54 lượt xem

Đề Thi Học Kì 2 Lớp 11 Môn Văn Tỉnh Bắc Giang 2021-2022

Kì thi học kì 2 đang đến gần, và như thường lệ, nhu cầu tìm kiếm tài liệu ôn thi chính thống của các em học sinh là vô cùng lớn. Hiểu được điều đó, chúng tôi đã tìm và sưu tầm Bộ đề thi Văn 11 học kì 2 năm 2021 – 2022 (có đáp án) Phần 1, nhằm giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi Văn lớp 11 học kì 2 cùng nắm vững kiến thức thường xuất hiện. Hãy cùng quý thầy cô và các em học sinh theo dõi đề thi tại đây.

Đề thi Văn lớp 11 học kì 2 năm 2021 – 2022 – Đề số 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đề thi yêu cầu đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu:

“Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được ‘bản sắc’ văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời ‘hoa cười, ngọc thốt đoan trang’.” (Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Xem thêm  Worms Zone .io - Voracious Snake: Cuộc chiến đầy kịch tính giữa các con sâu

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 2. Trong chương trình Ngữ văn 11 học kì 2, có một văn bản đề cập đến tầm quan trọng của tiếng nói, hãy nêu tên văn bản và tên tác giả. (0.5 điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng tiếng nói là: “Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai.”? (1.0 điểm)

Câu 4. Nêu thông điệp văn bản gửi đến người đọc. (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về quan điểm: “Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất.” (2.0 điểm)

Câu 2. Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ sau: (5.0 điểm)

…“Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” (Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 Cơ bản, tập II, NXB Giáo dục, 2007, tr.22)

Đáp án chi tiết:

Đề thi Ngữ Văn lớp 11 học kì 2 năm 2021 – 2022 – Đề số 2

Câu 1 (3,0 điểm): Thế nào là nghĩa tình thái? Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái và kiểu nghĩa tình thái trong các câu sau:

  • Hắn vẫn phải dọa nạt hay cướp giật.
  • Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài.
  • Chắc chắn mợ Du đã chết và những cảm tưởng về mợ chỉ càng thấm thía, tê tái trong tâm hồn tôi.
  • Cả các ông các bà nữa, về đi thôi chứ.
Xem thêm  Ma Trận đề Kiểm Tra Môn Ngữ Văn

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

THẾ NÀO LÀ TRUNG THẦN?

Văn Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: “Có kẻ nói với ta rằng: Trung thần là người bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có được coi là trung thần không?”

Mặc Tử nói: “Bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng như thế có khác gì cái bóng? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang thì có còn được ích gì? Cứ như tôi đây, mà gọi là trung thần thì khi vua có lầm lỗi phải lựa cách can ngăn để đưa vào điều thiện; khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ mà không lộ ra ngoài; trên thì thành thực một lòng một dạ với vua; dưới thì không adua vào kết bè kết đảng với ai […]. Có được như thế thì tôi mới cho là trung thần.” (Theo Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân, Cổ học tinh hoa, NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

a. Thao tác lập luận nào đã được Mặc Tử – nhà triết học Trung Quốc cổ đại, sử dụng trong lời nói của mình?

b. Phân tích cách sử dụng thao tác lập luận ấy?

Câu 3 (5,0 điểm): Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ sau:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.” (Hàn Mặc Tử – Đây thôn Vĩ Dạ, SGK Ngữ văn 11- tập hai, NXB Giáo dục, năm 2007)

Xem thêm  PRAIM: Ứng dụng Manual Camera DSLR Camera Professional Apk Mod

Đáp án chi tiết:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ đề thi Ngữ Văn 11 học kì 2 năm 2021 – 2022 (có đáp án) Phần 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.