uy-lít-xơ bị thương khi đi săn. Nàng quyết định gặp người hành khất ấy, nàng ngồi đối diện để có thể nhìn kẻ đó kỹ hơn, nàng không ngừng phân vân về kẻ rách rưới không giống Uy-lít-xơ trước kia, nhưng thâm tâm nàng vẫn mong chàng còn sống. Thậm chí, con trai nàng trách móc nàng độc ác, Uy-lít-xơ giận dỗi trước sự nghi ngờ của nàng nhưng nàng vẫn quả quyết nếu Uy-lít-xơ hai người sẽ nhận ra nhau.
Vì vậy, Pê-nê-lốp với sự thông minh và nhạy bén đã nhanh chóng nghĩ ra thử thách dành cho người hành khất tự nhận là chồng mình kia. Nàng thử thách chồng mình về bí mật chiếc giường cưới chỉ hai người mới biết được.
Khi Uy-lít-xơ giận dỗi nói với nhũ mẫu: “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường ngủ vì trái tim trong ngực nàng làm bằng sắt”, Pê-nê-lốp đã rất tự nhiên mà thử thách: “Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường”. Lúc này, Uy-lít-xơ chợt nhận ra bí mật về chiếc giường mà chỉ hai vợ chồng chàng biết đó là chiếc giường không thể di chuyển.
Khi chàng nói hết thảy điều này, Pê-nê-lốp mới vỡ òa trong vui sướng và nhận lại chồng. Tình yêu của nàng được thể hiện qua hành động nhìn chồng không chán mắt, đôi tay trắng muốt đặt mãi trên cổ chống không buông, bao nhiêu yêu thương suốt một quãng thời gian dài cuối cùng nàng đã được gặp lại chồng. Niềm vui sướng ấy thật khó để diễn tả.
Như vậy, bằng nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật tài tính và hợp lý, nhân vật Pê-nê-lốp được thể hiện không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình làm lay động lòng người mà những phẩm chất khác của nàng về trí thông minh, sự cẩn thận và tình yêu thương chồng thủy chung. Sau bao nhiêu biến cố và thời gian dài xa chồng, sự thận trọng của Pê-nê-lốp được xem là hợp lý và đúng logic. Hô-me-rơ đã mượn nhân vật Pê-nê-lốp để khắc họa hình ảnh người Hy Lạp cổ đại với những vẻ đẹp hình thể lẫn tâm hồn cao đẹp.
Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:
Phân tích nhân vật Tấm
Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Đóng vai tấm kể lại chuyện Tấm Cám
Đóng vai Cám kể lại truyện Tấm Cám
Phân tích bài ca dao số 4: Khăn thương nhớ ai… Lo vì một nỗi không yên một bề
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.