68 lượt xem

đề Văn Giữa Kì 1 Lớp 10

Đề thi giữa kì 1 Văn 10 năm 2023 – 2024 bao gồm 22 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Văn lớp 10 giữa học kì 1 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài văn để làm bài kiểm tra giữa kì 1 lớp 10 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là TOP 22 Đề thi giữa kì 1 Văn 10, mời các bạn cùng tải tại đây.

TOP 22 Đề thi giữa kì 1 Văn 10 năm 2023 – 2024

  • Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh diều
  • Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh diều

ĐỀ SỐ 1

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

VỊNH TIẾN SĨ GIẤY (BÀI 2)

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.Cũng gọi ông nghè có kém ai.Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng(1),Nét son điểm rõ mặt văn khôi(2).Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?Cái giá khoa danh ấy mới hời(3)!Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!

(Nguyễn Khuyến, Dẫn theo https://www.thivien.net)

(1) giáp bảng: bảng đề tên từ học vị Tiến sĩ trở lên.

(2) văn khôi: đầu làng văn. Ở đây chỉ người đỗ đạt cao.

(3) hời: giá rẻ.

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luậtC. Ngũ ngôn bát cú Đường luậtD. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

Câu 2. Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào?

A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối)B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối)C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu)D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối)

Câu 3. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?

A. 1 – 2 và 3 – 4B. 3 – 4 và 5 – 6C. 5 – 6 và 7 – 8D. 1 – 2 và 7 – 8

Câu 4. Trường hợp nào không phải là đối tượng miêu tả và châm biếm trong bài thơ?

A. Những người đỗ tiến sĩ bằng tài năng thực sự và đem cái tài của mình ra phục vụ cho đất nước.B. Chính con người tác giả với thân phận éo le và tình cảnh trớ trêu của ông.C. Những đồ chơi hình ông tiến sĩ làm bằng giấy cùng một ít phẩm màu xanh đỏ, dành cho trẻ em trong dịp tết Trung thu.D. Những kẻ mang danh khoa bảng mà không có thực chất, luôn vênh vang không biết liêm sỉ.

Câu 5. Nét nghĩa nào phù hợp với từ “cũng” (được lặp lại bốn lần) trong hai câu đầu bài Vịnh tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến?

A. Như mọi trường hợp thông thường, mặc dù hoàn cảnh, điều kiện trong trường hợp nêu ra là khác thường.B. Như những trường hợp tương tự, theo nhận định chủ quan của người nói (dùng để làm cho lời nói bớt vẻ khẳng định).C. Đồng thời diễn ra trong một hoàn cảnh, điều kiện.D. Không khác, so với trường hợp nêu ra hoặc so với những trường hợp thông thường, hay là với trước kia.

Câu 6. Hàm ý của hai câu thực trong bài thơ là gì?

A. Nói về sự màu mè, lòe loẹt của những ông “tiến sĩ đồ chơi”.B. Nói về sự sang trọng, quý phái của những ông nghè “thật”.C. Nói về giá trị xoàng xĩnh của những ông nghè “thật”.D. Nói về sự danh giá, cao quý của những ông nghè “thật”.

Câu 7. Nội dung của câu thơ kết bài là gì?

A. Tác giả cho rằng những ông nghè thật chỉ đáng là đồ chơi cho trẻ con.B. Nêu lên một phát hiện của nhà thơ về bản chất của những ông tiến sĩ giấy.C. Nêu lên sự nhầm lẫn của tác giả khi quan sát những ông tiến sĩ giấy.D. Tác giả lột trần thực chất trống rỗng của những người mua danh ông nghè.

Câu 8. Nhận định nào không đúng mục đích của tác giả Nguyễn Khuyến khi sáng tác bài thơ?

A. Tự cười về sự bất lực của mình trước những đòi hỏi của thời cuộc.B. Châm biếm, phê phán tệ mua quan bán tước đương thời.C. Chỉ ra mâu thuẫn giữa cái danh và cái thực trong những ông tiến sĩ thật.D. Phê phán việc triều đình bấy giờ không chọn đúng người hiền tài.

Câu 9. Qua bài thơ, anh / chị cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng.

Câu 10. Từ bài thơ, anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Vấn đề “danh” và “thực” trong cuộc sống hiện nay như thế nào? Hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề này.

– Hết –

Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Đáp án: 1 – A, 2 – C, 3 – B, 4 – A, 5 – D, 6 – C, 7 – D, 8 – D.

Câu 9. HS nêu suy nghĩ của cá nhân, viết đúng dung lượng. Qua bài thơ, Nguyễn Khuyến hiện lên là người có tấm lòng yêu nước thương dân, có trách nhiệm với dân, với nước. Bởi vậy ông luôn đau đớn, trăn trở trước những vấn nạn của xã hội đồng thời nhà thơ cũng luôn cảm thấy băn khoăn, day dứt vì mình cũng là một tiến sĩ giấy, không làm được điều gì có ích cho dân, cho nước.

Câu 10. HS trả lời theo suy nghĩ của cá nhân, có lí giải hợp lí, viết đúng dung lượng. Bài thơ đã mang đến cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về cái danh và cái thực, về thái độ cần có của người có học trong thời cuộc. Sống ở trên đời không nên coi trọng hư danh. Điều quan trọng là làm được gì có ích cho đời chứ không nên theo đuổi hư danh hão huyền. Người có học phải ý thức được vị trí và trách nhiệm của mình trước cuộc đời. Phải sống sao để không trở thành kẻ vô tích sự với cuộc đời.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

* Yêu cầu chung: HS kết hợp được kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. Bài viết phải có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đầy đủ, rõ ràng; đúng kiểu bài nghị luận; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

Bài viết cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Có bố cục 3 phần đầy đủ, rõ ràng. (0,5 điểm)

– Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận (vấn đề “danh” và “thực” trong cuộc sống hiện nay) (0,25 điểm)

– Thân bài:

+ Giải thích “danh”, “thực”. (1,0 điểm)

+ Bàn luận thực trạng “danh” và “thực” trong cuộc sống hiện nay; phân tích hậu quả; có ví dụ minh hoạ. (1,5 điểm)

+ Liên hệ bản thân và rút ra bài học về nhận thức và hành động. (0,5 điểm)

– Kết bài: Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận. (0,25 điểm)

– Diễn đạt độc đáo và sáng tạo (dùng từ, đặt câu). (0,5 điểm)

– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,5 điểm)

Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 10

STT

KỸ NĂNG

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

CỘNG

1

ĐỌC

– Ngữ liệu: Văn bản truyện/thơ

…..

Nhận biết

(TNKQ)

Thông hiểu

(TNKQ)

Vận dụng

(Viết)

Vận dụng cao

(Viết)

– 2 câu đọc

– 2 câu TV

– 2 câu đọc

– 2 câu TV

2 câu

– Số câu

4 câu

4 câu

2 câu

10 câu

– Số điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

6,0 điểm

– Tỉ lệ %

20%

20%

20%

60%

2

VIẾT

– Ngữ liệu: Văn bản truyện

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.

– Số câu

1 câu

1 câu

– Số điểm

4,0 điểm

4,0 điểm

– Tỉ lệ

40%

40%

Tổng số câu

4 câu

4 câu

2 câu

1 câu

11 câu

Tổng số điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

40 điểm

10,0 điểm

Tỉ lệ %

20%

20%

20%

40%

100%

ĐỀ SỐ 2

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10

Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửaTháng giêng ngon như một cặp môi gầnTôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

(Trích Vội vàng của Xuân Diệu, Ngữ văn 11,Tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2019,)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

A. Tự doB. Bảy chữC. Tám chữD. Lục bát

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì? (0,5 điểm)

A. Tự sựB. Biểu cảmC. Nghị luậnD. Miêu tả

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ in nghiêng? (0,5 điểm)

A. Ẩn dụB. Nhân hóaC. Điệp cấu trúc, liệt kêD. So sánh

Câu 4. Câu thơ nào diễn tả tâm trạng vui sướng, hạnh phúc cùng lo lắng bất an của nhân vật trữ tình trong khổ thơ ? (0,5 điểm)

A. Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửaB. Tháng giêng ngon như một cặp môi gầnC. Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửaD. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

Xem thêm 

Câu 5. Đoạn thơ trên miêu tả cảnh sắc mùa xuân đang ở trạng thái nào (0,5 điểm)

A. Non tơB. Phai tànC. Trưởng thànhD. Chín

Câu 6. Tác dụng của dấu chấm ngắt giữa dòng thơ: “ Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” (0,5 điểm)

A. Không có tác dụng gìB. Ngắt ý trong câu thơC. Chỉ rõ hai trạng thái cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng bất an lo lắng của nhà thơ D. Miêu tả niềm hạnh phúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân

Câu 7. Tác dụng của phép điệp và liệt kê trong đoạn thơ (0,5 điểm)

A. Làm nổi bật vẻ đẹp non tơ mỡ màng của bức tranh thiên nhiên mùa xuânB. Làm nổi bật vẻ đẹp non tơ mỡ màng của bức tranh thiên nhiên mùa xuân và tâm trạng háo hức của nhà thơ khi đón nhận cảnh đẹp đóC. Làm nổi bật tâm trạng háo hức của nhà thơ trước cảnh đẹp thiên nhiên mùa xuânD. Làm nổi bật vẻ đẹp non tơ mỡ màng của bức tranh thiên nhiên mùa xuân, tâm trạng háo hức của nhà thơ khi đón nhận cảnh đẹp đó đồng thời giúp cho bài thơ thêm phần sinh động, hấp dẫn

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Nét đắc sắc và độc đáo của việc sử dụng nghệ thuật so sánh trong câu thơ : tháng giêng ngon như một cặp môi gần? (0,5 điểm)

A. Lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực, thước đo cho vẻ đẹp thiên nhiênB. Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, thước đo cho vẻ đẹp con ngườiC. Con người là nhân vật trung tâm của bức tranhD. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 9. Xác định cảm xúc của nhà thơ được gửi gắm trong đoạn thơ trên? (1,0 điểm)tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống cháy bỏng của Xuân Diệu

Bên cạn đó là sự vội vàng tận hưởng vẻ đep thiên nhiên, cuộc sống và sự lo lắng thầm kín trước sự trôi chảy của dòng thời gian

Câu 10. Suy nghĩ của anh chị về vấn đề dòng chảy thời gian (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá truyện ngắn “ Những chiếc ấm đất” trích trong “ Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 10

Phần I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6 Điểm)

1.A

2B

3C

4. C

5A

6C

7D

8A

Câu 9. Xác định cảm xúc của nhà thơ được gửi gắm trong đoạn thơ trên? (1,0 điểm)

– Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống cháy bỏng của Xuân Diệu

– Bên cạn đó là sự vội vàng tận hưởng vẻ đep thiên nhiên, cuộc sống và sự lo lắng thầm kín trước sự trôi chảy của dòng thời gian

Câu 10. Suy nghĩ của anh chị về vấn đề dòng chảy thời gian (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)

– Khẳng định giá trị của thời gian đối với con người

– Thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay lại, kéo theo tuổi trẻ của con người một đi không trở lại

– Hãy biết quý trọng thời gian,cố gắng thực hiện những ước mơ hoài bão của mình khi thời gian con cho phép, không nên sống hoài phí để dòng thời gian vô hình trôi qua

– Phê phán một bộ phận người sống ỉ lại không biết quý trọng thời gian

– Mở rộng liên hệ bản thân

Phần II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (4 điểm)

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

2

Cảm nhận vẻ đẹp của một nét đẹp văn hóa dân tộc: nghệ thuật thưởng trà trong truyện ngắn “ Những chiếc ấm đất” của Nguyễn Tuân.

4

1

Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc bài văn:

Mở bài giới thiệu được vấn đề; thân bài được chia thành nhiều phần với các luận điểm rõ ràng, thể hiện sự hiểu biết, có chính kiến riêng thể hiện cái hay, cái đẹp của tác phẩm; kết bài khẳng định vấn đề, bài học nhận thức của bản thân.

0.25

2

Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận về truyện ngắn “ Những chiếc ấm đất”

0.25

3

Triển khai vấn đề nghị luận:

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai các nội dung sau

5.0

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận,

0.25

Khái quát chung: hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, tóm tắt nội dung chính của truyện

0.25

2. Cảm nhận về

* Nội dung của truyện

Một cụ Sáu mê uống trà tàu

một nét đẹp truyền thống không thể nào phai nhạt được trong thói quen sống của dân tộc ta. Một thú vui tao nhã không chỉ còn là ở mặt hình thức bên ngoài nữa, mà để cảm được cái sự thanh cao thoát tục của thưởng trà phải có một tâm hồn thực sự say mê và am hiểu đối với trà đạo. Đấy mới thực sự là cái đẹp truyền thống lưu giữ, thật vậy, là lưu giữ về hình thức lẫn giá trị tâm hồn của những dân thưởng trà. Ở “Những chiếc ấm đất” của Nguyễn Tuân đã đào được tận gốc tinh hoa của sự tinh túy trong trà đạo.

* Ngôi kể

Đầu tiên, tác giả xây dựng lên một ngôi chùa Đồi Mai ở “cửa đào” thoát tục, mượn lời của vị sư già ở đấy – Ngôi thứ 3 quan sát khách quan chân thực từ đầu đến cuối để kể về một cụ Sáu ham mê uống trà tàu như thế nào

* Nhân vật cụ Sáu qua 3 sự việc

– Cái cách uống trà tàu với thú thanh cao, mà là đam mê thực thụ, cái thanh cao từ trong con người: khăng khăng trong hơn mười năm liền là một thứ nước ngọt mát ở trên chùa Đồi Mai xa xôi, vì một tuần trà mời khách mà bất chấp cái trưa nắng của ngày hè, bất chấp đường núi để đi xin một gánh nước chùa.

– Hay trong lời kể của một vị khách, cụ Sáu cười khoái chí khi bắt gặp được một tâm hồn yêu mê trả tàu như cụ. Bắt gặp được một mảnh hồn đồng điệu, cụ Sáu không ngần ngại mà nghĩ rằng hắn người ăn xin này hắn là một tay sảnh sỏi vì trà mà tiêu tốn mất cá sản nghiệp;

– Cái cách cụ Sáu bán đi những chiếc ẩm đất mà mình yêu quý nâng niu, những chiếc ấm mà dù cho ngày trước người ta có quãng cho cụ cả cục bạc nén cụ còn không thèm ngó; bản đi ẩm với giá rẻ, giữ lại nắp để rồi người thực sự yêu quý cái ấm trà ấy sẽ quay lại và bằng lòng trả với giá đắt hơn, không chỉ là vì bản ấm trà được giá nữa. Ở phần cuối câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh cụ Sáu bản ẩm đất cho một người khách, khách không am hiểu ấm trà tàu cụ vẫn khẳng định lại cái sự thức tài bảo của mình thuộc trước cổ tà đạo. Nhung ta có thể cảm nhận được một điều gì đó thê lương, buồn bã của những điều xa xôi xa mãi của một tài hoa của một cái đẹp dẫn đi vào dĩ vãng để rồi chỉ còn là chiếc bóng cho một thời đã qua như chính “Vang bóng một thờ

0,5

0,5

1,25

Đánh giá:

* nội dung:

“Những chiếc ấm đắt Nguyễn Tuân đã khơi dậy một vẻ đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam – thưởng trà – thú vui phong nhã. Vừa đẹp ở cung cách thưởng trà vừa đẹp ở tâm hồn người thưởng. Một vẻ đẹp duy mỹ gắn liền với tài hoa.

Nghệ thuật:

tài năng của Nguyễn Tuân khi miêu tả một cách tinh tế các thú chơi tao nhã của ông cha ta hồi xưa “Nguyễn Tuân đã mô tả một cách tinh tế các thói ăn chơihưởng lạc của tầng lớp quý tộc phong kiến, cũng như những phong tục tốt đẹp của dân tộc. Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Đánh thơ, Chén trà trong sương sớm…trong tập truyện Vang bóng một thời đã bộc lộ được những nét tài hoa của Nguyễn Tuân về phương diện này nghệ thuật dựng truyện, nghệ thuật tạo dựng chi tiết, nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật xây dựng nhân vật… Từ đó, chúng ta mới có thể nhận ra tài năng sáng tạo của nhà văn. Đồng thời thông qua việc tìm hiểu đề tài này, giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về con người, về phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân, về những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc thời xa xưa để chúng ta thêm yêu, thêm quý. Chính vì vậy, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy những cái hay, cái đẹp của nó trong thời đại hiện nay

0.5

Bài học nhận thức

0.25

4

Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

5

Sáng tạo:

Có cách diễn đạt mới mẻ, có cách lập luận sáng tạo, tư duy quan điểm tiến bộ

0.25

Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10

STT

KỸ NĂNG

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

CỘNG

1

ĐỌC

– Ngữ liệu: Văn bản truyện/thơ

…. .

Nhận biết

(TNKQ)

Thông hiểu

(TNKQ)

Vận dụng

(Viết)

Vận dụng cao

(Viết)

– 2 câu đọc

– 2 câu TV

– 2 câu đọc

– 2 câu TV

2 câu

– Số câu

4 câu

4 câu

2 câu

10 câu

– Số điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

6,0 điểm

– Tỉ lệ %

20%

20%

20%

60%

2

VIẾT

– Ngữ liệu: Văn bản truyện

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.

– Số câu

1 câu

1 câu

– Số điểm

4,0 điểm

4,0 điểm

– Tỉ lệ

40%

40%

Tổng số câu

4 câu

4 câu

2 câu

1 câu

11 câu

Tổng số điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

40 điểm

10,0 điểm

Tỉ lệ %

20%

20%

20%

40%

100%

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 10

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

Tuổi thơ chở đầy cổ tíchDòng sông lời mẹ ngọt ngàoĐưa con đi cùng đất nướcChòng chành nhịp võng ca dao.

Con gặp trong lời mẹ hátCánh cò trắng, dải đồng xanhCon yêu màu vàng hoa mướp“Con gà cục tác lá chanh”.

Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi, trong lời mẹ hátCó cả cuộc đời hiện raLời ru chắp con đôi cánhLớn rồi con sẽ bay xa.

(Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)

Chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.C. Phong cách ngôn ngữ chính luận.D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Xem thêm  Rosetta Stone Mod Apk: Học Ngôn Ngữ Tự Tin Mọi Lúc, Mọi Nơi!

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. nghị luận.B. tự sự.C. biểu cảmD. miêu tả.

Câu 3. Ở văn bản này, người con đã gặp trong lời mẹ hát những hình ảnh quen thuộc nào?

A. Cánh cò trắng, dải đồng xanhB. Màu vàng hoa mướp, con gà cục tác lá chanhC. Có cả cuộc đời hiện raD. Cả A,B,C đều đúng

Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ :

Thời gian chạy qua tóc mẹ

A. So sánhB. Nói quáC. Nhân hóaD. Hoán dụ

Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung chính của lời thơ sau:

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

A. Gợi hình ảnh người mẹ vất vả.B. Tình yêu thương của người con đối với mẹ.C. Thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹD. Tình thương của người mẹ đối với con.

Câu 6. Lời thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị lời ru của mẹ?

A. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn naoB. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa .C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngàoD. Con gặp trong lời mẹ hát/ Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Câu 10. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?

A. Đề cập đến ý nghĩa lời ru của mẹ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đối với công ơn của mẹ.B. Đề cập đến hình bóng người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.C. Đề cập đến những năm tháng tuổi thơ của tác giả cùng người mẹ tảo tần.D. Đề cập đến tấm lòng người mẹ.

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Theo em, lời ru của mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển tâm hồn của người con?

Câu 9. Hình ảnh người mẹ ở văn bản trên gợi cho anh/chị những cảm xúc gì?

Câu 10. Nhà thơ Trương Nam Hương đã gửi gắm thông điệp gì từ văn bản trên?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Đọc văn bản:

Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại – nhất là thất bại trong các mối quan hệ – thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn… Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa… Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 – Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)

Thực hiện yêu cầu:

Từ văn bản trên, anh/ chị viết một bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống (khoảng 500 chữ).

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10

PhầnCâuNội dungĐiểmIĐỌC HIỂU6,01B

0,5

2C

0,5

3D

0,5

4C

0,5

5C

0,5

6B

0,5

10A

0,5

8

– Lời ru của mẹ rất quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đời người con. Lời ru giúp con lớn lên khôn lớn, trưởng thành bay xa. Lời ru chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con….

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5

9

Gợi ý

Hình ảnh người mẹ trong bài thơ là một người mẹ đã tần tảo, vượt qua những khó khăn vất vả để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Vì vậy, hình ảnh ấy gợi lên nhiều cảm xúc trong lòng người đọc như:

+ Xúc động trước sự hi sinh của mẹ

+ Xót xa khi nhìn thấy mẹ già đi theo năm tháng

+ Yêu thương, trân quý, cảm phục sự hi sinh một đời của mẹ cho con cái.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

10

Gợi ý thông điệp gửi gắm từ văn bản:

– Hãy luôn biết trân quý tình mẫu tử thiêng liêng/ trân quý tình cảm gia đình

– Luôn biết ơn công ơn dưỡng dục của mẹ cha

– Hãy phát huy những khúc hát ru để nuôi dưỡng tinh thần trẻ thơ…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,105 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới những vấn đề sau:

2.5

– Văn bản nói đến những thử thách của tuổi trẻ và khuyên tuổi trẻ cần có niềm tin trong cuộc sống.

– Giải thích: niềm tin là thứ bạn cảm nhận, tin tưởng vào một điều gì đó và mong muốn nó sẽ xảy ra theo cách mà bạn suy nghĩ.

– Phân tích, đánh giá, bàn bạc: Đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc đời, chúng ta thường nản lòng, chùn bước. Niềm tin có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.

+ Niềm tin sẽ giúp ta mạnh mẽ, bản lĩnh để vượt qua tất cả.

+ Niềm tin là động lực giúp bạn hoàn thành những mong muốn, dự định và đạt được mục tiêu của mình. Nó có thể định hướng và quyết định những hành động đúng đắn của bạn.

+ Niềm tin tạo ra năng lượng tích cực giúp bạn xóa bỏ những rào cản, tăng lòng nhiệt huyết, phát huy những năng lực và hành động khác của bản thân.

– Phê phán những người sống thiếu niềm tin: thường cảm giác bất an lo lắng, thiếu năng lượng, thiếu nỗ lực khiến bản thân buông xuôi.

– Bài học: Không có niềm tin thì cuộc sống sẽ vô nghĩa. Vì vậy, cần có niềm tin và hy vọng bạn sẽ thành công và hạnh phúc. Trước khi tin vào điều gì đó thì hãy tin vào chính bạn.

Hướng dẫn chấm:

– Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,105 điểm.

– Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,105 điểm. .

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

I + II

10

Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 10

PHÒNG GD&ĐT…..

TRƯỜNG THPT……..

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KỲ I NĂM 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 10

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn/ Thơ/ Văn nghị luận.

3

4

1

2

60%

2

Viết

Viết được một bài văn nghị luận xã hội

1

1

1

1

40%

Tổng

15

5

25

15

30

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 10

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………

TRƯỜNG THPT………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 1

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trước khi có Trời đất, vũ trụ chỉ là một khối khí hỗn độn, trong đó không có ánh sáng và âm thanh. Tại trung tâm có một cục đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thâu được các tính linh thông của vũ trụ mà tạo thành thai người. Sau 10 tháng 16 ngày (có tích là qua 18.000 năm thai nghén), đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang, khối đá linh ấy nứt ra, một vị Linh Chân hy hữu ra đời, là Thần mang hình hài như con người được gọi là Bàn Cổ. Ngài cảm thấy không gian này vô cùng chật chội, liền dùng một cái rìu phá tan khối hỗn độn. Khối hỗn độn ấy mở ra, chia làm hai phần: phần nhẹ mà trong mỗi ngày đều bay lên cao, vì thế hình thành bầu trời; phần nặng mà đục mỗi ngày đều rơi xuống thấp, vì thế hình thành mặt đất. Giữa Trời và Đất, Bàn Cổ cũng mỗi ngày lớn lên một trượng. Ngài càng lớn càng cao, trở thành đầu đội trời, chân đạp đất, một người cao lớn không ai sánh nổi.

Xem thêm  Đề luyện thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 2 năm 2024

Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần. Thuở đó Trời Ðất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Ðất thì nhân vật mới hóa sinh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang, Thiên thanh, Ðịa minh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả. Ngài liền chỉ Trời là Cha, chỉ Ðất là Mẹ, muôn dân là con. Ngài chính là tôn chủ sáng lập thế gian, nên cũng gọi Ngài là Thái Thượng Ðạo Quân. Ngài tự xưng là Thiên tử, tức là con Trời, cai trị muôn dân. Ngài là vị vua đầu tiên của cõi thế gian nên gọi Ngài là Hỗn Độn thị.

Tương truyền, Bàn Cổ có ba người con là Phục Hy, Nữ Oa, và Hoa Tư

Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi quy tiên. Khi Ngài chết, mắt trái biến thành mặt trời, mắt phải biến thành mặt trăng, máu biến thành sông, mỡ biến thành biển, râu tóc biến thành thảo mộc, thịt biến thành đất đai, tóc biến thành tinh tú, da biến thành cây cỏ, xương cốt và răng biến thành vàng đá, tinh túy biến thành châu ngọc, mồ hôi biến thành mưa. Đầu Ngài biến thành Đông Nhạc Thái Sơn, hai chân biến thành Tây Nhạc Hoa Sơn, ngực và bụng biến thành Trung Nhạc Tùng Sơn, vai trái biến thành Nam Nhạc Hoành Sơn, tay phải biến thành Bắc Nhạc Hằng Sơn.

(Theo Thần thoại Trung Quốc- Nguồn: Internet)

Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thời gian thần thoại, không gian thần thoại của văn bản.

Câu 2. (1.0 điểm) Xác định cốt truyện và nhân vật của văn bản.

Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra phép tu từ trong câu văn sau và nêu tác dụng: “Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng.”

Câu 4. (1.0 điểm) Nêu ý nghĩa của truyện thần thoại trên.

PHẦN 2: LÀM VĂN (6.0 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn sau:

Câu chuyện Kiến giết Voi

Trong một khu rừng rậm có một con voi rất hung dữ. Gặp bất kì loài vật nào, Voi cũng dùng đôi ngà ghê gớm của mình húc chết. Voi chưa chịu thua một loài vật nào. Vì vậy, càng ngày Voi càng kiêu ngạo .

Một hôm, Voi đang nghênh ngang đi dạo thì gặp một đàn kiến vàng bò qua đường. Cho rằng đàn Kiến bé nhỏ láo xược, Voi quát:

– Đàn Kiến ranh con kia! Chúng bay không biết tao là ai hay sao mà chúng bay dám bò ngang qua đường tao đi? Tao chỉ khẽ dẫm lên lên một cái là chúng mày chết cả nút . Chúng mày không biết thân biết phận tí nào cả.

Trái với Voi nghĩ, đàn kiến bé nhỏ đã cứng cỏi đáp lại:

– Này bác Voi, chúng tôi là những người biết mình biết người. Chúng tôi không bao giờ kiêu ngạo với ai cả. Nhưng nếu bác cậy sức muốn đánh nhau với chúng tôi thì chúng tôi cũng không sợ. Chúng tôi cũng không chịu lùi bước trước một sức mạnh nào đâu.

Nghe đàn Kiến trả lời như vậy, Voi nổi giận điên người. Voi lồng lên, định dẫm đàn kiến chết tan xác dưới bàn chân to lớn của mình. Đàn kiến nhỏ bé đã nhanh nhẹn tản ra, bám ngay lấy chân Voi mà leo lên lưng Voi. Đàn kiến bảo nhau xúm cả vào hai mắt Voi mà cắn, khiến Voi không sao mở được mắt nữa. Trong khi hai mắt Voi còn cay xè thì đàn kiến lại bảo nhau chui vào hai tai Voi mà đục thủng màng nhĩ . Voi đau buốt đến tận óc.

Voi cố lấy vòi để thổi và quét đàn kiến xuống đất nhưng không xuể vì đàn kiến đông quá. Đàn Kiến lại chui vào vòi Voi mà đốt, mà cắn. Voi không tài nào chịu nổi, ngã lăn ra, kêu khóc, giãy giụa ầm trời. Đàn Kiến đã đi báo thêm cho nhau biết và kéo tới mỗi lúc một nhiều, xúm vào đốt Voi cho tới chết mới chịu buông tha.

Từ đấy, họ hàng nhà voi bảo nhau phải tránh xa giống kiến nhỏ bé nhưng ghê gớm. Trước khi ăn gì, họ hàng nhà voi đều cuốn thức ăn vào vòi, giũ thật sạch để không còn Kiến nữa rồi mới dám ăn. Và voi cũng hết sức để ý, không bao giờ để cho kiến leo được lên trên người mình.

(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)

Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 10

I

ĐỌC HIỂU

4,0

Câu 1:

Thời gian: Trước khi có Trời đất , thời gian không xác định.

Không gian: vũ trụ chỉ là một khối khí hỗn độn, không gian cổ sơ, không xác định.

Câu 2:

Cốt truyện: kể về quá trình thần Bàn Cổ được sinh ra, Thần tách biệt Trời Đất, mở mang cõi trần, hình thành các yếu tố tự nhiên: mặt trời, mặt trăng, sống, biển,…

Nhân vật: Bàn Cổ, vị thần sinh ra trong bối cảnh đặc biệt, có sức mạnh phi thường, nhiều phép lạ.

Câu 3: Phép tu từ:

– Nói quá: “hớp gió nuốt sương”, “mình cao trăm thước”.

– So sánh: “Đầu như rồng’’

– Liệt kê: “ tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả”

Tác dụng: Nhấn mạnh cho người đọc thấy được hình ảnh của vị thần Bàn Cổ với ngoại hình và sức mạnh phi thường. Qua đó cho người đọc thấy được vai trò của Thần Bàn Cổ trong quá trình hình thành vũ trụ.

Câu 4: Ý nghĩa của thần thoại:

Thần thoại Bàn Cổ góp phần giải thích sự hình thành vũ trụ, trời đất, quá trình hoàn thiện thế giới, muôn loài.

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

1.0

II

LÀM VĂN: Nghị luận văn học

Yêu cầu cụ thể:

1). Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0.5 điểm)

Ø Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau.

Ø Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

Ø Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

2). Chia tách đoạn phù hợp theo nội dung văn bản ( 5,0 điểm)

I. Mở bài:

Giới thiệu truyện và định hướng bài viết Truyện ngụ ngôn Kiến và Voi.

II. Thân bài

* Chủ đề và ý nghĩa chủ đề:

– Chủ đề của truyện: khuyên mỗi người không nên có tính kiêu ngạo, coi thường người khác và hiếp đáp kẻ yếu hơn mình.

– Ý nghĩa: Từ câu chuyện của Voi và Kiến, tác giả dân gian đã gửi gắm thông điệp đến những người trong xã hội sống kiêu ngạo, huênh hoang cuối cùng sẽ nhận cái kết cay đắng.

* Hình thức nghệ thuật:

– Đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn: dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật để hướng đến cho người đọc một chủ đề, triết lý nhân sinh, bài học cuộc sống, khuyên nhủ, răn dạy con người.

– Cốt truyện: t óm tắt ngắn gọn truyện ngụ ngôn: Truyện kể về một coi voi to lớn, hung hăng, kiêu ngạo. Voi tỏ thái độ xem thường những chú kiến bé nhỏ, không chịu khuất phục mình. Cuối cùng, vì tính xem thường kẻ khác,Voi bị đàn kiến vùi chết.

-> mượn hình ảnh của loài vật, hướng đến chủ đề của văn bản, tác giả muốn lên án thói hung hăng, xem thường người khác của voi.

– Nghệ thuật tạo tình huống truyện: Một chú voi to lớn bị một đàn kiến bé nhỏ vùi chết

-> Nhận xét: Tình huống truyện độc đáo, bất ngờ chuyển tải được thông điệp.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Xây dựng hai nhân vật Voi-Kiến đối lập về ngoại hình, tính cách, bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ để khái quát lên thành bài học cuộc sống.

-> Nhân vật quen thuộc của thể loại truyện ngụ ngôn.

* Nhận xét về chủ đề và hình thức nghệ thuật:

– Chủ đề: bài học nhân văn về tính cách kiêu căng, ngạo nghễ.

– Hình thức nghệ thuật: Bám sát đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn.

III. Kết bài:

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện kể, tác động cụ thể đến nhận thức người đọc.

· 3). Sáng tạo (0.5 điểm)

Ø Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Ø Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Ø Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Các lỗi khác GV dựa vào bài làm để linh hoạt cho điểm

6.0

0.5

0.5

1.0

0.5

1.0

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 10

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Cấp thấp

Cấp cao

1. Đọc-hiểu

Xác định không gian, thời gian, cốt truyện và nhân vật của truyện

Ý nghĩa của truyện

Biện pháp tu từ và tác dụng

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

2

2.0 điểm

1

1.0 điểm

1

1.0 điểm

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

2. Làm văn:

Văn nghị luận

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số hình thức nghệ thuật của truyện kể.

Số câu: 1

Số điểm: 6.0

Số câu: 1

Số điểm: 6.0

Tỉ lệ 60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỷ lệ

2

2.

20%

1

1.0

10 %

2

7,0

7%

5

10

100%

…………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem trọn bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.