Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên THCS không chỉ bao gồm đáp án mà còn cung cấp tài liệu ôn tập để thầy cô chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá khảo sát năng lực giáo viên cấp THCS. Để giúp thầy cô có cái nhìn tổng quan về nội dung, dưới đây là thông tin chi tiết:
Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên THCS có đáp án
PHẦN I: CÂU HỎI KIỂM TRA NĂNG LỰC
Câu 1:
- Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Chương II của Thông tư số 30 có Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Vậy chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học có những tiêu chuẩn nào, có mấy tiêu chí? Theo anh (chị), tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- Nêu các hành vi giáo viên không được làm theo Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Trả lời:
- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học gồm 6 tiêu chuẩn – 25 tiêu chí.
- Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.
- Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học.
- Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục.
- Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội.
- Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp.
- Chuẩn quan trọng nhất là Chuẩn 1 – Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Như Bác Hồ đã nói: “Có Đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì trở nên vô dụng”. Đối với người giáo viên, đạo đức nhà giáo là yếu tố quan trọng trong công tác giáo dục con người.
- Thầy cô giáo phải là người Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị – xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
- Vì “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” nên đòi hỏi người thầy phải là người cao quý có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh.
- Vì mỗi thầy cô giáo là một “Tấm gương sáng về đạo đức…” cho học sinh noi theo. Bộ GD&ĐT đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu.
- Vì “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Câu 2:
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học hiện nay là một việc làm thường xuyên đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Anh (chị) hiểu như thế nào là giáo án điện tử và bài giảng điện tử?
- Để thiết kế bài giảng điện tử có chất lượng và hiệu quả, theo Anh (Chị) bài soạn cần đạt những yêu cầu gì?
Trả lời:
-
Giáo án điện tử:
- Giáo án điện tử là bài soạn trên máy tính (giáo án “nền”) có kèm theo một bài giảng điện tử.
- Giáo án nền (soạn trên máy tính) bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạy – học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá), đồng thời phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu của bộ môn.
-
Bài giảng điện tử:
- Bài giảng điện tử chủ yếu chỉ gồm những nội dung dạy – học được chọn lọc từ “giáo án nền” để trình bày trên lớp bằng máy tính – nhờ các phần mềm chuyên dụng với những hiệu ứng minh họa.
- Bài giảng điện tử là bài giảng có sự hỗ trợ của máy tính, được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng và có thể trình chiếu để thay thế cho bài giảng viết tay.
- Bài giảng điện tử là một bộ phận của giáo án điện tử, không bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạy – học.
Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về giáo dục và cải thiện kiến thức của mình, truy cập PRAIM để khám phá thêm nhiều tài liệu hữu ích.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.