68 lượt xem

Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Vật Lí 10, dưới đây là Top 10 Đề thi Vật Lí 10 Giữa kì 2 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Vật Lí 10.

Top 10 Đề thi Vật Lí 10 Giữa kì 2 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề Lí 10 GK2 KNTT Xem thử Đề Lí 10 GK2 CTST Xem thử Đề Lí 10 GK2 CD

Chỉ từ 60k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Vật Lí 10 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
  • Đề thi Giữa kì 2 Vật Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 2 Vật Lí 10 Cánh diều có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 2 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề)

    Xem đề thi

Sở Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 2 – Kết nối tri thức

Năm học 2023 – 2024

Môn: Vật Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80 cm trong 0,5 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu?

A. 3,2 m/s2; 6,4 N.

B. 0,64 m/s2; 1,2 N.

C. 6,4 m/s2; 12,8 N.

D. 640 m/s2; 1280 N.

Câu 2: Một lực F1 tác dụng lên vật có khối lượng m1 làm cho vật chuyển động với gia tốc a1. Lực F1 tác dụng lên vật có khối lượng m2 làm cho vật chuyển động với gia tốc a1. Biết F2 = F13 và m1 = 2m25 thì a2a1 bằng

A. 215 .

B. 65 .

C. 115 .

D. 56 .

Câu 3: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là

A. 4 N.

B. 1 N.

C. 2 N.

D. 100 N.

Câu 4: Đơn vị của moment ngẫu lực M = F.d là

A. m/s.

B. N.m.

C. kg.m.

D. N.kg.

Câu 5: Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi

A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.

B. lực có giá song song với trục quay.

C. lực có giá cắt trục quay.

D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.

Câu 6 Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Moment của lực tác dụng lên vật có giá trị là

A. 200 N.m.

B. 200 N/m.

C. 2 N.m.

D. 2 N/m.

Câu 7: Đơn vị của công trong hệ SI là

A. W.

B. kg.

C. J.

D. N.

Câu 8: Đáp án nào sau đây là đúng?

A. Lực là đại lượng vectơ nên công cũng là đại lượng vectơ.

B. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dịch chuyển của vật.

C. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.

D. Một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng theo định nghĩa công của lực?

A. Công thành danh toại.

B. Ngày công của một công nhân là 200000 đồng.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Công ty trách nhiệm hữu hạn ABC.

Câu 10: Một tàu thủy chạy trên sông theo đường thẳng kéo một sà lan chở hàng với lực không đổi 5.103 N, thực hiện công là 15.106 J. Sà lan đã dời chỗ theo phương của lực một quãng đường

A. 300 m.

B. 3000 m.

C. 1500 m.

D. 2500 m.

Câu 11: Một vật khối lượng 10 kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20 N hợp với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2 m trên sàn thì lực thực hiện một công

A. 20 J.

B. 40 J.

C. 203 J.

D. 403 J.

Câu 12: Ki lô oát giờ là đơn vị của

A. Hiệu suất.

B. Công suất.

C. Động lượng.

D. Công.

Câu 13: Một chiếc xe có khối lượng 1,1 tấn bắt đầu chạy từ trạng thái đứng yên với gia tốc là 4,6 m/s2 trong thời gian 5 s. Công suất trung bình của xe bằng

A. 5,82.104 W.

B. 4,82.104 W.

C. 2,53.104 W.

D. 4,53.104 W.

Câu 14: Động năng là đại lượng

A. vô hướng, luôn dương.

B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.

C. véc tơ, luôn dương.

D. véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.

Câu 15: Thế năng hấp dẫn là đại lượng

A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.

B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.

C. vectơ cùng hướng với vectơ trọng lực.

D. vectơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.

Câu 16: Một ôtô có khối lượng 1 tấn khởi hành không vận tốc ban đầu với gia tốc 1 m/s2 và coi ma sát không đáng kể. Động năng của ôtô khi đi được 5 m là

A. 104.

B. 5000 J.

C. 1,5.104 J.

D. 103 J.

Câu 17: Một vật nhỏ được thả từ điểm M phía trên mặt đất; vật đi xuống tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình vật chuyển động từ M đến N thì

A. thế năng giảm.

B. cơ năng cực đại tại N.

C. cơ năng thay đổi.

D. động năng tăng.

Câu 18: Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đang đi lên với vận tốc không đổi. Lấy mặt đất làm mốc thế năng thì

A. thế năng của người giảm và động năng không đổi.

B. thế năng của người tăng và của động năng không đổi.

C. thế năng của người tăng và động năng tăng.

D. thế năng của người giảm và động năng tăng.

Câu 19: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 50 m xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là

A. 500 J.

B. 5 J.

C. 50 J.

D. 0,5 J.

Câu 20: Hòn đá có khối lượng m = 50 g được ném thẳng đứng từ mặt đất lên trên với vận tốc v0 = 20 m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng bằng 14 động năng khi vật có độ cao

A. 16 m.

B. 5 m.

C. 4 m.

D. 20 m.

Câu 21: Để đưa một vật có khối lượng 250 kg lên độ cao 10 m người ta dùng một hệ thống gồm một ròng rọc cố định, một ròng rọc động. Lúc này lực kéo dây để nâng vật lên là F = 1500 N. Lấy g = 10 m/s2. Hiệu suất của hệ thống là:

A. 80%.

B. 83,3%.

C. 86,7%.

D. 88,3%.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.

B. Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ.

C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng.

D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 23: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng

A. 9 kg.m/s.

B. 2,5 kg.m/s.

C. 6 kg.m/s.

D. 4,5 kg.m/s.

Câu 24: Chọn phát biểu đúng về động lượng của một vật:

A. Động lượng là một đại lượng vô hướng, luôn dương.

B. Động lượng là một đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc âm.

C. Động lượng là một đại lượng có hướng, ngược hướng với vận tốc.

D. Động lượng là một đại lượng có hướng, cùng hướng với vận tốc.

Câu 25: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi thì động lượng của vật sẽ:

A. không thay đổi.

B. tăng gấp đôi.

C. giảm đi một nửa.

D. đổi chiều.

Câu 26: Một ô tô có khối lượng 2T đang chuyển động với vận tốc 36 km/h. Động lượng của ô tô là:

A. 105 kg.m/s.

B. 7,2.104 kg.m/s.

C. 72 kg.m/s.

D. 2.105 kg.m/s.

Câu 27: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp v1→ và v2→ cùng hướng. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật một.

A. 0 kg.m/s.

B. 5 kg.m/s.

C. 4 kg.m/s.

D. 6 kg.m/s.

Câu 28: Chọn đáp án đúng. Biểu thức của định luật bảo toàn động lượng

A. p1→ + p2→ + … = p1→’ + p2→’ + …

B. Δp→ = 0

C. m1v1→ + m2v2→ + … = m1v1→’ + m2v2→’ + …

D. Cả ba phương án trên.

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Bài 1: Thanh AB đồng chất, tiết diện đều, trọng lượng 6 N, có đầu A tì vào sàn nhà nằm ngang, đầu B được giữ bởi một lò xo BC, độ cứng k = 250 N/m, theo phương thẳng đứng như hình 4. Độ dãn của lò xo khi thanh cân bằng là bao nhiêu?

Đề thi Giữa kì 2 Vật Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề)

Bài 2: Vật đang chuyển động với vận tốc 25 m/s thì trượt lên dốc. Biết dốc dài 50 m, đỉnh dốc cao 14 m, hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là μt = 0,25. Cho g = 10m/s2. Vận tốc của vật ở đỉnh dốc là bao nhiêu?

Bài 3: Một viên đạn khối lượng M = 5 kg đang bay theo phương ngang với vận tốc v = 2003(m/s) thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng m1 = 2kg bay thẳng đứng xuống với vận tốc 500 m/s, còn mảnh thứ hai bay hợp với phương ngang góc bao nhiêu độ?

Sở Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 2 – Cánh diều

Năm học 2023 – 2024

Môn: Vật Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.103 kg sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 1440 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính công của động cơ trong khi chuyển động thẳng đều

A. 70.106 J.

B. 82.106 J.

C. 62.106 J.

D. 72.106 J.

Câu 2: Một vật khối lượng 8 kg được kéo đều trên sàn bằng một lực 20 N hợp với phương ngang một góc α = 30o. Khi vật di chuyển 10 m trên sàn, lực đó thực hiện được công là:

A. 10 J.

B. 20 J.

C. 10 J.

D. 100 J.

Câu 3: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau:

A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.

B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.

C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.

D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng.

Câu 4: Một vật khối lượng 200 g có động năng là 10 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật là:

A. 10 m/s.

B. 100 m/s.

C. 15 m/s.

D. 20 m/s.

Câu 5: Một vật có khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ dưới lên với vận tốc v0 = 20 m/s. Xác định cơ năng của vật khi chuyển động?

A. 0 J.

B. 20 J.

C. 10 J.

D. 1 J.

Câu 6: Thế năng hấp dẫn là đại lượng

A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.

B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.

C. vectơ cùng hướng với véc tơ trọng lực.

D. vectơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.

Câu 7: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?

A. Vật chuyển động tròn đều.

B. Vật được ném ngang.

C. Vật đang rơi tự do.

D. Vật chuyển động thẳng đều.

Câu 8: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng:

A. 9 kg.m/s.

B. 2,5 kg.m/s.

C. 6 kg.m/s.

D. 4,5 kg.m/s.

Câu 9: Độ lớn động lượng tổng cộng của hệ hai vật có cùng khối lượng bằng 1 kg. Vận tốc của vật một có độ lớn 4 m/s và có hướng không đổi, vận tốc của vật hai là 3 m/s và cùng phương cùng chiều với vận tốc vật một.

A. 3 kg.m/s.

B. 7 kg.m/s.

C. 1 kg.m/s.

D. 5 kg.m/s.

Câu 10: Động lượng được tính bằng:

A. N.s.

B. N.m.

C. N.m/s.

D. N/s.

Câu 11: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v1 đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc là 1 m/s. Tính vận tốc v1?

A. 1 m/s.

B. 2 m/s.

C. 4 m/s.

D. 3 m/s.

Câu 12: Một búa máy có khối lượng 300 kg rơi tự do từ độ cao 31,25 m vào một cái cọc có khối lượng 100 kg, va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Bỏ qua sức cản của không khí lấy g = 10 m/s2. Tính vận tốc búa và cọc sau va chạm.

A. 15,75 m/s.

B. 14,75 m/s .

C. 13,75 m/s .

D. 18,75 m/s.

Câu 13: Túi khí trong ô tô có tác dụng gì?

A. Trang trí.

B. Cung cấp khí cho người trong ô tô.

C. Bảo vệ con người trong trường hợp xe xảy ra va chạm.

D. Cung cấp khí cho các bánh xe.

Câu 14: Độ biến thiên động lượng Δp→ của vật

A. Δp→=F→Δt.

B. Δp→=F→Δt.

C. Δp→=ΔtF→.

D. Δp→=ΔF→Δt.

Câu 15: Hình nào biểu diễn đúng quan hệ giữa v→ và p→ của một chất điểm?

A.

B.

C.

D.

Câu 16: Chọn phương án đúng. Động năng của một vật thay đổi khi vật

A. chuyển động thẳng đều.

B. chuyển động tròn đều.

C. chuyển động với vận tốc không đổi v0.

D. chuyển động biến đổi đều.

Câu 17: Một người nặng 60 kg leo lên một cầu thang. Trong 10 s người đó leo được 8m tính theo phương thẳng đứng. Cho g = 10 m/s2. Công suất người đó thực hiện được tính theo Hp (mã lực 1 Hp = 746 W) là

A. 480 Hp.

B. 2,10 Hp.

C. l,56 Hp.

D. 0,643 Hp.

Câu 18: Cho một vật có khối lượng 8 kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ tư. Lấy g = 10 m/s2.

A. 3800 J.

B. 2800 J.

C. 4800 J.

D. 6800 J.

Câu 19: Cho một hệ gồm 2 vật chuyển động. Vật 1 có khối lượng 2 kg chuyển động với vận tốc có độ lớn 4 m/s. Vật 2 có khối lượng 3 kg chuyển động với vận tốc có độ lớn là 2 m/s. Tính tổng động lượng của hệ khi v→2 hướng chếch lên trên hợp với v→1 góc 60o

Xem thêm  🌟PRAIM🌟: Không có Quảng cáo với Yt Mod Apk

A. 14 kg.m/s.

B. 73 kg.m/s.

C. 12 kg.m/s.

D. 237 kg.m/s.

Câu 20: Công của trọng lực trong 2 giây cuối khi vật có khối lượng 8 kg được thả rơi từ độ cao 180 m là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

A. 8000 J.

B. 7000 J.

C. 6000 J.

D. 5000 J.

Câu 21: Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng vectơ?

A. Động lượng.

B. Lực quán tính.

C. Công cơ học.

D. Xung của lực (xung lượng).

Câu 22: Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực hiện theo thời gian là đồ thị nào sau đây?

A.

B.

C.

D.

Câu 23: Cho một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ năm. Lấy g = 10 m/s2.

A. 450 J.

B. 600 J.

C. 1800 J.

D. 900 J.

Câu 24: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?

A. Lực cùng hướng với vận tốc vật.

B. Lực vuông góc với vận tốc vật.

C. Lực ngược hướng với vận tốc vật.

D. Lực hợp với vận tốc một góc nào đó.

Câu 25: Một viên đạn có khối lượng 10 g bay khỏi nòng súng với vận tốc v1 = 600 m/s và xuyên qua tấm gỗ dày 10 cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ viên đạn có vận tốc v2 = 400 m/s . Lực cản trung bình của tấm gỗ là:

A. 10000 N.

B. 6000 N.

C. 1000 N.

D. 2952 N.

Câu 26: Cho một vật khối lượng 8 kg, chuyển động có động năng 4 J. Xác định động lượng của vật đó

A. 2 kg.m/s.

B. 8 kg.m/s.

C. 4 kg.m/s.

D. 16 kg.m/s.

Câu 27: Một học sinh hạ một quyển sách khối lượng m xuống dưới một khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của hợp lực tác dụng vào quyển sách là:

A. Dương.

B. Âm.

C. Bằng 0.

D. Không xác định được.

Câu 28: Một vật khối lượng 2 kg có thế năng 8 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vật ở độ cao

A. 4 m.

B. 1,0 m.

C. 9,8 m.

D. 32 m.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang bay với vận tốc 10 m/s thì va vào một mặt sàn nằm ngang theo hướng nghiêng góc α so với mặt sàn, khi đó quả bóng nảy lên với vận tốc 10 m/s theo hướng nghiêng với mặt sàn góc α. Tìm độ biến thiên động lượng của quả bóng và lực trung bình do sàn tác dụng lên bóng, biết thời gian va chạm là 0,l s. Xét trường hợp sau:

a. α = 30o

b. α = 90o

Bài 2. Một vật có khối lượng 4 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó Wt1 = 600 J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng Wt2 = -800 J.

a. Xác định vị trí ứng với mức không của thế năng đã chọn và vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất.

b. Tìm vận tốc của vật khi vật qua vị trí này.

Bài 3. Hiệu suất động cơ của một đầu tàu chạy điện và cơ chế truyền chuyển động là 80%. Khi tàu chạy với vận tốc là 72 km/h động cơ sinh ra một công suất là 1200 kW. Xác định lực kéo của đầu tàu?

Sở Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 2 – Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 – 2024

Môn: Vật Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Một vật khối lượng m ở độ cao h so với mặt đất, gốc thế năng chọn ở độ cao h, so với mặt đất (h > h0 ). Thế năng của vật được tính theo biểu thức.

A. Wt=mgh0

B. Wt=mgh−h0

C. Wt = mgh

D. Wt=mgh+h0

Câu 2: Động lượng của một vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc v được tính bằng công thức

A. p→=12mv→

B. p→=mv.

C. p→=12mv2

D. p→=mv→

Câu 3: Một vật 5 kg trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 20 m, góc nghiêng 30o so với phương ngang. Tính công của trọng lực khi vật đi hết dốc. Lấy g = 10 m/s2.

A. 1000 J.

B. 5 kJ.

C. 500 J.

D. 650 J.

Câu 4: Hệ thức liên hệ giữa động năng Wd và động lượng của vật khối lượng m là:

A. 4mWd = p2

B. 2Wd = p2

C. Wd = p2

D. 2mWd = p2

Câu 5: Một ô tô có khối lượng 1000 kg khởi hành không vận tốc đầu với gia tốc 2 m/s2 và coi ma sát không đáng kể. Động năng của ô tô khi đi được 5 m là

A. 1,5.104.

B. 5000 J.

C. 103.

D. 104.

Câu 6: Một viên đạn có khối lượng m = 20 g bắn vào bức tường dày 10 cm với vận tốc v1 = 500 m/s. Khi ra khỏi tường viên đạn có vận tốc v2 = 300 m/s. Lực cản trung bình của tường tác dụng lên viên đạn là

A. 3.103 N.

B. 1,6.103 N.

C. 2.103 N.

D. 16.103 N.

Câu 7: Một quả đạn có khối lượng m khi bay thẳng đứng lên đến điểm cao nhất thì nổ thành hai mảnh, trong đó mảnh một có khối lượng m1 = 2m3 bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc v1 = 20 m/s. Tìm độ cao cực đại mà mảnh hai lên tới được so với vị trí nổ. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2.

A. 50 m.

B. 80 m.

C. 75 m.

D. 60 m.

Câu 8: Biểu thức của định luật II Niu-tơn có thể viết dưới dạng:

A. F→.Δt=Δp→

B. F→.ΔpΔp=ma→

C. F→.Δp=ma→

D. F→.Δp=Δt

Câu 9: Ba vật có khối lượng khác nhau m1,m2 và m3m3>m2>m1, có cùng độ cao trong trọng trường. So sánh thế năng của ba vật:

A. Thế năng vật có khối lượng m2 lớn hơn.

B. Thế năng vật có khối lượng m3 lớn hơn.

C. Thế năng vật có khối lượng m1 lớn hơn.

D. Thế năng ba vật bằng nhau.

Câu 10: Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ

A. không đổi.

B. tăng gấp đôi.

C. tăng gấp 4.

D. tăng gấp 8.

Câu 11: Xét biểu thức tính công A = F.s.cosα Lực sinh công cản khi:

A. α < 0.

B. α=π2

.

C. π2<α<π

.

D. α<π2

.

Câu 12: Điều kiện nào sau đây đúng khi nói về thế năng hấp dẫn của hệ vật và Trái đất

A. Có được do lực tương tác giữa vật và Trái đất.

B. Luôn có giá trị âm.

C. Bằng không.

D. Luôn có giá trị dương.

Câu 13: Đơn vị của động lượng là

A. kg.m/s.

B. kg.m/s2.

C. N.m.

D. N/s.

Câu 14: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất:

A. J.s.

B. W.

C. N.m/s.

D. HP.

Câu 15: Biểu thức tính thế năng của một vật ở độ cao h so với mốc tính thế năng:

A. Wt = 12mv2

B. Wt = mv2

C. Wt = mgh

D. Wt = mgh

Câu 16: Khi vận tốc của một vật tăng gấp đôi thì ……………. Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. cơ năng của vật tăng gấp đôi.

B. động năng của vật tăng gấp đôi.

C. động lượng của vật tăng gấp đôi.

D. thế năng của vật tăng gấp đôi.

Câu 17: Biểu thức xác định cơ năng của một vật:

A. W = Wt + Wd

B. W = Wt – Wd

C. W = Wt – Wd

D. W = WtWd

Câu 18: Một vật nằm yên, có thể có:

A. vận tốc.

B. động lượng.

C. động năng.

D. thế năng.

Câu 19: Một ôtô có khối lượng 200 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ôtô đó bằng bao nhiêu?

A. 40000 J.

B. 400 J.

C. 7200 J.

D. 720 J.

Câu 20: Một người kéo một gàu nước từ dưới giếng sâu 50 m lên miệng giếng bằng một lực F = 50 N. Công do người đó thực hiện bằng

A. 2500 J.

B. 50 J.

C. 5 J.

D. 25000 J.

Câu 21: Định luật bảo toàn cơ năng được áp dụng khi vật

A. chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi.

B. chỉ chịu tác dụng của trọng lực và của lực đàn hồi.

C. không chịu tác dụng của trọng lực và của lực đàn hồi.

D. chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

Câu 22: Biểu thức tính công tổng quát là

A. A = Fs.cosα

B. A = Fs

C. A = Fs.sinα

D. A = Fs.cotα

Câu 23: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2.

A. 4,9 kg.m/s.

B. 5,0 kg.m/s.

C. 0,49 kg.m/s.

D. 0,5 kg.m/s.

Câu 24: Tìm độ lớn tổng động lượng của hệ hai vật có cùng khối lượng bằng 1 kg. Vận tốc của vật 1 có độ lớn 4 m/s và có hướng không đổi, vận tốc của vật hai là 3 m/s và có hướng vuông góc với vận tốc vật một.

A. 3 kg.m/s.

B. 7 kg.m/s.

C. 1 kg.m/s.

D. 5 kg.m/s.

Câu 25: Một ô tô khối lượng 1200 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ô tô bằng:

A. 1,2.105 J.

B. 2,4.105 J.

C. 3,6.105 J.

D. 2,4.104 J.

Câu 26: Một học sinh làm thí nghiệm thả một vật rơi tự do có khối lượng 100 g từ tầng 10 của toà nhà có độ cao 40 m so với mặt đất, bỏ qua ma sát với không khí. Tính thế năng của vật tại giây thứ hai so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2

A. 10 J.

B. 50 J.

C. 20 J.

D. 40 J.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về động năng?

A. Động năng là dạng năng lượng vật có được do nó có độ cao so với mặt đất.

B. Động năng xác định bằng biểu thức Wd=12mv2 trong đó m là khối lượng, v là vận tốc của vật.

C. Động năng là đại lượng vô hướng luôn dương hoặc bằng không.

D. Động năng là dạng năng lượng vật có được do nó chuyển động.

Câu 28: Công của lực thế không phụ thuộc vào

A. trọng lượng của vật.

B. gia tốc trọng trường.

C. vị trí của điểm đầu và điểm cuối.

D. dạng đường chuyển dời của vật.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1: Từ độ cao h = 80 m, một vật có khối lượng 2 kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 20 m/s, lấy g = 10 m/s2.

a) Hãy xác định động năng, thế năng và cơ năng của vật tại độ cao h.

b) Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.

c) Ở vị trí nào của vật thì động năng bằng 2 lần thế năng?

Bài 2. Một vật có khối lượng 2 kg chịu tác dụng của một lực: F = 10 N có phương hợp với độ dời trên mặt phẳng nằm ngang một góc α = 45o. Giữa vật và mặt phẳng có hệ số ma sát µ = 0,2. Lấy g = 10 m/s2.

a. Tính công của ngoại lực tác dụng lên vật khi vật dời một quãng đường 2 m. Công nào là công dương, công âm?

b. Tính hiệu suất trong trường hợp này.

Bài 3. Một hòn bi khối lượng 2 kg đang chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm vào hòn bi có khối lượng 4 kg đang nằm yên, sau va chạm hai viên bi gắn vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Xác định vận tốc của hai viên bi sau va chạm?

Lưu trữ: Đề thi Vật Lí 10 Giữa kì 2 sách cũ

Sở Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạng tinh thể?

A. Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.

B. Trog mạng tinh thể, các hạt có thể là iôn dương, iôn âm, có thể là nguyên tử hay phân tử

C. Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể.

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 2: Một thanh rắn hình trụ tròn có tiết diện S, độ dài ban đầu l0, làm bằng chất có suất đàn hồi E, biểu thức xác định hệ số đàn hồi k của thanh là:

Câu 3: Gọi: l0 là chiều dài ở 0oC; l là chiều dài ở toC; α là hệ số nở dài. Công thức tính chiều dài l ở toC là:

A. l = l0(1 + αt) B. l = l0αt

C. l = l0 + αt D. l = l0 / (1 + αt)

Câu 4: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng?

A. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nước.

B. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.

C. Bong bóng xà phòng lơ lửng có dạng gần hình cầu.

D. Giọt nước đọng trên lá sen.

Câu 5: Tìm câu sai.

Độ lớn của lực căng mặt ngoài của chất lỏng luôn:

A. Tỉ lệ với độ dài đường giới hạn của mặt thoáng của chất lỏng.

B. Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.

C. Phụ thuộc vào hình dạng bình chứa chất lỏng.

D. Tính bằng công thức F = σ.l, trông đó σ là suất căng mặt ngoài, l là chiều dài đường giới hạn của mặt ngoài chất lỏng.

Câu 6: Biểu hiện nào sau đây không liên quan đến hiện tượng mao dẫn?

A. Cốc nước đá có nước đọng bên thành cốc.

B. Mực ngấm theo rãnh ngòi bút.

C. Bấc đèn hút dầu.

D. Giấy thấm hút mực.

Câu 7: Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Gió.

B. Thể tích của chất lỏng.

C. Nhiệt độ.

D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 8: Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hòa?

A. Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.

B. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của hơi.

C. Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hòa giảm.

D. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.

Câu 9: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cách làm thay đổi nội năng của một vật?

A. Nội năng của một vật có thể biến đổi bằng 2 cách: thực hiện công và sự truyền nhiệt.

B. Quá trình làm thay đổi nội năng có liên quan đến sự chuỷen dời của vật khác tác dụng lực lên vật đang xét gọi là sự thực hiện công.

C. Quá trình làm thay đổi nội năng không bằng cách thực hiện công gọi là sự truyền nhiệt.

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 10: Độ biến thiên nội năng của một vật bằng:

A. Tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

B. Nhiệt lượng mà vật nhận được.

C. Tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

D. Công mà vật nhận được.

Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt lượng?

A. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.

B. Nhiệt lượng đo bằng nhiệt kế.

C. Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J).

D. Phần năng lượng mà vật nhận được hay mất đi trong sự truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.

Câu 12: Trong biểu thức của nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học Q = ΔU + A. Quy ước về dấu nào sau đây là đúng?

A. Q > 0: Vật nhận nhiệt lượng của các vật khác. Q < 0: Vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác.

B. A > 0: Vật thực hiện công; A < 0: Vật nhận công lên các vật khác.

Xem thêm  Những Bản Tình Ca Bất Hủ Cho Lễ Tình Nhân

C. ΔU > 0: Vật sinh công; ΔU < 0: Vật nhận công.

D. Các quy ước trên đều đúng.

Câu 13: Trong một chu trình khép kín thì:

A. Trạng thái cuối và trạng thái đầu trùng nhau.

B. Biểu thức nguyên lí thứ nhất là Q = A.

C. Nhiệt lượng hệ nhận được (trừ đi nhiệt nhả ra) chuyển hết thành công.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14: Điều nào sau đây là sai khi nói về động cơ nhiệt?

A. Bất kì động cơ nhiệt nào cũng có ba bộ phận chính là nguồn nóng, bộ phân phát động và nguồn lạnh.

B. Động cơ nhiệt hoạt động liên tục nhờ lặp đi lặp lại chu trình gĩn và nén khí.

C. Thông thường, hiệu suất của động cơ nhiệt là 100%.

D. Động cơ nhiệt là thiết bị nhờ đó mà nội năng có thể chuyển hóa thành cơ năng.

Câu 15: Thông tin nào sau đây là sai khi nói về máy làm lạnh?

A. Máy làm lạnh là thiết bị cho phép truyền nhiệt từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.

B. Máy lạnh hoạt động theo nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học.

C. hiệu suất của máy làm lạnh nhỏ hơn 100%.

D. Trong mý làm lạnh, tác nhân làm lạnh nhận công để tỏa nhiệt.

Phần II: Tự luận

Câu 1: Một cái xà bằng thép tròn đường kính tiết diện 4,2cm hai đầu được chôn chặt vào tường. Tính lực do xà tác dụng vào tường khi nhiệt độ tăng thêm 46oC. Biết hệ số nở dài và suất đàn hồi của thép lần lượt là α = 1,2.10-5K-1 và E = 20.1010 N/m2.

Câu 2: Nước dâng lên trong một ống mao dẫn 73mm, còn rượu thì dâng lên 27,5mm. Biết khối lượng riêng của rượu là 800Kg/m3 và suất căng mặt ngoài của nước là 0,0775N/m. Tính suất căng mặt ngoài của rượu. Rượu và nước đều là dính ướt hoàn toàn thành ống.

Câu 3: Một cốc nhôm có khối lượng 120g chứa 400g nước ở nhiệt độ 24oC. Người ta thả vào cốc nước một thìa đồng khối lượng 80g đang ở 100oC. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua các hao phí nhiệt ra ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.độ, của đồng là 380J/kg.độ và của nước là 4,19.103J/kg.độ.

Đáp án & Hướng dẫn giải

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn D.

Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 2: Chọn C.

Biểu thức xác định hệ số đàn hồi k của thanh là:

Câu 3: Chọn A.

Công thức tính chiều dài l ở toC là: l = l0(1 + αt)

Câu 4: Chọn B.

Trường hợp nước chảy từ trong vòi ra ngoài, không liên quan đến hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng.

Câu 5: Chọn C.

Nói “Độ lớn của lực căng mặt ngoài của chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng bình chứa chất lỏng” là sai.

Câu 6: Chọn A.

Biểu hiện: “Cốc nước đá có nước đọng bên thành cốc” không liên quan đến hiện tượng mao dẫn.

Câu 7: Chọn B.

Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào thể tích chất lỏng.

Câu 8: Chọn C.

Phát biểu: “Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hòa giảm là sai. Thực ra, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hòa tăng.

Câu 9: Chọn D.

Các phát biểu A, B, C đều đúng

Câu 10: Chọn A.

Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

Câu 11: Chọn B.

Nói: “Nhiệt lượng đo bằng nhiệt kế” là sai.

Câu 12: Chọn D.

Các quy ước trên đều đúng.

Câu 13: Chọn D.

Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14: Chọn C.

Nói: “Thông thường, hiệu suất của động cơ nhiệt là 100%.” Là sai.

Câu 15: Chọn B.

Thông tin B là sai.

Phần II: Tự luận

Câu 1:

Khi nhiệt độ tăng thì thanh xà dãn dài thêm một đoạn: Δl = l – l0 = l0αΔt.

Vì hai đầu xà chôn chặt vào tường, nên xà chịu một lực nén (bằng chính lực do xà tác dụng vào tường):

Thay số:

Câu 2:

Ta có: với nước:

với rượu:

Câu 3:

Gọi t là nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt.

Nhiệt lượng do thìa đồng tỏa ra: Q1 = m1c1(t1 – t)

Nhiệt lượng do cốc nhôm thu vào: Q2 = m2c2(t – t2)

Nhiệt lượng do nước thu vào: Q3 = m3c3(t – t3)

Phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 + Q3

⇔ m1c1(t1 – t) = m2c2(t – t2) + m3c3(t – t2)

Thay số:

Sở Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

A. Hạt muối.

B. Chiếc cốc làm bằng thủy tinh.

C. Viên kim cương.

D. Miếng thạch anh.

Câu 2: Vật rắn vô định hình có:

A. Tính dị hướng.

B. Nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Cấu trúc tinh thể.

D. Tính đẳng hướng.

Câu 3: Khi xét biến dạng đàn hồi kéo của vật rắn, có thể sử dụng trực tiếp:

A. Định luật III Niutơn.

B. Định luật Húc.

C. Định luật II Niutơn.

D. Định luật bảo toàn động lượng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vật rắn vô định hình?

A. Vật rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể.

B. Vật rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định.

C. Vật rắn vô định hình có tính dị hướng.

D. Vật rắn vô định hình khi bị nung nóng chúng mềm dần và chuyển sang lỏng.

Câu 5: Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?

A. Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình.

B. Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng.

C. Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể.

D. Vật rắn vô định hình và vật rắn đa tinh thể.

Câu 6: Giữa hệ số nở khối β và hệ số nở dài α có biểu thức:

Câu 7: Lực căng mặt ngoài của chất lỏng có phương:

A. Bất kỳ.

B. Vuông góc với bề mặt chất lỏng.

C. Hợp với mặt thoáng một góc .

D. Tiếp tuyến với mặt thoáng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.

Câu 8: Hiện tượng mao dẫn:

A. Chỉ xảy ra khi ống mao đặt vuông góc với mặt thoáng của chất lỏng.

B. Chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn không bị nước dính ướt.

C. Là hiện tượng chất lỏng trong những ống có tiết diện nhỏ được dâng lên hay hạ xuống so với mức chất lỏng bên ngoài ống.

D. Chỉ xảy ra khi ống dẫn là ống thẳng.

Câu 9: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?

A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.

C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.

D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.

Câu 10: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?

A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.

B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).

C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt độ nóng chảy như nhau.

D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = λm trong đó λ là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật.

Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng?

A. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế.

B. Đơn vị của nội năng là Jun (J).

C. Nội năng của một vật bao gồm động năng của chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.

D. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

Câu 12: Gọi Q là nhiệt lượng mà vật thu vào hay tỏa ra; m là khối lượng vật; c là nhiệt dung riêng của chất làm vật; ∆t là độ biến thiên nhiệt độ. Công thức tính nhiệt lượng mà vật nhận được (hay mất đi) là:

A. Q = mcΔt B. Q = mc2Δt

C. Q = (m/c) Δt D. Q = m2cΔt

Câu 13: Nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực được suy ra từ định luật:

A. Bảo toàn động lượng.

B. Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

C. Bảo toàn cơ năng.

D. II Niutơn.

Câu 14: “Nhiệt lượng mà khí nhận được chỉ dùng để làm tăng nội năng của khí” điều đó đúng với quá trình:

A. Đẳng tích

B. Đẳng nhiệt

C. Đẳng áp

D. Quá trình khép kín (chu trình)

Câu 15: Cách phát biểu nào sau đây không phù hợp với nguyên lí thứ hai của nhiệt động lực học? Chọn phương án trả lời đúng nhất.

A. Nhiệt có thể truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn.

B. Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng thành công cơ học.

C. Không thể có động cơ vĩnh cửu loại một, nhưng có thể chế tạo động cơ vĩnh cửu loại 2.

D. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.

Phần II: Tự luận

Câu 1: Một sợi dây bằng kim loại dài 2m và có đường kính 0,75mm. Khi bị kéo bằng một lực 30N thì sợ dây này bị dãn ra them 1,2mm.

a) Hãy tính suất đàn hồi của sợi dây đồng thau.

b) Cắt dây này làm ba phần bằng nhau rồi kéo một phần dây cũng bằng lực 30N thì độ dãn của nó là bao nhiêu?

Câu 2: Một cọng rơm dài 10cm nổi trên mặt nước. Người ta nhỏ dung dịch xà phòng xuống một bên mặt nước của cọng rơm. Biết hệ số căng mặt ngoài của nước và nước xà phòng là λ1 = 72,8.10-3N/m và λ2 = 40.10-3N/m.

Câu 3: Người ta cọ xát nhiều lần một miếng sắt dẹt có khối lượng 200g trên một tấm gỗ. Sau một lát thì thấy miếng sắt nóng lên thêm 20oC. Hỏi người ta đã tốn một công là bao nhiêu để thắng ma sát, giả sử rằng 65% công đó được dùng để làm nóng miếng sắt. Cho biết nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.độ.

Đáp án & Hướng dẫn giải

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn B.

Chiếc cốc làm bằng thủy tinh không có cấu trúc tinh thể.

Câu 2: Chọn A.

Vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng.

Câu 3: Chọn B.

Định luật Húc.

Câu 4: Chọn C.

Thông tin “Vật rắn vô định hình có tính dị hướng” là sai. Thực ra, vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng.

Câu 5: Chọn A.

Người ta chia vật rắn chia thành 2 loại: Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình.

Câu 6: Chọn D.

Biểu thức liên hệ: β = 3α

Câu 7: Chọn D.

Theo phương tiếp tuyến với mặt thoáng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.

Câu 8: Chọn C.

Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng chất lỏng trong những ống có tiết diện nhỏ được dâng lên hay hạ xuống so với mức chất lỏng bên ngoài ống.

Câu 9: Chọn B.

Phát biểu: “Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy” là sai.

Câu 10: Chọn C.

Phát biểu: “Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt độ nóng chảy như nhau” là sai.

Câu 11: Chọn A.

Phát biểu: “Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế” là sai

Câu 12: Chọn A.

Biểu thức Q = mcΔt

Câu 13: Chọn B.

Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Câu 14: Chọn A.

Quá trình đẳng tích.

Câu 15: Chọn C.

Cách phát biểu “Không thể có động cơ vĩnh cửu loại một, nhưng có thể chế tạo động cơ vĩnh cửu loại 2” là không phù hợp.

Phần II: Tự luận

Câu 1:

a) Ta có: F = k|Δl|

Với

Suất đàn hồi:

b) Khi cắt dây này làm ba phần bằng nhau thì một phần dây sẽ có độ căng tăng gấp 3 lần đoạn dây ban đầu. Nếu kéo một phần dây cũng bằng lực 30N thì độ dãn của nó giảm 3 lần tức Δl = 0,4mm

Câu 2:

Giả sử bên trái là nước, bên phải có dung dịch xà phòng, lực căng mặt ngoài của nước và của dung dịch xà phòng lần lượt là F1 và F2.

Gọi l là chiều dài cọng rơm (cũng là đường giới hạn của mặt ngoài), về độ lớn ta có: F1 = σ1.l và F2 = σ2.l .

Vì nước có σ1 = 72,8.10-3 N/m và dung dịch xà phòng có σ2 = 40.10-3 N/m nên σ1 > σ2

⇒ F1 > F2, kết quả là cọng rơm dịch chuyển về phía trước.

Hợp lực có độ lớn: F = F1 – F2 = σ1l – σ2l = (σ1 – σ2)l,

Thay số: F = (72,8 – 40).10-3.0,01 = 3,28.10-2N.

Câu 3:

Nhiệt lượng cần thiết để miếng sắt nóng thêm 20oC

Q = mcΔt = 0,2.460.20 = 1840J.

Công thực hiện

Sở Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc tính của vật rắn tinh thể?

A. Mỗi vật rắn tinh thể đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B. Vật rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.

C. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Định luật Húc chỉ có thể áp dụng trong trường hợp nào sau đây?

A. Trong giới hạn mà vật rắn còn có tính đàn hồi.

B. Với những vật rắn có khối lượng riêng nhỏ.

C. Với những vật rắn có dạng hình trụ tròn.

D. Cho mọi trường hợp.

Câu 3: Gọi V0 là thể tích ở 0oC; V là thể tích ở toC; β là hệ số nở khối. Công thức tính thể tích V ở toC là:

A. V = V0/(1 + βt) B. V = V0 + βt

C. V = V0(1 + βt) D. V = V0 – βt

Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất lỏng?

A. Các khối chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng riêng.

B. Dưới tác dụng của trọng lực, khối chất lỏng có hình dạng của phần bình chứa nó.

C. Khi chất lỏn chứa trong bình, những chỗ chất lỏng không tiếp xúc với bình chứa gọi là mặt thoáng, thông thường mặt thoáng là mặt phẳng nằm ngang.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Chiều lực căng mặt ngoài của chất lỏng phải có tác dụng:

A. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.

B. Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.

D. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 6: Nhiệt độ nóng chảy riêng của vật rắn có đơn vị là:

A. Jun trên độ (J/độ).

B. Jun trên kilôgam (J/kg).

C. Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ).

D. Jun (J).

Câu 7: Gọi σ là hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng, d là đường kính bên trong của ống mao dẫn, D là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường. Công thức tính độ dâng (hay hạ) của mực chất lỏng trong ống mao dẫn so với mực chất lỏng bên ngoài là:

Câu 8: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt lượng?

A. Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt.

B. Khi vật nhận nhiệt lượng từ vật khác hay tỏa nhiệt ra cho vật khác thì nhiệt độ của vật thay đổi.

C. Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J).

D. Cả A, B, C, đều đúng.

Câu 9: Trong quá trình đẳng áp thì:

A. Phần nhiệt lượng mà khí nận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí.

Xem thêm  Bào Chế Và Sinh Dược Học: Bước Đầu Khám Phá Ngành Dược

B. Một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra.

C. Phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để biến thành công mà khí sinh ra.

D. Một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm giảm nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra.

Câu 10: Trong quá trình đẳng nhiệt:

A. Toàn bộ nhiệt lượng khí nhận được chuyển thành công mà khí sinh ra và làm tăng nội năng của khí.

B. Nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành nội năng của khí.

C. Nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành công do khí sinh ra.

D. Một phần nhiệt lượng khí nhận được chuyển thành công do khí sinh ra.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng với nguyên lí I của nhiệt động lực học?

A. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng các công mà vật nhận được từ các vật khác.

B. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng các nhiệt lượng mà vật nhận được từ các vật khác.

C. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng hiệu của công và nhiệt lượng mà vật nhận được từ các vật khác.

D. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được từ các vật khác.

Câu 12: Quá trình thuận nghịch là:

A. Quá trình có thể diễn ra theo hai chiều.

B. Quá trình trong đó vật có thể quay về trạng thái ban đầu.

C. Quá trình trong số vật có thể tự quay về trạng thái ban đầu với điều kiện có sự can thiệp của các vật khác.

D. Quá trình trong đó vật (hay hệ) có thể tự quay về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của các vật khác.

Câu 13: Phương án để nâng cao hiệu suất động cơ nhiệt là:

A. Nâng cao nhiệt độ của nguồn nóng.

B. Hạ thấp nhiệt độ của nguồn lạnh.

C. Vừa nâng cao nhiệt độ nguồn nóng vừa hạ thấp nhiệt độ nguồn lạnh.

D. Vừa nâng cao nhiệt độ của nguồn nóng vừa hạ thấp nhiệt độ của nguồn lạnh sao cho T1 = 2T2

Câu 14: Trong động cơ nhiệt, nguồn nóng có tác dụng:

A. Duy trì nhiệt độ cho tác nhân.

B. Cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân để tăng nhiệt độ.

C. Cung cấp nhiệt lượng trực tiếp cho nguồn lạnh.

D. Lấy nhiệt lượng của tác nhân phát động.

Câu 15: T1 và T2 lần lượt là nhiệt độ tuyệt đối của nguồn nóng và của nguồn nóng của nguồn lạnh, hiệu suất của động cơ nhiệt lí tưởng có dạng:

A.

B.

C.

D.

Phần II: Tự luận

Câu 1: Một khối đồng có kích thước ban đầu 0,15 x 0,25 x 0,3 (m3) khi nung nóng đã hấp thụ một nhiệt lượng bằng 3,2.106 J. Tính độ biến thiên thể tích của khối đồng. Cho biết khối lượng riêng của đồng 8,9.103 kg/m3, nhiệt dung riêng của đồng 0,38.103 J/kg.độ, hệ số nở dài của đồng 1,7.10-5 K-1.

Câu 2: Tìm chiều dài của cột nước trong mao quản có đường kính trong bằng 0,6mm khi ống thẳng đứng và khi ống nghiêng với mặt nước một góc 45o. Cho biết suất căng mặt ngoài của nước là σ = 72,8.10-3N/m.

Câu 3: Để xác định nhiệt hóa hơi của nước, người ta làm thí nghiệm sau đây: Đưa 10 g hơi nước ở nhiệt độ 100oC vào một nhiệt lượng kế chứa 290 g nước ở 20oC. Nhiệt độ cuối của hệ là 40oC. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước, cho biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế là 46 J/độ, nhiệt dung riêng của nước là 4,18 J/g.độ.

Đáp án & Hướng dẫn giải

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn D.

Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 2: Chọn A.

Định luật Húc chỉ có thể áp dụng trong trường hợp giới hạn mà vật rắn còn có tính đàn hồi.

Câu 3: Chọn C.

Công thức: V = V0(1 + βt)

Câu 4: Chọn D.

Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Chọn B.

Chiều lực căng mặt ngoài của chất lỏng phải có tác dụng làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 6: Chọn A.

Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/kg).

Câu 7: Chọn B.

Công thức:

Câu 8: Chọn D.

Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Chọn B.

Trong quá trình đẳng áp, một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra.

Câu 10: Chọn C.

Trong quá trình đẳng nhiệt, toàn bộ nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành công do khí sinh ra.

Câu 11: Chọn D.

Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

Câu 12: Chọn D.

Quá trình thuận nghịch là quá trình trong đó vật (hay hệ) có thể tự quay về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của các vật khác.

Câu 13: Chọn C.

Phương án “Vừa nâng cao nhiệt độ nguồn nóng vừa hạ thấp nhiệt độ nguồn lạnh” là đúng nhất.

Câu 14: Chọn B.

Nguồn nóng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân để tăng nhiệt độ.

Câu 15: Chọn A.

Biểu thức:

Phần II: Tự luận

Câu 1:

Thể tích ban đầu của khối đồng: V = 0,15.0,25.0,3 = 0,01125m2.

Gọi Δt là độ tăng nhiệt độ khi hấp thu nhiệt lượng Q = 3,2.106J.

Ta có công thức: Q = mCΔ

thay số:

Ta có: ΔV = V – V0 = V0βΔt với β = 3α = 5,1.10-5K-1

ΔV = 0,01125.5,1.10-5. 84 = 4,8.10-5 m3.

Vậy thể tích khối đồng tăng thêm 4,8.10-5 m3.

Câu 2:

Khi ống đặt thẳng đứng:

Khi ống đặt nằm nghiêng:

Câu 3:

Nhiệt lượng do m1 = 10g hơi nước tỏa ra khi hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ t1 = 100oC là Q1 = Lm1.

Nhiệt lượng do m1 = 10g nước (do hơi ngưng tụ) tỏa ra để giảm nhiệt độ từ t1 = 100oC xuống đến nhiệt độ t = 40oC là: Q’1 = m1c(t1 – t)

Nhiệt lượng do m2 = 290g nước và nhiệt lượng kế thu vào để tăng nhiệt độ từ t2 = 20oC lên đến t = 40oC là: Q2 = (m2c + 46)(t – t2)

Phương trình cân bằng nhiệt: Q1 + Q’1 = Q2

⇔ Lm1 + m1c(t1 – t) = (m2c + 46)(t – t2).

thay số:

L = 2,26.106J/kg.

Sở Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Biết áp suất p, thể tích V và nhiệt độ T là các thông số trạng thái của một khối lượng khí xác định. Phương trình trạng thái cho biết mối quan hệ nào sau đây?

A. p và V B. p và T

C. V và T D. p, V và T

Câu 2: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:

A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.

B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.

C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.

D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.

Câu 3: Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường

A. thẳng song song với trục hoành.

B. hypebol.

C. thẳng có đướng kéo dài đi qua gốc tọa độ.

D. thẳng song song với trục tung

Câu 4: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi ?

A. Vật đang chuyển động tròn đều

B. Vật được ném ngang

C. Vật đang rơi tự do

D. Vật chuyển động thẳng đều

Câu 5: Hình vẽ sau biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối lượng không khí trong hệ tọa độ (p – T). Mối quan hệ đúng về các thể tích V1, V2 là:

A. V1 > V2. B. V1 < V2.

C. V1 = V2. D. V1 ≥ V2.

Câu 6: Nếu nhiệt độ của một bóng đèn khi tắt là 25oC, khí sáng là 323oC, thì áp suất của khí trơ trong bóng đèn tăng lên là

A. 10,8 lần. B. 2 lần.

C. 1,5 lần. D. 12,92 lần.

Câu 7: Chất điểm m đang chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F. Động lượng chất điểm ở thời điểm t là

Câu 8: Động năng của vật tăng gấp đôi khi

A. m giảm một nửa, v tăng gấp đôi

B. m không đổi, v tăng gấp đôi

C. m tăng gấp đôi, v giảm còn một nửa

D. m không đổi, v giảm còn một nửa.

Câu 9: Một lực v không đổi liên tục kéo 1 vật chuyển động với vận tốc F theo hướng của lực F. Công suất của lực F là:

A. F.v B. F.v2

C. F.t D. Fvt

Câu 10: Tại thời điểm t0 = 0, một vật m = 500g rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80m xuống đất với g = 10m/s2. Động lượng của vật tại thời điểm t = 2scó

A. độ lớn 10kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.

B. độ lớn 10.000kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.

C. độ lớn 10kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.

D. độ lớn 10.000kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.

Câu 11: Một bọt khí ở đáy hồ sau 8m nổi lên đến mặt nước. Hỏi thể tích của bọt tăng lên bao nhiêu lần? Lấy g = 10 m/s2.

A. 1,8 lần B. 1,1 lần

C. 2,8 lần D. 3,1 lần

Câu 12: t1, t2 là trị số của hai nhiệt độ trong nhiệt giai bách phân. T1, T2 là trị số của hai nhiệt độ ấy trong nhiệt giai tuyệt đối. Hệ thức đúng là

A.

B. T1 = T2 – t2 + t1

C.

D.

Phần II: Tự luận

Câu 1: Một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Hãy tính:

a) Động năng, thế năng, cơ năng của hòn bi tại lúc ném.

b) Độ cao cực đại mà hòn bi đạt được.

c) Tìm vị trí hòn bi có động năng bằng thế năng.

Câu 2: Một ống thủy tinh hình trụ có chiều dài 1m, một đầu để hở và một đầu được bịt kín. Nhúng ống thủy tinh đó vào trong nước theo hướng thẳng đứng sao cho đầu được bịt kín hướng lên trên (như hình vẽ). Người ta quan sát thấy mực nước trong ống thấp hơn mực nước ngoài ống là 40cm. Cho biết trọng lượng riêng của nước là d = 1,013.105 N/m2 và nhiệt độ trong nước là không thay đổi. Chiều cao của cột nước trong ống là bao nhiêu ?

Đáp án & Hướng dẫn giải

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Đáp án D.

Phương trình xác định mối liên hệ giữa ba thông số trạng thái của chất khí (p, V, T) gọi là phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

Giả sử ở các thông số trạng thái của một lượng khí xác định ở trang thái 1 là (p1, V1, T1), ở trạng thái 2 là (p2, V2, T2). Giữa các thông số trạng thái có mối liên hệ sau:

hay

Câu 2: Đáp án: C

Khi một vật được ném lên, độ cao của vật tăng dần nên thế năng tăng. Trong quá trình chuyển động của vật từ dưới lên, trọng lực luôn hướng ngược chiều chuyển động nên nó là lực cản, do đó trọng lực sinh công âm.

Câu 3: Đáp án: C

Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối:

→ Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.

Câu 4: Đáp án D.

Vật chuyển động thẳng đều thì v không đổi → động lượng của vật không đổi

Câu 5: Đáp án B.

Vẽ đường đẳng nhiệt ứng với nhiệt độ T’ bất kỳ (vuông góc với trục OT), đường đẳng nhiệt này cắt các đường đẳng tích tại các điểm 1 và 2, từ 1 và 2 xác định p1 và p2; với quá trình đẳng nhiệt (ứng với nhiệt độ T’) ta có:

p1V1 = p2V2; vì p2 < p1 → V2 > V1

Câu 6: Đáp án B.

Vì thể tích của bóng đèn không đổi nên ta có:

Câu 7: Đáp án B.

Ta có: Δp = F.Δt

Ban đầu vật có v0 = 0, sau thời gian t, vật có vận tốc v → p = Ft.

Câu 8: Đáp án A.

Ta có:

→ động năng tăng gấp đôi khi m giảm một nửa, v tăng gấp đôi.

Câu 9: Đáp án A.

Công suất của lực F là: P = F.v = F.v (α = 0o).

Câu 10: Đáp án C.

Véctơ vận tốc của vật trong chuyển động rơi tự do sau 2 giây có

+ Độ lớn v = g.t = 10.2 = 20 m/s.

+ Phương chiều: thẳng đứng từ trên xuống dưới

Vậy ta xác định được động lượng của vật sau 2 giây

+ Độ lớn: p = m.v = 0,5.20 = 10 kg.m/s

+ Phương chiều động lượng cùng phương cùng chiều với vận tốc của vật nên có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.

Câu 11: Đáp án A.

Trên mặt nước, áp suất của bọt khí bằng đúng áp suất khí quyển (tức là bằng p0 = 105Pa), thể tích bọt khí là V0.

Ở độ sâu 8m thể tích bọt khí là V, áp suất bọt khí là:

p = p0 + pn = 105 + 103.10.8 = 1,8.105 Pa.

Coi nhiệt độ không đổi, ta có:

Vậy thể tích bọt khí tăng lên 1,8 lần.

Câu 12: Đáp án B.

Mối quan hệ giữa nhiệt độ trong trong giai nhiệt bách phân và nhiệt độ ấy trong giai nhiệt tuyệt đối là: T = t + 273

→ T2 – T1 = t2 – t1 → T1 = T2 – t2 + t1

Phần II: Tự luận

Câu 1:

Gọi A là vị trí ném: vA = 8 m/s, zA = 8 m

a) Động năng của vật tại lúc ném là: WđA = 0,5.m.vA2 = 0,5.0,2.82 = 6,4 J

Thế năng của vật tại lúc ném là: WtA = m.g.zA = 0,2.10.8 = 16 J.

Cơ năng của vật tại vị trí ném:

WA = WđA + WtA = 6,4 + 16 = 22,4 J

b) Độ cao cực đại mà hòn bi đạt được là h = hmax.

Tại độ cao cực đại, hòn bi có v = 0 nên Wđ = 0, Wt = m.g.hmax = 2hmax

Cơ năng được bảo toàn nên: mghmax = WA ⇒ hmax = 22,4/2 = 11,2 m.

c) Vị trí hòn bi có động năng bằng thế năng là vị trí B.

Ta có: WdB = WtB và WdB + WtB = WB = WA (bảo toàn cơ năng)

⇒ 2WtB = WA ⇔ 2.m.g.hB = 22,4 ⇒ hB = 5,6 m.

Vậy vị trí hòn bi có động năng bằng thế năng cách mặt đất 5,6m.

Câu 2:

Gọi A là điểm nằm trên mặt thoáng của chất lỏng ở trong ống, B là điểm nằm ngoài ống nhưng có cùng độ cao với A. Khi mực nước ở trong vòng vòng ngoài ống cân bằng nhau, ta có:

pA = pB ⇒ p = p0 + d.h = 1,013.105 + 1000.0,4 = 101700(Pa)

Vì nhiệt độ là không đổi, do đó áp dụng định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt cho khối khí trong ống trước và sau khi nhúng, ta có:

Trong đó l và l0 là chiều cao cột không khí trước và sau khi nhúng

Chiều cao cột nước trong ống là: H = l0 – l = 100 – 99,6 = 0,4(cm)

Xem thử Đề Lí 10 GK2 KNTT Xem thử Đề Lí 10 GK2 CTST Xem thử Đề Lí 10 GK2 CD

Xem thêm bộ đề thi Vật Lí 10 năm 2024 chọn lọc khác:

  • Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí 10 có đáp án năm 2024 (15 đề)
  • Bộ 25 Đề thi Vật Lí 10 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
  • Đề thi Vật Lí 10 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)
  • Đề thi Vật Lí 10 Giữa học kì 1 có đáp án (3 đề)
  • Đề thi Vật Lí 10 Học kì 1 có đáp án (13 đề)
  • Đề thi Vật Lí 10 Học kì 2 có đáp án (3 đề)

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.