Với bộ 10 Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn 10 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Kết nối tri thức và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn 10.
10 Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức (có đáp án)
Xem thử
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 10 Giữa kì 1 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank (QR)
- B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 1 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (5điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
LÁ ĐỎ
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy cười đôi mắt trong.
1974
(Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước,
Nguyễn Đình Thi, NXB Hội nhà văn, 1999)
Câu 1 (1 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 2 (1 điểm): Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt trong bài thơ.
Câu 3 (1 điểm): Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gì của người con gái tiền phương?
Câu 4 (2 điểm): Hình ảnh “em gái tiền phương” gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc?
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đọc đoạn thơ:
Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
(Một khúc ca, Tố Hữu)
Thực hiện yêu cầu: Anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống của Tố Hữu trong đoạn thơ trên? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
Năm học 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN 10 (KẾT NỐI TRI THỨC)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
– Thể thơ: thơ tự do.
– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
0,5điểm
0,5điểm
Câu 2
– Từ Hán Việt trong bài thơ:
+ Quê hương: quê của mình, là nơi có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm.
+ Tiền phương: vùng đang diễn ra những trận chiến đấu trực tiếp với địch; đối lập với hậu phương.
0,5điểm
0,5điểm
Câu 3
– HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: gợi lên vẻ đẹp gần gũi, thân thương, vừa mộc mạc, tảo tần vừa kiên cường, rắn rỏi,… của người con gái tiền phương.
1điểm
Câu 4
– HS nêu được những suy nghĩ của mình về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau khi đọc xong bài thơ.
– Gợi ý:
+ Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thật đẹp và oai hùng.
+ Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần ” Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”…
2điểm
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đáp án
Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
0,5điểm
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Quan niệm sống của Tố Hữu qua đoạn thơ.
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.
0,5điểm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
– Quan niệm sống của Tố Hữu qua đoạn thơ:
+ Sống không chỉ hưởng thụ, nhận về mà phải biết cho đi, cống hiến.
+ Quan niệm sống đẹp không chỉ có giá trị nhân văn trong thời đại tác giả đang sống mà còn mãi đến muôn đời sau.
Hướng dẫn chấm:
– Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2,5 điểm.
– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 2,0 điểm.
– Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.
Đánh giá:
– Quan niệm sống tích cực, mang tính nhân văn.
– Là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ hình thành cho mình lối sống đẹp, sống có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.
Hướng dẫn chấm:
– Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
– Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.
2,5điểm
0,5điểm
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,5điểm
e. Sáng tạo
– Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5điểm
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
CẤP ĐỘ
Nội dung
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG CAO
CỘNG
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đọc hiểu
Số câu:3
Số điểm: 4.0
Tỉ lệ: 40%
– Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính
– Nêu cách hiểu về câu thơ.
– Trình bày suy nghĩ về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh.
Số câu: 1
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 3
Số điểm: 4.0
Tỉ lệ: 40%
Tiếng Việt
Số câu: 1
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
– Tìm và giải thích nghĩa từ Hán Việt.
Số câu: 1
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Tập làm văn
Số câu: 1
Số điểm: 5.0
Tỉ lệ: 50%
Viết bài văn nghị luận về quan điểm sống qua câu thơ của Tố Hữu.
Số câu: 1
Số điểm:5.0
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 1
Số điểm: 5.0
Tỉ lệ: 50%
Tổng số câu: 5
1
2
1
1
5
Tổng số điểm: 10
1.0đ
2.0đ
2.0đ
5.0đ
10đ
Tỉ lệ: 100%
10%
20%
20%
50%
100%
Sở Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 1 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”
(Tuoitre.vn – Xây dựng bản lĩnh cá nhân)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?
Câu 3 (1 điểm): Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?
Câu 4 (1 điểm): Tại sao tác giả cho rằng “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh”?
Câu 5 (2 điểm): Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đọc bài thơ:
BÀI HỌC ĐẦU CỦA CON
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…
(Đỗ Trung Quân)
Thực hiện yêu cầu: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả.
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
CẤP ĐỘ
Nội dung
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG CAO
CỘNG
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đọc hiểu
Số câu: 4
Số điểm: 4.0
Tỉ lệ: 40%
– Xác định phương thức biểu đạt chính
– Nêu cách hiểu về bản lĩnh.
– Giải thích câu văn của tác giả.
– Trình bày suy nghĩ về sự bản lĩnh của một con người
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 4
Số điểm: 4.0
Tỉ lệ: 40%
Tiếng Việt
Số câu: 1
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
– Sự mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.
Số câu: 1
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Tập làm văn
Số câu: 1
Số điểm: 5.0
Tỉ lệ: 50%
Viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương của tác giả qua bài thơ.
Số câu: 1
Số điểm: 5.0
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 1
Số điểm: 5.0
Tỉ lệ: 50%
Tổng số câu: 6
1
3
1
1
6
Tổng số điểm: 10
0.5đ
2.5đ
2.0đ
5.0đ
10đ
Tỉ lệ: 100%
5%
25%
20%
50%
100%
Xem thử
Xem thêm bộ đề thi Ngữ văn 10 Kết nối tri thức năm 2024 hay khác:
-
Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề)
-
Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề)
-
Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề)
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Săn SALE shopee Tết:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.