Chắc hẳn ở hiện tại, các bạn học sinh đang gấp rút ôn tập cho kỳ thi giữa học kì 1 năm học 2022 – 2023. Trong bài viết này, Bamboo School sẽ giới thiệu bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 4 tiếng việt – Tiểu học kèm đáp án chi tiết, được download nhiều nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.
Ma trận đề kiểm tra Tiếng Việt giữa học kì 1 lớp 4
Sau đây là ma trận đề thi giữa học kì 1 lớp 4 tiếng việt. Các thầy cô có thể tham khảo và dựa vào đây để biên soạn bộ đề phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy.
STT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL TN TL TN TL TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
2
1 1
1
5
Câu số
1, 2
3 4
8
2
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
1
2
1 1
5
Câu số
10
5;9
6 7
Tổng số câu
3 1 3
1 1
1
10
Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 tiếng việt số 1
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (5 điểm): GV kiểm tra đọc từng em.
II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm): Thời gian: 30 phút
ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU
Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói:
– Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm!
Cô bé quay lại dịu dàng hỏi:
– Thế em muốn ước gì?
Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ:
– Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động:
– À, chị bảo điều này …
– Gì ạ?
– À … à … không có gì. Chị chỉ nghĩ … ông cụ chắc cần tiền lắm!
Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.
Theo Hồ Phước Quả
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài.
Câu 1: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì?
A. Ngồi hóng mát và giật mình sợ hãi
B. Ngồi hóng mát và thích thú reo lên
C. Giật áo chị, nói với chị điều mình được nghe người ta nói
Câu 2: Cậu bé ước điều gì? Tại sao?
A. Được đi diễn trò vì cậu muốn có tiền giúp đỡ bố con ông lão bớt nghèo khổ
B. Giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, vì thương bố con ông
C. Ước bố con ông lão giàu có, vì cậu muốn mọi người đều giàu có
Câu 3: Cô chị đã nghĩ gì trước ước muốn của cậu em trai?
A. Dùng món tiền tiết kiệm của cô để giúp ông lão
B. Tìm cách giúp em trai mình đạt được ước muốn
C. Cảm động trước ước muốn giấy biến thành tiền thật
Câu 4: Theo em, hai chị em trong câu chuyện có phẩm chất gì đáng quý?
A. Thích xem sao đổi ngôi, tin vào những điều kì diệu
B. Thương người, biết mang lại niềm vui cho người khác
C. Tiết kiệm, biết dành dụm để có một khoản tiền
Câu 5: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng tình cảm và suy nghĩ của hai chị em trong câu chuyện?
A. Thương người như thể thương thân
B. Bán anh em xa, mua láng giềng gần
C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã
Câu 6: Các dấu hai chấm được dùng trong câu chuyện có tác dụng gì?
A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
B. Có tác dụng liệt kê các sự vật có trong câu
C. Báo hiệu câu đứng sau là lời nói của một nhân vật
Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
A. Dịu dàng, chói lòa, ủ rũ, nóng nực, lúng túng, non nớt
B. Ủ rũ, năm nay, thủ thỉ, lúng túng, đổi ngôi
C. Dịu dàng, ủ rũ, thủ thỉ, lúng túng, non nớt
Câu 8: Trong câu: “Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật.” có mấy danh từ là:
A. Hai danh từ. Đó là (…)
B. Ba danh từ. Đó là (…)
C. Bốn danh từ. Đó là (…)
Câu 9: Câu: “Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.” thuộc mẫu câu?
A. Ai – làm gì?
B. Ai – thế nào?
C. Ai – là gì?
Câu 10: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết một câu theo mẫu Ai – là gì? nói về cậu bé hoặc cô chị trong câu chuyện?
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (5 điểm – 15 phút)
GV đọc cho HS viết bài
Trung thu độc lập
Đêm nay, anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…
Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…..
II. Tập làm văn (5 điểm – 35 phút)
Em hãy viết một bức thư gửi thầy cô giáo cũ của em để chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 và kể cho thầy cô nghe về tình hình trường lớp của em.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 4 tiếng việt số 1
A. PHẦN ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (5 điểm)
– GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
– Nội dung kiểm tra: HS đọc đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở lớp 4 từ tuần 1 đến tuần 9 khoảng 90 tiếng/ phút; sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do GV nêu.
– GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm).
Đọc sai 2 – 4 tiếng (0,5 điểm).
Đọc sai 5 tiếng trở nên (0 điểm).
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm).
Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ cho (0,5 điểm).
Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên cho (0 điểm).
Giọng đọc có biểu cảm cho (1 điểm).
Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm cho (0,5 điểm).
Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm cho (0 điểm).
Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1 phút) (1 điểm).
Đọc quá 1 – 2 phút cho (0,5 điểm).
Đọc trên 2 phút cho (0 điểm).
Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu ra (1 điểm).
Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5 điểm).
Trả lời sai hoặc không trả lời được (0 điểm).
II. Đọc hiểu (5 điểm): Gợi ý đánh giá, cho điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C B A B A C C C A
Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm
Riêng câu 10: HS đặt câu đúng với nội dung yêu cầu: 0,25 đ
Trình bày câu đúng (đầu câu viết hoa, có dấu chấm cuối câu): 0,25 đ
Ví dụ: Cậu bé là người tốt bụng, lương thiện.
B. PHẦN VIẾT
I. Chính tả (5 điểm):
– Viết đúng cỡ chữ, đều nét, rõ ràng không sai lỗi chính tả, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng quy định…) trừ 0,5 điểm. Lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần điểm.
– Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ hoặc trình bày bài bẩn… trừ 1 điểm toàn bài chính tả. (Toàn bài trừ không quá 3 điểm)
II. Tập làm văn (5 điểm):
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
– Viết được một bức thư có đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư đúng với nội dung yêu cầu của đề bài (2 điểm)
– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả: 1đ.
– Thể hiện được tình cảm, lời chúc mừng thầy cô: 0,5đ
– Kể được ước mơ trong sáng: 1đ.
– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ: 0,5đ (Chỉ cho điểm với bài HS hoàn thành)
– Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm từ 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1. (Nếu bài văn viết mắc từ 4 lỗi chính tả trở lên – không ghi điểm giỏi)
Bài văn viết thư mẫu
Hà Nội, ngày … tháng … năm….
Cô kính mến!
Em chào cô. Em là học sinh cũ của cô bốn năm về trước. Năm nay em lên lớp 4 rồi, nhưng hình ảnh chập chững bước vào lớp 1 được cô dìu dắt dạy bảo em vẫn còn nhớ như in. Ôi, ngày ấy thân thương đối với em biết nhường nào!
Hôm nay, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam – ngày mà chúng em có dịp bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến thầy, cô giáo cũ. Em viết bức thư nhỏ này gởi thăm cô và xin được nhắc lại một vài kỷ niệm về sự săn sóc của cô đối với em cùng các bạn mà có lẽ tất cả chúng em đều không thể nào quên được.
Lời đầu tiên, em kính chúc cô cùng gia đình dồi dào sức khỏe, luôn gặp điều tốt lành.
Cô ạ! Từ khi xa cô, mỗi ngày em thêm hiểu biết, em đã thấy rõ công lao của thầy cô đối với chúng em.
Em còn nhớ rất rõ dáng cô nghiêng bên chồng sách vở cao ngất mỗi khi chấm bài. Em còn nhớ mãi ngày đầu tiên đi học, cô đón em và dẫn đến xếp hàng cùng các bạn lớp 1A. Em như con chim non đứng trên bờ tổ nhìn quãng trời rộng bao la, cánh chim ấy muốn bay cao nhưng còn ngập ngừng e sợ. Cô là người đã chắp cho em đôi cánh để bay lên từ đó. Cũng như em, các bạn lớp 1A đều được cô chăm sóc từ buổi ban đầu. Cô dạy chúng em tập viết, tập vẽ. Cô ân cần sửa cho chúng em từng tư thế ngồi, từng cách cầm bút, giọng đọc, cách đánh vần…Ôi, công lao của cô thật to lớn, chúng em nghĩ rằng phải ra sức học tập mời đền đáp được công ơn ấy.
Cô ơi! Em chỉ có bấy nhiêu lời thăm cô. Một lần nữa, em kính chúc cô dồi dào sức khỏe và hạnh phúc. Em thầm mong có một ngày nào đó em đến thăm cô. Em mãi là học trò ngoan của cô.
Học sinh cũ của cô
Bùi Lan Hương
Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 tiếng việt số 2
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc tiếng (3 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
Đồng tiền vàng
Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
– Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
– Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
– Thật chứ?
– Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:
– Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:
– Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
Theo Truyện khuyết danh nước Anh
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Cậu bé Rô-be làm nghề gì? (0,5 điểm)
A. Làm nghề bán báo.
B. Làm nghề đánh giày.
C. Làm nghề bán diêm.
D. Làm ăn xin
Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Rô-be? (0,5 điểm)
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 3. Qua ngoại hình của Rô-be, em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cậu ta? (0,5 điểm)
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 4. Vì sao Rô-be không quay lại ngay để trả tiền thừa cho người mua diêm? (0,5 điểm)
A. Vì Rô-be không đổi được tiền lẻ.
B. Vì Rô-be không muốn trả lại tiền.
C. Vì Rô-be bị xe tông, gãy chân.
D. Vì Rô-be không tìm được người đã mua diêm.
Câu 5. Qua hành động trả lại tiền thừa cho người khách, em thấy cậu bé Rô-be có điểm gì đáng quý? (1 điểm)
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 6. Nếu em là người khách mua diêm của cậu bé Rô-be trong câu chuyện này, em sẽ làm gì khi biết tin cậu bé bị xe tông, gãy chân đang nằm ở nhà? (1 điểm)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Trong các nhóm từ sau,nhóm nào chứa các danh từ? (1 điểm)
A. Hoa hậu, làng xóm, mưa, hạnh phúc
B. Hạnh phúc, cây bàng, hoa hậu, làng xóm
C. Làng xóm, hoa hậu, cây bàng, mưa
D. Quét nhà, lau nhà, rửa chén
Câu 8. Trong các từ sau, từ nào là từ láy: be bé, buồn bực, buôn bán, mênh mông, mệt mỏi: (0,5 điểm)
Từ láy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………
Câu 9. Em hãy dùng dấu ngoặc kép có tác dụng dùng để nêu ý nghĩa đặc biệt có trong câu sau: (0,5 điểm)
Chỉ trong 10 năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một bậc anh hùng kinh tế như đánh giá của người cùng thời.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 10. Theo em, câu tục ngữ “Môi hở răng lạnh” có nghĩa là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm)
Tiếng hát buổi sớm mai
II. Tập làm văn (8 điểm):
Đề bài: Một người thân của em ở xa đang bị ốm, em không đến thăm được, em hãy viết một lá thư để thăm hỏi và động viên người thân đó.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 4 tiếng việt số 2
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm)
Câu 1: C
Câu 2: Chi tiết: ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao
Câu 3: Nhận xét: hoàn cảnh của gia đình Rô-be rất nghèo khổ, gặp nhiều khó khăn…
Câu 4: C
Câu 5 : Cậu bé là người thật thà, tự trọng…..
Câu 6: Em sẽ đến thăm, động viên cậu bé. Nếu gia đình đồng ý em sẽ giúp đỡ đưa cậu bé đến bệnh viện để chữa trị…..
Câu 7: C
Câu 8: Từ láy: be bé, mênh mông.
Câu 9: Chỉ trong 10 năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người cùng thời.
Câu 10: Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình có ý đúng là được. Những người thân thích luôn gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau.
B. Kiểm tra viết:
1. Chính tả: (2đ)
Tiếng hát buổi sớm mai
Rạng đông mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuồng muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên :
– Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng kêu lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp
– Viết đúng chính tả: 2đ sai không quá 5 lỗi trừ 1 điểm
2. Tập làm văn: (8đ)
– Viết được bức thư có bố cục rõ ràng:
+) Phần mở bài: (1 điểm)
Ghi được thời gian, địa điểm, lời thưa gửi
+) Phần thân bài: (4 điểm)
Nêu được mục đích, lí do viết thư.(1 điểm)
Thăm hỏi tình hình của người nhận thư (1 điểm)
Thông báo tình hình của người viết thư (1 điểm)
Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư (1 điểm)
+) Phần kết bài: (1 điểm)
Nêu được lời chúc lời cảm ơn, hứa hẹn, chữ kí và tên (1 điểm)
Về ngữ pháp, cách trình bày, dùng từ (2 điểm)
Chữ viết đẹp, đúng chính tả; trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết (0,5 điểm)
Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
Bài viết có sự sáng tạo: có sử dụng từ láy hoặc các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, có cảm xúc, ý văn rõ ràng, sinh động… (1 điểm)
Bài văn mẫu
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Bà kính yêu!
Hôm qua cháu nghe bố kể mấy hôm nay trời lạnh quá nên bà lại ốm rồi. Vì cháu bận học chưa về thăm bà được nên cháu viết thư thăm bà đây.
Bà ơi! Bà phải đi khám bác sĩ, uống thuốc và ăn nhiều bà nhé! Như thế bà mới mau khỏe được ạ! Dạo này trời lạnh lắm, khi đi chợ, bà phải mặc nhiều áo ấm, quàng khăn và đi tất vào bà nhé! Cháu nghe mẹ nói, buổi sáng trời lạnh uống một tách trà gừng là rất tốt đấy bà ạ, hôm nào về quê cháu nhất định sẽ mua biếu bà. Giá như bây giờ được nghỉ học, cháu sẽ chạy nhanh về với bà, nấu cho bà ăn, rót nước mời bà uống và chăm sóc bà chu đao, được thế chắc bà vui lắm bà nhỉ?
Còn về gia đình cháu thì mọi người vẫn khỏe. Bố mẹ cháu lúc nào cũng bận rộn. Chị em cháu sắp thi học kì nên phải học và làm bài tập nhiều. Cháu sẽ cố gắng đạt được thật nhiều điểm 10 để dành tặng bà, bà nhé!
Bây giờ, cháu phải học bài rồi. Cuối thư, cháu mong bà nhanh khỏe để còn mời bà lên nhà cháu chơi nữa. Cháu hứa sẽ học tập chăm chỉ, ngoan, nghe lời dạy của bà, của bố mẹ. Cháu sẽ về thăm bà vào một ngày sớm nhất.
Cháu của bà
Khánh Ly
Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 tiếng việt số 3
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) (35 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cây sồi và cây sậy
Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.
Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:
– Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?
Cây sậy trả lời:
– Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.
Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.
Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:
1. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)
A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.
B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.
D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.
2. Dựa vào bài tập đọc, khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai” (0,5 điểm)
Thông tin
Trả lời
A. Cây sồi sống thân thiện với đám cây sậy.
Đúng / Sai
B. Cây sậy nhỏ bé nên mới không bị bão thổi đổ .
Đúng / Sai
3. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm)
A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão
B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.
C. Cây sồi bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầu phù sa.
D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.
4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? (0.5 điểm)
A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.
B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.
C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.
5. Nêu nội dung câu chuyện? (1 điểm)
6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)
7. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? (0,5 điểm)
A. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi
B. dữ dội, đảo điên, yếu ớt
C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn
D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.
8. Câu: “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông” danh từ là? (1 điểm)
9. Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích
B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần trích dẫn.
C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật
D. Báo hiệu việc liệt kê sau nó.
10. Tìm từ đơn và từ phức trong câu văn sau: (1 điểm)
Trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả: Nghe – viết bài: “Người ăn xin” – Từ “Lúc ấy … nhường nào”. (Sách Tiếng Việt 4 tập 1, trang 30) (2 điểm)
2. Tập làm văn: Hãy viết một bức thư gửi người thân (người bạn) ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua. (8 điểm)
Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 4 tiếng việt số 3
A. Kiểm tra đọc hiểu: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
– Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 9.
– Hình thức:
Giáo viên ghi tên bài, số trang và câu hỏi vào phiếu.
Gọi học sinh lên bốc thăm và về chuẩn bị trong khoảng 2 phút.
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 75 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc đã nêu trong phiếu.
– Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm
b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng: 1 điểm
c. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
– Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc hiểu: (7 điểm)
Câu 1: B (0,5 điểm)
Câu 2: A. Sai (0,25 điểm) B. Sai (0,25 điểm)
Câu 3: A (0,5 điểm)
Câu 4: C (0,5 điểm)
Câu 5: (1 điểm) Nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể lại chuyện cây sồi to lớn coi thường đám cây sậy nhỏ bé, yếu ớt. Nhưng khi gặp dông bão cây sồi lại bị quật đổ xuống sống. Không nên coi thường người khác
Câu 6: (1 điểm) HS có thể viết: Em không nên coi thường người khác.
Đoàn kết là sức mạnh giúp chiến thắng những thử thách to lớn.
Không nên coi thường những người bé nhỏ, yếu đuối hơn chúng ta.
Câu 7: A (0,5 điểm)
Câu 8: (1 điểm) Danh từ là: Cây sồi, bão, gốc, sông.
Câu 9: C (0,5 điểm)
Câu 10: (1 điểm)
Từ đơn: trời, bỗng, nổi, trận (0,5 điểm)
Từ phức: cuồng phong, dữ dội (0,5 điểm)
B – Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
– GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
– Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
– Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Đánh giá, cho điểm
– Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.
Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
Bài tham khảo
Đồng Nai, ngày … tháng … năm …
Tuấn Anh thân mến!
Vậy là học kì 1 đã đi qua một nửa chặng đường rồi. Nhớ đến lời hẹn cùng thi đua học tập với Tuấn hồi khai giảng nên mình viết bức thư này để chia sẻ với cậu. Dạo này cậu vẫn khỏe chứ? Kết quả thi giữa học kì 1 ở chỗ cậu đã có chưa? Trường mình thì các thầy cô vẫn đang chấm bài. Nhưng mình khá tự tin vì cả mấy tuần vừa qua mình đã học rất chăm chỉ đấy. Các thầy cô đều khen mình đã có tiến bộ hơn năm ngoái nhiều. Mình cũng thường xuyên xung phong phát biểu, lên bảng làm bài và chấm vở bài tập, nên có nhiều điểm 9 điểm 10.
Còn Tuấn Anh thì sao? Cậu hãy chia sẻ với mình qua thư tới nhé!
Bạn qua thư
Hùng
Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 tiếng việt số 4
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng việt.
Cho văn bản sau:
Thưa chuyện với mẹ
Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm em ngỏ ý với mẹ:
– Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.
Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:
– Con vừa bảo gì?
– Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.
– Ai xui con thế?
Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:
– Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con … Con muốn học một nghề để kiếm sống…
Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:
– Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.
Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:
– Mẹ ơi! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhãi mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông.
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6
Câu 1: (0,5 điểm) Cương xin mẹ đi học nghề gì?
a. Nghề thợ xây
b. Nghề thợ mộc
c. Nghề thợ rèn
Câu 2: (0,5 điểm) Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
a. Để giúp đỡ mẹ.
b. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả.
c. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống.
Câu 3: (0,5 điểm) Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
a. Để Cương đi học ngay.
b. Mẹ ngạc nhiên và phản đối.
c. Mẹ Cương phản đối gay gắt.
Câu 5: (0,5 điểm) Nội dung chính của bài này là gì?
a. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống.
b. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
c. Cương thuyết phục được mẹ và trở thành thợ rèn.
Câu 6: (0,5 điểm) Câu “Bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự buổi họp quan trọng.” gồm có mấy từ đơn và từ phức?
a. 5 từ đơn 3 từ phức b. 6 từ đơn 4 từ phức c. 4 từ đơn 5 từ phức
Câu 7: (0,5 điểm) Em tìm 2 danh từ riêng:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 8: (0,5 điểm) Đặt một câu với một danh từ riêng em vừa tìm được:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
B. Đọc thành tiếng: (1 điểm).
Đọc đoạn 2 bài: “Bênh vực kẻ yếu” trang 20 sách hướng dẫn học Tiếng việt 4 tập 2A
Đọc đoạn 2 bài: “Trung thu độc lập ” trang 106 sách hướng dẫn học Tiếng việt 4 tập 2A
Đọc 2 khổ thơ đầu bài thơ: “Nếu chúng mình có phép lạ” trang 122 sách hướng dẫn học Tiếng việt 4 tập 2A
Đọc đoạn 1 bài: “Đôi giày ba ta màu xanh” trang 127 sách hướng dẫn học Tiếng việt 4 tập 2A
C. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả, viết văn.
I. Chính tả (2 điểm) Nghe – viết
Cây chuối mẹ
Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
Theo Thép Mới
II. (3 điểm) Tập làm văn
Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo cũ …) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 4 tiếng việt số 4
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
Câu 7 (0,5 điểm):
Học sinh tìm đủ 2 danh từ riêng cho 0,5 điểm
Câu 8 (0,5 điểm):
Học sinh đặt được câu đúng với 1 danh từ riêng tìm được cho 0,5 điểm.
B. Đọc thành tiếng (1 điểm):
– Học sinh đọc trơn đoạn bài (tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/phút), biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc hết bài theo quy định ghi 1 điểm
– Học sinh đọc đúng giọng đọc, phát âm còn ngọng, chưa biết ngắt nghỉ hơi đúng ở mỗi dấu câu, tốc độ đọc chưa đảm bảo ghi 0,5 điểm
– Điểm 0,25 là những trường hợp còn lại.
C. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả, viết văn
I. Chính tả (2 điểm)
– Học sinh viết đúng toàn bộ nội dung đoạn yêu cầu. Độ cao, khoảng cách giữa các con chữ đúng theo mẫu chữ trong trường tiểu học, trình bày sạch sẽ ghi 2 điểm.
– Học sinh viết đôi chỗ còn chưa đúng các phụ âm, nguyên âm, các dấu thanh khoảng cách các con chữ đều nhau ghi 1 điểm.
– Học sinh viết sai chính tả nhiều, đặt các dấu thanh không đúng quy định ghi 0,5 điểm.
II. Tập làm văn (3 điểm)
– Học sinh viết được bức thư theo yêu cầu bài, đủ bố cục, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp ghi 2 điểm.
– Học sinh viết đúng thể loại, bố cục chưa rõ ràng, còn sai lỗi chính tả chữ viết chưa đẹp ghi 1 điểm.
– Điểm 0,5 là các trường hợp còn lại.
Lưu ý: Học sinh viết đến đâu GV cho điểm đến đó sao cho đúng thực chất.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã làm quen với ma trận và các dạng đề thi giữa học kì 1 lớp 4 tiếng việt. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Những Bí Quyết Nấu Cháo Ngon Không Nên Bỏ Qua
- The Hindu Epaper Mod Apk: Đọc báo miễn phí trên ứng dụng di động PRAIM
- Fine Lock Apk: Giải pháp tốt nhất cho việc tùy chỉnh trải nghiệm Android trên các thiết bị Samsung
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?
- Top #17 Mẫu Powerpoint về bảo vệ môi trường – Bài thuyết trình đẹp 2023 ✅