58 lượt xem

đề Kiểm Tra Hóa 10 Học Kì 1

Với bộ 9 đề thi Học kì 1 Hóa học 10 năm 2023 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Cánh diều và sưu tầm từ đề thi Hóa học 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Hóa học 10.

Đề thi Học kì 1 Hóa 10 Cánh diều có đáp án (9 đề)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Hóa 10 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi

Sở Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Học kì 1 – Cánh diều

Năm học 2023 – 2024

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Nguyên tử trung hòa vì điện vì

A. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton.

B. được tạo thành từ các hạt không mang điện.

C. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt proton.

D. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron.

Câu 2: Một loại nguyên tử potassium có 19 proton, 19 electron và 20 neutron. Số khối của nguyên tử này là

A. 38.   B. 39.   C. 40.   D. 58.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hầu hết các nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron.

B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

C. Hạt nhân của hầu hết nguyên tử cấu thành từ các hạt proton và neutron.

D. Vỏ nguyên tử cấu thành từ các hạt electron.

Câu 4: Trong tự nhiên, đồng (copper) có hai đồng vị bền là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị là

A. 63%.

B. 73%.

C. 65%.

D. 27%.

Câu 5: Cặp nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

A. 9 Đề thi Học kì 1 Hóa học 10 Cánh Diều năm 2023 (có đáp án)

B.

C.

D.

Câu 6: Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt là

A. 1, 3, 5.

B. 1, 2, 4.

C. 3, 5, 7.

D. 1, 2, 3.

Câu 7: Số electron tối đa có trong lớp M là

A. 3.   B. 4.   C. 9.   D. 18.

Câu 8: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử calcium (Z = 20) có số electron độc thân là

A. 1.   B. 2.   C. 0.   D. 4.

Câu 9: Cho các cấu hình electron sau:

(1) 1s22s1

(2) 1s22s22p4

(3) 1s22s22p63s23p63d104s24p5

(4) 1s22s22p63s23p1

Số cấu hình electron của nguyên tố phi kim là

A. 4.   B. 2.   C. 1.   D. 7.

Câu 10: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là

A. 3 và 3.

B. 4 và 3.

C. 3 và 4.

D. 4 và 4.

Câu 11: Nguyên tử Y có tổng số hạt mang điện trong nguyên tử là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 10 hạt. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là

A. số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

B. số thứ tự 11, chu kì 3, nhóm IA.

C. số thứ tự 11, chu kì 2, nhóm VIIA

D. số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm IA.

Câu 12: Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử của các nguyên tố

A. tăng dần.

B. giảm dần.

C. không thay đổi.

D. biến đổi không theo quy luật.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong bảng tuần hoàn, fluorine (F) là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất.

B. Trong một nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng lên thì độ âm điện cũng tăng lên.

C. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì giảm từ trái qua phải.

D. Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử.

Câu 14: Oxide nào dưới đây là oxide lưỡng tính?

A. Na2O.

B. SO2.

C. MgO.

D. Al2O3.

Câu 15: Công thức oxide cao nhất của nguyên tố R (Z = 15) là

A. R2O.

B. R2O3.

C. R2O5.

D. R2O7.

Câu 16: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là

A. 1s²2s²2p6.

B. 1s²2s²2p3s²3p¹.

C. 1s²2s²2p3s³.

D. 1s²2s²2p63s².

Câu 17: Cho nguyên tử các nguyên tố sau: X (Z = 12); Y (Z = 16); T (Z = 18); Q (Z = 20). Nguyên tử nào có lớp electron ngoài cùng bền vững?

A. X.   B. Y.   C. T.   D. Q.

Câu 18: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận vào 2 electron khi hình thành liên kết hóa học?

A. Oxygen.

B. Helium.

C. Sodium.

D. Hydrogen.

Câu 19: Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây đúng?

A. Na + 1e →Na+.

B. Cl2 →2Cl− +2e.

C. O2 + 2e→2O2−.

D. Al→Al3+ +3e.

Câu 20: Cho các phát biểu sau về hợp chất ion:

(a) Không dẫn điện khi nóng chảy.

(b) Khá mềm.

(c) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

(d) Khó tan trong nước và các dung môi phân cực.

Số phát biểu đúng là

A. 1.   B. 2.   C. 3.   D. 4.

Câu 21: Liên kết σ là liên kết được hình thành do

A. sự xen phủ bên của 2 orbital.

B. cặp electron chung.

C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion.

D. sự xen phủ trục của hai orbital.

Câu 22: Cho dãy các chất: O2, H2, NH3, KCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không phâncực là

A. 3.   B. 4.   C. 5.   D. 2.

Câu 23: Công thức Lewis của SO2 là

A.

B.

C. O = S → O

D. O = S = O

Câu 24: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử CH4 là loại liên kết nào sau đây (biết độ âm điện của nguyên tử H là 2,2 và C là 2,55)?

A. Liên kết ion.

B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. Liên kết hiđro.

D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Câu 25: Dãy gồm các hợp chất đều có liên kết cộng hóa trị là

A. KCl, CaO.

B. HCl, CO2.

C. NaCl, Al2O3.

D. CaCl2, Na2O.

Câu 26: Phân tử SiH4 có bao nhiêu cặp electron hóa trị riêng? Biết Si (Z = 14); H (Z = 1).

A. 1.   B. 2.   C. 0.   D. 3.

Câu 27: Tương tác van der Waals tồn tại giữa những

A. ion.

B. hạt proton.

C. hạt neutron.

D. phân tử.

Câu 28: Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng liên kết hydrogen giữa 2 phân tử hydrogen fluoride (HF)?

A. H(δ+)−F(δ−)… H(δ+)−F(δ−)

B. H(δ+)−F(δ+)…H(δ−)−F(δ−)

C. H(δ−)−F(δ+)…H(δ−)−F(δ+)

D. H(δ+)−F(δ−)…H(δ−)−F(δ+)

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 29 (1 điểm): Hoàn thành bảng sau:

Công thức phân tử

Công thức electron

Công thức Lewis

HCl

Cl2

N2

CO2

Câu 30 (1 điểm): Viết hai giai đoạn của sự hình thành LiCl từ các nguyên tử tương ứng (kèm theo cấu hình electron). Biết Li (Z = 3); Cl (Z = 17).

Câu 31 (1 điểm): Khối lượng phân tử (amu) của nước, ammonia và methane lần lượt bằng 18, 17 và 16. Nước sôi ở 100 oC, ammonia sôi ở -33,35 oC và methane sôi ở -161,58 oC. Giải thích vì sao các chất trên có khối lượng phân tử xấp xỉ nhau nhưng nhiệt độ sôi của chúng lại chênh lệch nhau.

Hướng dẫn giải đề 001

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án đúng là: C

Nguyên tử trung hòa vì điện vì có tổng số hạt electron (mang điện tích âm) bằng tổng số hạt proton (mang điện tích dương).

Câu 2:

Đáp án đúng là: B

Số khối (A) = số proton (Z) + số neutron (N) = 19 + 20 = 39.

Câu 3:

Đáp án đúng là: B

Phát biểu B sai vì nguyên tử có cấu trúc rỗng.

Câu 4:

Đáp án đúng là: B

Gọi phần trăm số nguyên tử của là x%

⇒ Phần trăm số nguyên tử của là 100 – x %

Ta có: ACu¯=63x+65(100−x)100=63,54 ⇒ x=73

Phần trăm số nguyên tử của đồng vị là 73%.

Câu 5:

Đáp án đúng là: D

thuộc cùng một nguyên tố hóa học do có cùng số proton là 8.

Câu 6:

Đáp án đúng là: A

Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt là1, 3, 5.

Câu 7:

Đáp án đúng là: D

Lớp M (n = 3) có số electron tối đa là 2.32 = 2.9 = 18.

Câu 8:

Đáp án đúng là: C

Cấu hình theo ô orbital của calcium như sau:

Vậy nguyên tử calcium không có electron độc thân.

Câu 9:

Đáp án đúng là: B

Các nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của nguyên tố phi kim.

(1) 1s22s1 là kim loại do có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

(2) 1s22s22p4 là phi kim do có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

(3) 1s22s22p63s23p63d104s24p5 là phi kim do có 7 electron ở lớp ngoài cùng.

(4) 1s22s22p63s23p1 là kim loại do có 3 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 10:

Đáp án đúng là: C

Bảng tuần hoàn gồm có 7 chu kì, trong đó có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

Câu 11:

Đáp án đúng là: B

Gọi số hạt proton, neutron và electron có trong Y lần lượt là P, N và E (trong đó P = E).

Theo bài ra ta có hệ phương trình: 2P+N=342P−N=10⇔P=11N=12

Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s1.

Vậy Y ở ô thứ 11 (do Z = P = E = 11); chu kì 3 (do có 3 lớp electron), nhóm IA (do 1 electron hóa trị, nguyên tố s).

Câu 12:

Đáp án đúng là: A

Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.

Câu 13:

Đáp án đúng là: B

Phát biểu B sai vì: Trong một nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng lên thì độ âm điện giảm.

Câu 14:

Đáp án đúng là: D

Al2O3 là oxide lưỡng tính.

Câu 15:

Đáp án đúng là: C

Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố R (Z = 15): [Ne]3s23p3.

Vậy R thuộc nhóm VA, công thức oxide cao nhất là R2O5.

Câu 16:

Đáp án đúng là: D

X ở chu kì 3 Þ có 3 lớp electron.

X ở nhóm IIA Þ có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X: 1s²2s²2p63s².

Câu 17:

Đáp án đúng là: C

Cấu hình electron bền vững là cấu hình electron như khí hiếm với 8 electron ở lớp ngoài cùng (hoặc 2 electron ở lớp ngoài cùng như của helium).

Xem thêm  5 điều Bác Hồ dạy: Những bí quyết giáo dục thiếu niên, nhi đồng!

Chọn T (Z = 18): 1s²2s²2p3s²3p6 do có 8 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 18:

Đáp án đúng là: A

O (Z = 8): 1s22s22p4.

Nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhận vào 2 electron khi hình thành liên kết hóa học.

Câu 19:

Đáp án đúng là: D

Quá trình đúng: Al→Al3+ +3e

Câu 20:

Đáp án đúng là: A

Phát biểu đúng là (c). Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

Câu 21:

Đáp án đúng là: D

Liên kết σ là liên kết được hình thành dosự xen phủ trục của hai orbital.

Câu 22:

Đáp án đúng là: D

Các chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực: O2; H2.

Câu 23:

Đáp án đúng là: B

Công thức Lewis là công thức biểu diễn cấu tạo phân tử qua các liên kết và các electron hóa trị riêng.

Công thức Lewis của SO2 là:

Câu 24:

Đáp án đúng là: D

Ta có:

∆χ = 2,55 – 2,2 = 0,35 < 0,4

Vậy liên kết hóa học giữa C và H trong phân tử CH4 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Câu 25:

Đáp án đúng là: B

HCl, CO2 là các hợp chất cộng hóa trị.

Câu 26:

Đáp án đúng là: C

Công thức Lewis của SiH4:

Phân tử SiH4 không có cặp electron hóa trị riêng.

Câu 27:

Đáp án đúng là: D

Tương tác van der Waals tồn tại giữa những phân tử.

Câu 28:

Đáp án đúng là: A

Sơ đồ thể hiện liên kết hydrogen giữa hai phân tử HF:

H(δ+)−F(δ−)… H(δ+)−F(δ−)

Phần II: Tự luận

Câu 29:

Công thức phân tử

Công thức electron

Công thức Lewis

HCl

Cl2

N2

CO2

Câu 30:

Quá trình hình thành liên kết ion diễn ra như sau:

– Hình thành các ion trái dấu từ các quá trình nguyên tử kim loại nhường electron và nguyên tử phi kim nhận electron theo quy tắc octet.

Li → Li+ + 1e

Số electron trên các lớp: 2, 1 2

Cấu hình electron: [He]2s1 [He]

Cl + 1e → Cl-

Số electron trên các lớp: 2, 8, 7 2, 8, 8

Cấu hình electron: [Ne]3s23p5 [Ar]

– Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.

Li+ + Cl- → LiCl

Câu 31:

Nhiệt độ sôi của nước (H2O) lớn hơn rất nhiều so với ammonia (NH3) và methane (CH4) vì phân tử H2O và NH3 có liên kết hydrogen trong phân tử (còn CH4 không có); do độ âm đện O > N nên liên kết hydrogen trong H2O bền hơn trong NH3.

Ma trận đề kiểm tra cuối kì I – Hóa học 10 – bộ sách Cánh diều

– Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 1 khi kết thúc nội dung: Liên kết hóa học.

– Thời gian làm bài: 45 phút.

– Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận).

– Cấu trúc:

+ Mức độ đề:40 % Nhận biết; 30 % Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

+ Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm;

+ Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).

+ Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm)

+ Nội dung nửa học kì sau: 75% (7,5 điểm)

Sở Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Học kì 1 – Cánh diều

Năm học 2023 – 2024

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.

B. Trong nguyên tử, số hạt electron bằng số hạt proton.

C. Số khối là tổng số hạt proton (Z) và số hạt neutron (N).

D. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.

Câu 2: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử có kí hiệu là

A. 23.   B. 24.   C. 25.   D. 11.

Câu 3: Cho các kí hiệu nguyên tử: và các phát biểu sau:

(1) X và Y là 2 đồng vị của nhau

(2) X với Y có cùng số khối.

(3) Có ba nguyên tố hóa học.

(4) Z và T thuộc cùng nguyên tố hóa học.

Số phát biểu đúng

A. 1.   B. 2.   C. 3.   D. 4.

Câu 4: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của calcium (Z = 20) là

A. 3d2.   B. 4s1.   C. 4s2.   D. 3d1.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron lớp ngoài cùng.

B. Các nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.

C. Chỉ các nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng mới là phi kim.

D. Nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim

Câu 6: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là

A. proton.

B. neutron.

C. electron.

D. neutron và electron.

Câu 7: Lớp N có số phân lớp là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 8: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6.Nguyên tố X là

A. O (Z = 8).

B. Mg (Z = 12).

C. Na (Z = 11).

D. Ne (Z = 10).

Câu 9: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hiện tại được sắp xếp không tuân theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

B. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị được xếp vào một cột.

C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp vào một hàng.

D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

Câu 10: Nguyên tố X thuộc chu kì 4. Nguyên tử X có số lớp electron là

A. 6. B. 5. C. 7. D. 4.

Câu 11: Nhóm A bao gồm các nguyên tố nào?

A. Nguyên tố s.

B. Nguyên tố p.

C. Nguyên tố s và nguyên tố p.

D. Nguyên tố d và nguyên tố f.

Câu 12: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là

A. 1s22s22p63s1.

B. 1s22s22p63s2.

C. 1s22s22p53s1.

D. 1s22s22p43s1.

Câu 13: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxide cao nhất của R là

A. RO2.

B. RO3.

C. R2O5.

D. R2O7.

Câu 14: Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Nhận định nào dưới đây không đúngtrong các câu sau khi nói về nguyên tử X?

A. Lớp ngoài cùng của X có 6 electron.

B. Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 3.

C. Hạt nhân nguyên tử X có 16 electron.

D. X nằm ở nhóm VIA.

Câu 15: Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây?

A. Kí hiệu nguyên tố.

B. Tên nguyên tố.

C. Số hiệu nguyên tử.

D. Số khối của hạt nhân.

Câu 16: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là

A. 1s²2s²2p6.

B. 1s²2s²2p63s²3p¹.

C. 1s²2s²2p3s³.

D. 1s²2s²2p63s².

Câu 17: Liên kết hydrogen là

A. liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

B. liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.

C. liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.

D. liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.

Câu 18: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm helium khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

A. Fluorine.

B. Oxygen.

C. Hydrogen.

D. Chlorine.

Câu 19: Cho sơ đồ liên kết giữa hai phân tử acid CH3COOH:

Trong sơ đồ trên, đường nét đứt đại diện cho

A. liên kết cộng hóa trị có cực.

B. liên kết ion.

C. liên kết cho – nhận.

D. liên kết hydrogen.

Câu 20: Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung là

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hoá trị.

C. liên kết kim loại.

D. liên kết hydrogen.

Câu 21: Chỉ ra nội dung không đúng khi xét phân tử CO2?

A. Phân tử có cấu tạo góc.

B. Liên kết giữa nguyên tử oxygen và carbon là phân cực.

C. Phân tử CO2 không phân cực.

D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.

Câu 22: Nguyên tử X có 11 electron p, còn nguyên tử Y có 5 electron s. Liên kết giữa X và Y là

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hóa trị.

C. liên kết cho – nhận.

D. không xác định được.

Câu 23: Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Ca (Z = 20) theo quy tắc octet là

A. Ca + 2e → Ca2−.

B. Ca→ Ca2+ + 2e.

C. Ca + 6e → Ca6−.

D. Ca + 2e → Ca2+.

Câu 24: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực?

A. LiCl.

B. CF2Cl2.

C. CHCl3.

D. N2.

Câu 25: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p – p?

A. H2.

B. Cl2.

C. NH3.

D. HCl.

Câu 26: Số hợp chất ion được tạo thành từ các ion F-, K+, O2-, Ca2+ là

A. 1.   B. 2.   C. 3.   D. 4.

Câu 27: Nhóm chất nào sau đây có liên kết “cho – nhận”?

A. NaCl, CO2.

B. HCl, MgCl2.

C. H2S, HCl.

D. NH4NO3, HNO3.

Câu 28: Cho công thức Lewis của các phân tử sau:

Số phân tử mà nguyên tử trung tâm không thoả mãn quy tắc octet là

A.1

B.2

C.3

D.4

Phần II: Tự luận (3 điểm)

Câu 29 (1 điểm):Nêu nội dung quy tắc octet? Trong liên kết hóa học, quy tắc octet giúp giải thích điều gì?

Câu 30 (1 điểm):

a)Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của nước.

b) Viết hai giai đoạn của sự hình thành KF từ các nguyên tử tương ứng (kèm theo cấu hình electron).

Câu 31 (1 điểm): Cho các khí hiếm sau: He (Z = 2), Ne (Z = 10), Ar (Z = 18), Kr (Z = 36), Xe (Z = 54). Khí hiếm nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Giải thích.

Xem thêm  Văn Hóa Đông Nam Á: Hòa Mình Với Ấn Tượng Từ Nền Văn Hóa Ấn Độ

Hướng dẫn giải đề 002

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án đúng là: A

Phát biểu A không đúng do hạt nhân của hầu hết nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton và neutron.

Câu 2:

Đáp án đúng là: D

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số hiệu nguyên tử (Z) = 11.

Câu 3:

Đáp án đúng là: C

Phát biểu đúng là (2); (3); (4)

Phát biểu (1) sai vì X và Y không phải đồng vị của nhau do khác nhau số proton.

Câu 4:

Đáp án đúng là: C

Cấu hình electron nguyên tử Ca: 1s22s22p63s23p64s2.

Vậy cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 4s2.

Câu 5:

Đáp án đúng là: D

A sai vì khí hiếm He chỉ có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

B và C sai do He có 2 electron lớp ngoài cùng nhưng là khí hiếm; H có 1 electron lớp ngoài cùng nhưng là phi kim …

Câu 6:

Đáp án đúng là: C

Hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.

Câu 7:

Đáp án đúng là: D

Lớp N (n = 4) có 4 phân lớp 4s, 4p, 4d, 4f.

Câu 8:

Đáp án đúng là: B

X → X2+ + 2e

Þ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s2.

Vậy X là Mg (Z = 12).

Câu 9:

Đáp án đúng là: D

Bảng tuần hoàn hiện nay được sắp xếp theo các quy tắc sau:

– Các nguyên tố hóa học được sắp xếp từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.

– Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron được xếp vào cùng một hàng.

– Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron hóa trị như nhau được xếp vào cùng một cột.

Câu 10:

Đáp án đúng là: D

Nguyên tố X có số lớp electron = số thứ tự chu kì = 4.

Câu 11:

Đáp án đúng là: C

Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

Câu 12:

Đáp án đúng là: A

Cấu hình electron nguyên tử Na (Z = 11): 1s22s22p63s1.

Câu 13:

Đáp án đúng là: B

Nguyên tố R thuộc nhóm VIA nên R có hóa trị cao nhất là VI. Công thức oxide cao nhất của R là RO3.

Câu 14:

Đáp án đúng là: C

Phát biểu C sai vì hạt nhân nguyên tử không chứa electron.

Câu 15:

Đáp án đúng là: D

Ô nguyên tố không cho biết số khối của hạt nhân.

Câu 16:

Đáp án đúng là: D

X ở chu kì 3 nên có 3 lớp electron, nhóm IIIA nên có 3 electron lớp ngoài cùng.

Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s²2s²2p63s²3p¹.

Câu 17:

Đáp án đúng là: D

Liên kết hydrogen làliên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.

Câu 18:

Đáp án đúng là: C

Nguyên tử hydrogen có 1 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm helium khi tham gia hình thành liên kết hóa học.

Câu 19:

Đáp án đúng là: D

Trong sơ đồ trên, đường nét đứt đại diện choliên kết hydrogen.

Câu 20:

Đáp án đúng là: B

Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung làliên kết cộng hoá trị.

Câu 21:

Đáp án đúng là: A

Phân tử CO2 có cấu tạo thẳng.

Câu 22:

Đáp án đúng là: A

Cấu hình electron nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5 Þ X là phi kim điển hình (nhóm VIIA).

Cấu hình electron nguyên tử Y: 1s22s22p63s1 Þ Y là kim loại điển hình (nhóm IA).

Vậy liên kết giữa X với Y là liên kết ion.

Câu 23:

Đáp án đúng là: B

Cấu hình electron nguyên tử Ca: [Ar]4s2.

Nguyên tử Ca có 2 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững giống khí hiếm.

Ca → Ca2+ + 2e

Câu 24:

Đáp án đúng là: D

Hợp chất cộng hóa trị không phân cực là: N2.

Câu 25:

Đáp án đúng là: B

Ta có:

H (Z = 1): 1s1

Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5

N (Z = 7): 1s22s22p3

Vậy liên kết trong phân tử Cl2 được hình thành bởi sự xen phủ orbital p – p.

Câu 26:

Đáp án đúng là: D

Các hợp chất ion có thể được tạo thành là: KF; K2O; CaF2; CaO.

Câu 27:

Đáp án đúng là: D

NH4NO3:

HNO3:

Câu 28:

Đáp án đúng là: B

Có hai phân tử mà nguyên tử trung tâm không thỏa mãn quy tắc octet là BCl3 và BeH2.

Phần II: Tự luận

Câu 29:

– Quy tắc octet: Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử có xu hướng hình thành lớp vỏ bền vững như khí hiếm.

– Quy tắc octet giúp giải thích một cách định tính (dự đoán) sự hình thành các loại liên kết trong phân tử, đặc biệt là cách viết công thức cấu tạo trong các hợp chất thông thường.

Câu 30:

a)

Công thức phân tử

Công thức electron

Công thức Lewis

H2O

b)

Quá trình hình thành liên kết ion diễn ra như sau:

– Hình thành các ion trái dấu từ các quá trình nguyên tử kim loại nhường electron và nguyên tử phi kim nhận electron theo quy tắc octet.

K → K+ + 1e

Số electron trên các lớp: 2, 8, 8, 1 2, 8, 8

Cấu hình electron: [Ar]4s1 [Ar]

F + 1e → F-

Số electron trên các lớp: 2, 7 2, 8

Cấu hình electron: [He]2s22p5 [Ne]

– Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.

K+ + F- → KF

Câu 31:

Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử trong nhóm VIIIA (nhóm khí hiếm), bán kính nguyên tử tăng đồng thời khối lượng nguyên tử tăng.

⇒ Tương tác van der Waals tăng ⇒ Nhiệt độ nóng chảy tăng.

⇒ Khí hiếm có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong dãy là Xe.

Sở Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Học kì 1 – Cánh diều

Năm học 2023 – 2024

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Loại liên kết có trong phân tử nước là

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hóa trị.

C. liên kết kim loại.

D. liên kết van der Waals.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu.

B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu.

C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu.

D. Nguyên tử trung hòa điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân.

Câu 3: Nguyên tử T có 11 proton và 12 neutron. Kí hiệu nguyên tử của T là

A. .

B. .

C. .

D. .

Câu 4: Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các đồng vị của magnesium được xác định theo phổ khối lượng như hình dưới đây (biết rằng điện tích z của các ion đồng vị của magnesium đều bằng +2):

Nguyên tử khối trung bình của magnesium là

A. 24,32.

B. 23,42.

C. 25,32.

D. 22,32.

Câu 5: Lớp electron thứ tư được gọi là

A. lớp K.

B. lớp M.

C. lớp L.

D. lớp N.

Câu 6: Số electron tối đa có trong một orbital là

A. 1.   B. 2.   C. 3.   D. 4.

Câu 7: Cấu hình electron nào sau đây là của fluorine (Z = 9)

A. 1s22s22p3.

B. 1s22s22p4.

C. 1s22s32p4.

D. 1s22s22p5.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Lớp M có 9 phân lớp.

B. Lớp L có 4 orbital.

C. Phân lớp p có 3 orbital.

D. Năng lượng electron trên lớp K là thấp nhất.

Câu 9: Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây?

A. Kí hiệu nguyên tố.

B. Tên nguyên tố.

C. Số hiệu nguyên tử.

D. Số khối của hạt nhân.

Câu 10: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3. X thuộc nhóm

A. IIIA.

B. IIIB.

C. VA.

D. VB.

Câu 11: Trong một chu kì, theo chiều từ trái sang phải, bán kính nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm A

A. tăng dần.

B. giảm dần.

C. không thay đổi.

D. biến đổi không theo quy luật.

Câu 12: Xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tương tự như xu hướng biến đổi của yếu tố nào sau đây?

A. Tính kim loại.

B. Tính phi kim.

C. Bán kính nguyên tử.

D. Tính kim loại và bán kính nguyên tử.

Câu 13: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất?

A. H2SO4.

B. HClO4.

C. H3PO4.

D. H2SiO3.

Câu 14: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là

A. 1s²2s²2p6.

B. 1s²2s²2p3s²3p¹.

C. 1s²2s²2p3s³.

D. 1s²2s²2p63s1.

Câu 15: Nguyên tố X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. Trong oxide tương với hóa trị cao nhất của X có chứa 53,3 % oxygen về khối lượng. Nguyên tố X là

A. carbon.

B. silicon.

C. sulfur.

D. phosphorus.

Câu 16: X và Y thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 18 (biết ZX < ZY). Hai nguyên tố X; Y là

A. Be (Z = 4) và Si (Z = 14).

B. B (Z = 5) và Al (Z = 13).

C. N (Z = 7) và Na (Z = 11).

D. C (Z = 6) và Mg (Z = 12).

Câu 17: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi

A. 2 electron.

B. 3 electron.

C. 1 electron.

D. 4 electron.

Câu 18: Nguyên tử trong phần tử nào dưới đây ngoại lệ với quy tắc octet?

A. H2O.

B. NH3.

C. HCl

D. BF3.

Câu 19: Khi nguyên tử nhường electron sẽ tạo thành

A. phân tử.

B. ion.

C. cation.

D. anion.

Câu 20: Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?

A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.

B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.

C. Hợp chất ion dễ hoá lỏng.

D. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định.

Câu 21: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?

A. NaF.

B. CO2.

C. CH4.

D. H2O.

Câu 22: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là

A. liên kết cộng hóa trị không cực.

B. liên kết cộng hóa trị phân cực.

Xem thêm  Người khác nghĩ gì về bạn không quan trọng

C. liên kết ion.

D. liên kết hydrogen.

Câu 23: Dãy gồm các hợp chất đều có liên kết cộng hóa trị là

A. NaCl, CaO.

B. HCl, CO2.

C. KCl, Al2O3.

D. MgCl2, Na2O.

Câu 24: Trong phân tử HCl, số cặp electron dùng chung và cặp electron hoá trị riêng của nguyên tử Cl lần lượt là:

A. 1 và 3.

B. 2 và 2.

C. 3 và 1.

D. 1 và 4.

Câu 25: Liên kết hydrogen là loại liên kết hóa học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây?

A. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau.

B. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử.

C. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen.

D. F, O, N,… có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hóa trị chưa liên kết và nguyên tử hydrogen linh động.

Câu 26: Giữa H2O và CH3OH có thể tạo ra ít nhất bao nhiêu kiểu liên kết hydrogen?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 27: Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử là

A. HCl, Cl2, NaCl.

B. Cl2, HCl, NaCl.

C. NaCl, Cl2, HCl.

D. Cl2, NaCl, HCl.

Câu 28: Thứ tự nào sau đây thể hiện độ mạnh giảm dần của các loại liên kết?

A. Liên kết ion > liên kết cộng hoá trị > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals.

B. Liên kết ion > liên kết cộng hoá trị > tương tác van der Waals > liên kết hydrogen.

C. Liên kết cộng hoá trị > liên kết ion > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals.

D. Tương tác van der Waals > liên kết hydrogen > liên kết cộng hoá trị > liên kết ion.

Phần II: Tự luận (3 điểm)

Câu 29 (1 điểm): Chlorine có Z = 17, cho biết xu hướng cơ bản của nguyên tử chlorine khi hình thành liên kết hóa học. Hãy vẽ sơ đồ minh họa quá trình đó.

Câu 30 (1 điểm): Cho các chất sau: O2, NaF, H2S.

(a) Phân loại các chất trên theo liên kết (ion, cộng hóa trị phân cực, cộng hóa trị không phân cực).

(b) Biểu diễn sự hình thành liên kết ion đối với hợp chất ion; viết công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo đối với hợp chất cộng hóa trị.

Câu 31 (1 điểm): Hãy giải thích sự biến đổi về nhiệt độ nóng chảy của dãy hydrogen halide sau:

Halogen halide

HF

HCl

HBr

HI

Nhiệt độ nóng chảy (oC)

-83,1

-114,8

-88,5

-50,8

Sở Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Học kì 1 – Cánh diều

Năm học 2023 – 2024

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Loại liên kết có trong phân tử muối ăn là

A. liên kết hydrogen.

B. liên kết ion.

C. liên kết cộng hóa trị.

D. liên kết kim loại.

Câu 2: Đặc điểm của electron là

A. mang điện tích dương và có khối lượng.

B. mang điện tích âm và có khối lượng.

C. không mang điện và có khối lượng.

D. mang điện tích âm và không có khối lượng.

Câu 3: Số proton trong một hạt nhân nguyên tử còn gọi là

A. số khối.

B. nguyên tử khối.

C. số hiệu nguyên tử.

D. số neutron.

Câu 4: Số neutron trong nguyên tử là

A. 3. B. 7. C. 11. D. 4.

Câu 5: Cho các phát biểu sau:

(a) Orbital 1s có dạng hình cầu, orbital 2s có dạng hình số tám nổi.

(b) Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 1s thấp hơn năng lượng của electron thuộc AO 2s.

(c) Một AO chỉ chứa tối đa 2 electron, 2 electron này được gọi là cặp electron ghép đôi.

(d) Nếu AO không chứa electron nào thì được gọi là AO trống.

Số phát biểu đúng là

A. 1.   B. 2.   C. 3.   D. 4.

Câu 6: Số electron tối đa trong lớp N là

A. 2.   B. 8.   C. 18.   D. 32.

Câu 7: Kí hiệu phân lớp nào sau đây không đúng?

A. 1s.   B. 2p.   C. 3s.   D. 2d.

Câu 8: Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron?

A. Có sự định hướng không gian.

B. Có cùng mức năng lượng.

C. Khác nhau về mức năng lượng.

D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X và Y lần lượt là

A. 13 và 15.

B. 12 và 14.

C. 13 và 14.

D. 12 và 15.

Câu 10: Số chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn là

A. 8.   B. 18.   C. 7.   D. 16.

Câu 11: Nguyên tử X­ có cấu hình electron [Ne]3s23p5. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là

A. số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VA.

B. số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VIIA.

C. số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

D. số thứ tự 15, chu kì 4, nhóm VA.

Câu 12: Độ âm điện đặc trưng cho khả năng

A. hút electron của nguyên tử trong phân tử.

B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.

C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu.

D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố nào có bán kính lớn nhất trong các nguyên tử sau đây?

A. Al (Z = 13).

B. P (Z = 15).

C. S (Z = 16).

D. K (Z = 19).

Câu 14: Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14. Thứ tự tính phi kim tăng dần của các nguyên tố đó là

A. X < Z < Y.

B. Z < X < Y.

C. Z < Y < X.

D. Y < X < Z.

Câu 15: Trong các hydroxide của các nguyên tố chu kỳ 3, acid mạnh nhất là

A. H2SO4.

B. HClO4.

C. H2SiO3.

D. H­3PO4.

Câu 16: X, Y là 2 nguyên tố kế tiếp nhau, thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Tổng số hiệu nguyên tử của X, Y là 29. X, Y lần lượt thuộc nhóm

A. IVA và VA.

B. IIA và IIIA.

C. IIIA và IVA.

D. VA và VIA.

Câu 17: Trong oxide tương ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố R, oxygen chiếm 56,338 % khối lượng. Nguyên tố R là

A. N. B. P. C. C. D. S.

Câu 18: Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như

A. kim loại kiềm gần kề.

B. kim loại kiềm thổ gần kề.

C. nguyên tử halogen gần kề.

D. nguyên tử khí hiếm gần kề.

Câu 19: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?

A. Boron.

B. Potassium.

C. Helium.

D. Fluorine.

Câu 20: Khối nguyên tố nào sau đây đều là kim loại?

A. s.

B. p.

C. p và d.

D. d và f.

Câu 21: Cho dãy các ion: K+, Al3+, SO42-, NH4+, NO3-, Br-, Ca2+. Số cation trong dãy trên là

A. 2.   B. 3.   C. 4.   D. 5.

Câu 22: Liên kết ion có bản chất là

A. sự dùng chung các electron.

B. lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.

C. lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do.

D. lực hút giữa các phân tử.

Câu 23: Hợp chất nào sau đây thuộc loại hợp chất ion?

A. KCl.

B. H2S.

C. CO2.

D. Cl2.

Câu 24: Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng

A. một electron chung

B. sự cho – nhận electron

C. một cặp electron góp chung

D. một hay nhiều cặp electron dùng chung.

Câu 25: Liên kết π là liên kết được hình thành do

A. sự xen phủ bên của 2 orbital.

B. cặp electron chung.

C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion.

D. sự xen phủ trục của hai orbital.

Câu 26: Cho các phát biểu sau:

(a) Nếu cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết ion.

(b) Nếu cặp electron chung không bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hoá trị có cực

(c) Cặp electron chung luôn được tạo nên từ 2 electron của cùng một nguyên tử.

(d) Cặp electron chung được tạo nên từ 2 electron hóa trị.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 0.

Câu 27: Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen?

A. H2O.

B. CH4.

C. CH3OH.

D. NH3.

Câu 28: Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của

A. các nguyên tử trong phân tử.

B. các electron trong phân tử.

C. các proton trong hạt nhân.

D. các neutron và proton trong hạt nhân.

Phần II: Tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau: NH3, H2O, C2H6.

Câu 2 (1 điểm): Viết hai giai đoạn của sự hình thành LiF từ các nguyên tử tương ứng (kèm theo cấu hình electron). Biết Li (Z = 3); F (Z = 9).

Câu 3 (1 điểm): Biểu diễn các khả năng tạo thành liên kết hydrogen trong hỗn hợp rượu (C2H5OH) với nước.

Xem thử

Xem thêm bộ đề thi Hóa học 10 Cánh diều năm 2023 hay khác:

  • Đề thi Giữa kì 1 Hóa học 10 Cánh diều có đáp án (8 đề)

  • Đề thi Giữa kì 2 Hóa học 10 Cánh diều có đáp án (3 đề)

  • Đề thi Học kì 2 Hóa học 10 Cánh diều có đáp án (3 đề)

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.