Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Kinh tế Pháp luật 10, dưới đây là Top 10 Đề thi KTPL 10 Giữa kì 2 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Kinh tế Pháp luật 10.
Top 10 Đề thi KTPL 10 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án (ba sách)
Xem thử Đề GK2 KTPL 10 KNTT Xem thử Đề GK2 KTPL 10 CTST Xem thử Đề GK2 KTPL 10 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi KTPL 10 Giữa kì 2 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank (QR)
- B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
-
Đề thi Giữa kì 2 KTPL 10 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề)
Xem đề thi
-
Đề thi Giữa kì 2 KTPL 10 Cánh diều có đáp án (3 đề)
Xem đề thi
-
Đề thi Giữa kì 2 KTPL 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề)
Xem đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 2 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Môn: Kinh tế Pháp luật 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Hiến pháp.
B. Pháp luật.
C. Nghị định.
D. Thông tư.
Câu 2. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp?
A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Tòa án nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Câu 3. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí
A. cao nhất.
B. thông dụng nhất.
C. thấp nhất.
D. quy tắc nhất.
Câu 4. Hiến pháp có vai trò như thế nào để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Cơ sở, nền tảng.
B. Chi phối, phụ thuộc.
C. Cụ thể hóa.
D. Chi tiết hóa.
Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm
A. đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
B. đất liền, trung du, đồng bằng, miền núi.
C. đất liền, hải đảo, lãnh hải và nội thủy.
D. đất liền, vùng trời, vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 6. Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ
A. dân chủ xã hội chủ nghĩa.
B. dân chủ chủ nô.
C. dân chủ tư bản chủ nghĩa.
D. dân chủ cộng sản chủ nghĩa.
Câu 7. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về
A. nhân dân.
B. liên minh công – nông.
C. Đảng cộng sản.
D. giai cấp thống trị.
Câu 8. Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?
A. Nhà nước.
B. Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Đảng Cộng sản.
Câu 9. Tổ chức nào sau đây là tổ chức chính trị – xã hội?
A. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
B. Toà án nhân dân tối cao.
C. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
D. Chính phủ.
Câu 10. Ở Việt Nam, quyền lực tối cao thuộc về cơ quan nào sau đây?
A. Quốc hội.
B. Chính phủ.
C. Toà án nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân.
Câu 11. Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?
A. Đủ 14 tuổi.
B. Đủ 16 tuổi.
C. Đủ 18 tuổi.
D. Đủ 21 tuổi.
Câu 12. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền của công dân bao gồm quyền trên các lĩnh vực
A. chính trị, dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội.
B. dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội.
C. văn hoá, kinh tế, xã hội.
D. kinh tế, xã hội.
Câu 13. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?
A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền quản lý xã hội.
D. Quyền đáp trả.
Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền sở hữu về
A. nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất.
B. quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc.
C. quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân.
D. tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước.
Câu 15. Hành vi đe dọa giết người là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. tự do về thân thể của công dân.
Câu 16. Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến tính mạng của người khác?
A. Gây tai nạn chết người.
B. Tàng trữ vật liệu nổ.
C. Nói xấu người khác.
D. Sỉ nhục người khác.
Câu 17. Căn cứ vào văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam có mấy thành phần kinh tế?
A. Bốn.
B. Năm.
C. Sáu.
D. Bảy.
Câu 18. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?
A. Nhà nước.
B. Tòa án.
C. Viện kiểm sát.
D. Tổ chức xã hội.
Câu 19. Theo Hiến pháp 2013, việc Nhà nước ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề là trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Xã hội.
B. Văn hóa.
C. Kinh tế.
D. Giáo dục.
Câu 20. Phương án nào sau đây không phải tài sản công?
A. Chuỗi nhà hàng..
B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên khoáng sản.
D. Nguồn lợi ở vùng biển.
Câu 21. Hành vi nào sau đây chấp hành đúng với nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường?
A. Bạn L đã chế tạo ống hút từ thực vật, thành phần chính là hạt bơ và ăn được.
B. Nhà máy M xả nước thải trực tiếp ra sông không qua xử lý.
C. Chị K nhập hàng kém chất lượng về dán mác hàng chuẩn bán cho khách hàng.
D. Bà G mua thịt kém chất lượng về làm giò chả để tăng lợi nhuận.
Câu 22. Cơ quan hành pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan
A. đại biểu của nhân dân.
B. hành chính nhà nước.
C. xét xử, kiểm sát.
D. nhà nước địa phương.
Câu 23. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Chính phủ và Ủy ban nhân dân.
B. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân.
C. Chủ tịch nước và Chính phủ.
D. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Câu 24. Cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp là
A. Tòa án nhân dân.
B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Chính phủ.
D. Hội đồng dân dân.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu khái niệm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy cho biết ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
“Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ cần thực hiện khi đất nước xảy ra chiến tranh và đó là trách nhiệm của lực lượng quân đội, công an và người lớn”.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A
2-B
3-A
4-A
5-A
6-A
7-A
8-A
9-A
10-C
11-A
12-A
13-A
14-A
15-B
16-A
17-A
18-A
19-D
20-A
21-A
22-B
23-B
24-B
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
– Khái niệm: Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
– Vị trí: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất, do Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Câu 2 (2,0 điểm):
Ý kiến sai, vì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của tất cả công dân Việt Nam, trong mọi trường hợp kể cả khi thời bình, không chỉ cần thực hiện khi đất nước xảy ra chiến tranh.
Sở Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Kinh tế Pháp luật 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về
A. chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị.
B. chính sách tài chính, công thương.
C. doanh nghiệp tư nhân, cổ phần.
D. chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh.
Câu 2. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?
A. 1/1/2015.
B. 28/11/2013.
C. 1/11/2014.
D. 1/1/2014.
Câu 3. Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Đạo luật cơ bản.
B. Đạo luật thứ yếu.
C. Đạo luật thi hành.
D. Đạo luật chủ yếu.
Câu 4. Hiến pháp có vai trò như thế nào để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Cơ sở, nền tảng.
B. Chi phối, phụ thuộc.
C. Cụ thể hóa.
D. Chi tiết hóa.
Câu 5. Phương án nào sau đây là hình thức chính thể của nhà nước Việt Nam?
A. Cộng hòa Nghị viện nhân dân.
B. Cộng hòa hỗn hợp.
C. Cộng hòa dân chủ nhân dân.
D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
Câu 6. Hiến pháp năm 2013 khẳng định bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
A. pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
B. chuyên chế xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
C. cai trị xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
D. độc quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Câu 7. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về
A. nhân dân.
B. liên minh công – nông.
C. Đảng cộng sản.
D. giai cấp thống trị.
Câu 8. Phân quyền trong cơ cấu tổ chức quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước.
B. tập trung, chia đảng phái, quản lý chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước.
C. thống nhất, có sự phân công bắt buộc, kiểm điểm giữa các cơ quan nhà nước.
D. tập trung, phân nhánh, điều hòa linh hoạt giữa các cơ quan nhà nước.
Câu 9. Theo Hiến pháp 2013, thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Hà Nội.
B. Thăng Long.
C. Đại La.
D. Đông Kinh.
Câu 10. Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức chính trị – xã hội?
A. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
B. Công đoàn Việt Nam.
C. Toà án nhân dân tối cao.
D. Hội Nông dân Việt Nam.
Câu 11. Công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
A. Không giới hạn tuổi.
B.Từ 18 tuổi trở lên.
C. Đủ 21 tuổi trở lên.
D. Từ 25 tuổi trở lên.
Câu 12. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền con người được cơ quan nào công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm?
A. Quốc hội.
B. Chính phủ.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Nhà nước.
Câu 13. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền của công dân bao gồm quyền trên các lĩnh vực
A. chính trị, dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội.
B. dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội.
C. văn hoá, kinh tế, xã hội.
D. kinh tế, xã hội.
Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?
A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền quản lý xã hội.
D. Quyền đáp trả.
Câu 15. Hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. tự do về thân thể của công dân.
Câu 16. Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do cá nhân của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 17. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu
A. toàn dân.
B. chính quyền địa phương.
C. của Ủy ban nhân dân.
D. cá nhân.
Câu 18. Theo hiến pháp 2013, tài nguyên nào được coi là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật?
A. Đất đai.
B. Nước.
C. Rừng.
D. Biển.
Câu 19. Nguồn năng lượng nào sau đây được Nhà nước khuyến khích sử dụng?
A. Năng lượng khí đốt, năng lượng hạt nhân.
B. Năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
C. Năng lượng dầu mỏ, năng lượng tái tạo.
D. Năng lượng hóa thạch, năng lượng dầu mỏ.
Câu 20. Phương án nào sau đây theo Hiến pháp 2013 quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ?
A. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.
B. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
C. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
D. Thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
Câu 21. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định Nhà nước không thu học phí đối với cấp học nào sau đây?
A. Giáo dục mầm non.
B. Giáo dục tiểu học.
C. Giáo dục trung học.
D. Giáo dục đại học.
Câu 22. Cơ quan quyền lực (cơ quan đại biểu của nhân dân) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
B. Chính phủ và Ủy ban nhân dân.
C. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân.
D. Chủ tịch nước và Chính phủ.
Câu 23. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia thể hiện chức năng nào của Quốc hội?
A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ.
C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Câu 24. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Chính phủ và Ủy ban nhân dân.
B. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân.
C. Chủ tịch nước và Chính phủ.
D. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy cho biết, hiện nay nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm). Em có nhận xét gì về hành vi của các nhân vật, tổ chức trong những trường hợp sau?
a. Ông T và con trai thường xuyên dùng kích điện đánh bắt cá trên sông.
b. Bà H nhập hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc về bán cho người dân.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A
2-D
3-A
4-A
5-D
6-A
7-A
8-A
9-A
10-C
11-B
12-D
13-A
14-A
15-B
16-B
17-A
18-A
19-B
20-A
21-B
22-A
23-D
24-B
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
– Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 2013.
– Theo đó, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Câu 2 (2,0 điểm):
a. Hành vi của ông T và con trai là sai, vi phạm pháp luật, đây là hành vi có thể gây ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên bất hợp pháp gây cạn kiệt nguồn cá đang sinh trưởng.
b. Bà H nhập hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc về bán cho người dân là hành động vi phạm pháp luật.
Sở Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 2 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Môn: Kinh tế Pháp luật 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?
A. 1/1/2015.
B. 28/11/2013.
C. 1/11/2014.
D. 1/1/2014.
Câu 2. Hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Hiến pháp.
B. Pháp luật.
C. Nghị định.
D. Thông tư.
Câu 3. Các quy định của Hiến pháp mang tính
A. tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung.
B. chi tiết, cụ thể, thay đổi liên tục.
C. phong phú, đa dạng, linh hoạt.
D. kiên định, chủ đạo, bảo thủ, cố định.
Câu 4. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác phải tuân theo
A. Hiến pháp.
B. quy định.
C. pháp luật.
D. chỉ thị.
Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước
A. độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. tự do, bình đẳng, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. độc lập, theo chế độ tư bản chủ nghĩa và thống nhất.
D. độc lập, theo chế độ xã hội chủ nghĩa, lãnh thổ chia cắt.
Câu 6. Theo Hiến pháp 2013, lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm
A. đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
B. đất liền, trung du, đồng bằng, miền núi.
C. đất liền, hải đảo, lãnh hải và nội thủy.
D. đất liền, vùng trời, vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 7. Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ
A. dân chủ xã hội chủ nghĩa.
B. dân chủ chủ nô.
C. dân chủ tư bản chủ nghĩa.
D. dân chủ cộng sản chủ nghĩa.
Câu 8. Phân quyền trong cơ cấu tổ chức quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước.
B. tập trung, chia đảng phái, quản lý chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước.
C. thống nhất, có sự phân công bắt buộc, kiểm điểm giữa các cơ quan nhà nước.
D. tập trung, phân nhánh, điều hòa linh hoạt giữa các cơ quan nhà nước.
Câu 9. Cơ sở hình thành Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. liên kết giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
B. liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.
C. liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp thống trị.
D. liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Câu 10. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026 là chủ thể nào sau đây?
A. Bùi Thanh Sơn.
B. Phạm Bình Minh.
C. Phạm Gia Khiêm.
D. Nguyễn Dy Niên.
Câu 11. Công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
A. Không giới hạn tuổi.
B.Từ 18 tuổi trở lên.
C. Đủ 21 tuổi trở lên.
D. Từ 25 tuổi trở lên.
Câu 12. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận và bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể nào sau đây?
A. Tất cả mọi người đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
B. Người nước ngoài định cư tại lãnh thổ Việt Nam.
C. Người gốc Việt định cư ở nước ngoài.
D. Người yếu thế, gặp khó khăn trong xã hội.
Câu 13. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu
A. không được người đó đồng ý.
B. người đó đồng ý cho vào.
C. cơ quan nhà nước cho vào.
D. chính quyền không đồng ý.
Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?
A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền quản lý xã hội.
D. Quyền đáp trả.
Câu 15. Hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác là vi phạm quyền
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Được pháp luật bảo hộ về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 16. Theo Hiến pháp 2013, quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định là quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Dân sự.
B. Xã hội.
C. Kinh tế.
D. Văn hóa.
Câu 17. Căn cứ vào văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam có mấy thành phần kinh tế?
A. Bốn.
B. Năm.
C. Sáu.
D. Bảy.
Câu 18. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh theo
A. pháp luật.
B. đạo đức.
C. quy định xã hội.
D. quy luật thị trường.
Câu 19. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?
A. Nhà nước.
B. Tòa án.
C. Viện kiểm sát.
D. Tổ chức xã hội.
Câu 20. Ở nơi M sinh sống có một số người vất rác thải sinh hoạt và xác động vật chết ngổn ngang trên đường. Trong trường hợp này, nếu là M, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây để tuyên truyền mọi người chấm dứt hành động vi phạm này?
A. Tuyên truyền với người dân về tác hại của việc xả rác bừa bãi.
B. Bỏ qua coi như mình không biết gì.
C. Ủng hộ việc làm vì đó là thói quen của người dân.
D. Thờ ơ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
Câu 21. Khi phát hiện nguồn nước quanh khu chế xuất may mặc ở huyện X gần đây bị ô nhiễm nặng do khu chế xuất này đã xả chất thải vào hệ thống thoát nước mưa trong thời gian dài. Trong trường hợp này, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Báo cho cơ quan công an để giải quyết vụ việc.
B. Lờ đi, coi như không biết vì không gần khu vực nhà mình.
C. Làm đơn lên ban giám đốc công ty yêu cầu xử lý.
D. Lấy một tấm chắn lớn để chặn lại đường thoát nước thải.
Câu 22. Cơ quan hành pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan
A. đại biểu của nhân dân.
B. hành chính nhà nước.
C. xét xử, kiểm sát.
D. nhà nước địa phương.
Câu 23. Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế thể hiện chức năng nào của Quốc hội?
A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.
C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Câu 24. Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra?
A. Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.
B. Chính phủ bầu.
C. Bộ và các cơ quan ngang bộ bầu.
D. Nhân dân địa phương bầu.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy nêu các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp Việt Nam?
Câu 2 (2,0 điểm): Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau đây?
a. M lén đọc tin nhắn trong điện thoại của em trai.
b. C ngăn cản các bạn trong lớp đọc trộm nhật kí của K.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-D
2-A
3-A
4-A
5-A
6-A
7-A
8-A
9-D
10-A
11-B
12-A
13-A
14-A
15-A
16-A
17-A
18-A
19-A
20-A
21-A
22-B
23-D
24-A
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp Việt Nam:
– Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
– Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.
– Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.
Câu 2 (2,0 điểm):
a. Hành vi của M là không đúng vì đọc tin nhắn điện thoại của người khác là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về thư tín, điện tín.
b. Hành động của C là đúng đắn vì không nên xâm phạm quyền riêng tư của người khác.
Xem thử Đề GK2 KTPL 10 KNTT Xem thử Đề GK2 KTPL 10 CTST Xem thử Đề GK2 KTPL 10 CD
Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:
-
Đề thi Toán 10
-
Đề thi Ngữ văn 10
-
Đề thi Tiếng Anh 10
-
Đề thi Vật Lí 10
-
Đề thi Hóa học 10
-
Đề thi Sinh học 10
-
Đề thi Lịch Sử 10
-
Đề thi Địa Lí 10
-
Đề thi Tin học 10
-
Đề thi GDCD 10
-
Đề thi Công nghệ 10
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Săn SALE shopee Tết:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.