Top 23 Đề kiểm tra Ngữ Văn lớp 8 Học kì 1 có đáp án
Phần dưới là danh sách Top 23 Đề kiểm tra Ngữ Văn lớp 8 Học kì 1 có đáp án, cực sát đề thi chính thức gồm các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn, đề thi giữa kì, đề thi học kì 1. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 8.
- Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 8 Học kì 1 (4 đề)
- Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 1 (4 đề)
- Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (4 đề)
- Đề kiểm tra tập làm văn số 1 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án) (3 đề)
- Đề kiểm tra tập làm văn số 2 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án) (4 đề)
- Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án) (4 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 90 phút Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 1)
Đề bài: Thuyết minh về kính đeo mắt.
Dàn ý
A. Mở bài
– Giới thiệu cái kính đeo mắt như là một vật dụng quan trọng của con người, không chỉ bảo vệ mắt mà còn giúp làm đẹp. Trên thị trường có nhiều loại kính khác nhau một số như kính thuốc, kinh áp tròng, kính thời trang,…
B. Thân bài
1. Nguồn gốc ra đời:
– Kính đeo mắt xuất hiện lần đầu ở Ý vào năm 1260. Người Pháp Anh cho rằng kính đeo mắt nên đeo ở nhà, người Tây Ba Nha nói kính đeo mắt vị trí của họ sẽ quan trọng hơn.
– Kính đeo mắt xuất hiện vả trải qua nhiều định kiến cuối cùng phát triển đến ngày nay được nhiều nước trên thế giới đón nhận.
– Leonardo da Vanci phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 Muller ông ấy đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa với mắt con người.
2. Cấu tạo chung của kính đeo mắt
– Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:
+ Mắt kính
+ Gọng kính: gọng kim loại làm bằng sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc. Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn.
– Mắt kính cũng có 2 loại gồm: thủy tinh, nhựa. Mắt thủy tinh hình dạng trong suốt nhược điểm thì là dễ vỡ, còn làm bằng nhựa ưu điểm nhẹ nhàng nhưng khi sử dụng dễ xước.
3. Công dụng phân theo các loại
– Kính lão dụng cho người già, mắt yếu, hoặc bảo vệ mắt.
– Kính râm chống lại ánh sáng mặt trời, bảo vệ mắt khi ở ngoài trời.
– Kính thời trang làm đẹp trang điểm cho con người, tạo dáng sành điệu.
– Kính thuốc trị cho người có bệnh về mắt.
4. Cách sử dụng và bảo quản
– Để bảo quản tốt kính đeo mắt khỏi bị vỡ, gãy, xước,… người dùng cần lưu ý một số điều sau:
+ Cất kính vào hộp, đậy kín khi không dùng đến
+ Tránh làm rơi, va đậm mạnh khiến kính biến dạng
+ Thường xuyên sử dụng khanw mềm và nước lau kính
+ Đặc biệt với kính thuốc, người dùng cần nghe theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
C. Kết bài
– Khái quát về công dụng và ý nghĩa của chiếc kính đeo mắt trong đời sống hầng ngày:
Kính đeo mắt từ khi xuất hiện đến nay đã được phổ biến toàn thế giới, tự do kính đeo mắt cũng có nhiều loại và nhiều công dụng khác nhau. Kính đeo mắt đóng vai trò làm đẹp và tạo dáng cho con người.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 90 phút Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 2)
Đề bài: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.
Dàn ý
2.1. Thuyết minh về bút bi
A. Mở bài:
– Giới thiệu về loại bút định thuyết minh (bút bi)
B. Thân bài:
1. Nguồn gốc
– Bắt nguồn từ nhu cầu in khắc, ghi chép, đánh dấu,… các loại bút viết lần lượt ra đời.
– Tên gọi bút bi được vay mượn từ tiếng Pháp, ban đầu gọi là bút bic (theo tên 1 công ty Pháp chuyên sản xuất bút)
– Bút bi bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỉ 19, khi công nghệ in ấn đã bắt đầu phát triển. Đa phần trong các phát minh về bút viết, mực sẽ được đặt trong một ống nhỏ, đầu ống được chặn lại bằng một bi nhỏ để lăn và ngăn không cho mực chảy ra.
– Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, bút bi được sử dụng phổ biến trên toàn thế giớ, phục vụ như cầu ghi chép của nhân loại với rất nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau, giá thành rẻ.
2. Cấu tạo
– Bút bi gồm 3 bộ phận chính: vỏ bút, ruột bút và bộ phận điều chỉnh bút
+ Vỏ bút: được làm từ nhựa cứng, nhẹ, hình thon dài, dùng để bảo vệ ruột bút.
+ Ruột bút: là một ống nhỏ được làm từ nhựa dẻo, dùng để chứa mực, phần ngòi bút tiếp xúc trực tiếp với mực trong ống. Đặc biệt, đầu ngòi có một bi nhỏ dùng để lăn mực trên giấy và ngăn không cho mực chảy ra. Đây là phần quan trognj nhất của bút bi.
+ Bộ phận điều chỉnh bút: gồm lò xo và bộ bấm bút, dùng để điều chỉnh bút khi viết và khi không dùng đến. Một số loại bút khác điều chỉnh bằng nắp đậy.
– Bút bi được thiết kế ngày càng có tính thẩm mĩ và hữu dụng cao, giá thành lại rẻ.
3. Phân loại bút bi
– Bút bi được chia ra làm hai loại chính: loại bút dùng một lần và loại có thể bơm thêm mực khi hết. Tuy nhiên đối với loại bút dùng một lần, chúng ta vẫn có thể thay ngòi khác mà vẫn giữ nguyên vỏ và bộ phận điều chỉnh, giúp tiết kiệm chi phí hơn.
– Ngoài bút bi còn có rất nhiều loại bút khác phục vụ nhu cầu ghi chép đa dạng của con người: bút chì, bút máy, bút dạ, bút highlight,…
4. Công dụng và cách bảo quản
– Công dụng của bút bi là ghi chép, đánh dấu lên giấy và một số vật khác như gỗ, gạch,…
– Cách bảo quản: Bút bi có giá thành rẻ và độ bền cao, khi sử dụng chúng ta chỉ cần chú ý không để bút rơi xuống đất, tránh va đập khiến vỏ bút vỡ, và đặc biệt là tránh làm hỏng bi bút.
C. Kết bài:
– Khái quát công dụng và ý nghĩa của bút bi trong đời sống con người.
2.2. Thuyết minh về bút máy
A. Mở bài
– Từ xưa đến nay, muốn viết, muốn vẽ ta đều phải dùng bút.
– Có nhiều loại bút: Bút lông, bút dạ, bút bi, bút máy…
– Mỗi loại bút lại có cấu tạo và công dụng ít nhiều khác nhau.
– Bút máy là loại bút được nhiều người sử dụng và yêu thích.
B.Thân bài
1.Nguồn gốc, lịch sử của chiếc bút
Bút viết có từ rất lâu đời.
– Trong nền văn minh Ai Cập, những người chép sử đã dùng cây sậy, nhai dập đầu rồi chấm vào chất màu để viết.
– Thế kỉ XVI, người ta dùng lông chim thiên nga để viết bằng cách vót nhọn đầu lông, đổ mực vào ruột rỗng của lông rồi viết.
– Giữa thế kỉ XIX, chiếc bút máy đầu tiên xuất hiện ở Mĩ.
– Khoa học phát triển, qua nhiều lần cải tiến, chúng ta có chiếc bút như ngày nay.
2. Cấu tạo của chiếc bút máy
Bút máy gồm có 3 phần: Vỏ bút, ruột bút và ngòi bút:
– Vỏ bút: Nắp bút và thân bút. (Dùng để bảo vệ ngòi bút và ruột bút). Có khi vỏ bút được làm bằng nhôm, nhôm mạ đồng, bằng nhựa. Thậm chí, có một số chiếc bút vỏ được làm bằng vàng.
– Ruột bút: Ống nhựa nhỏ, deo, mềm dùng đế đựng mực.
– Ngòi bút: Làm bằng kim loại. Khi viết, mực từ ruột bút theo đường ống chảy xuống ngòi bút.
3. Các loại bút:
– Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh …
4. Tác dụng, cách bảo quản:
– Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ.
– Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. Ấn nhẹ mũi ngòi xuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi.
– Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tứa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn.
– Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp.
– Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể và hỏng
C. Kết bài
– Dẫu cho có rất nhiều loại bút khác nhau thì bút máy vẫn được nhiều người yêu thích và sử dụng.
– Bút máy sẽ mãi là đồ dùng không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 90 phút Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 3)
Đề bài: Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến
Dàn ý
A. Mở bài
– Đôi dép lốp cao su là vật dụng gắn bó với người Việt Nam, đặc biệt là gắn bó với lãnh tụ, cán bộ và chiên sĩ ta trong hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chông Mĩ.
– Đôi dép lốp là vật chứng thể hiện óc sáng tạo, lối sống giản dị và tinh thần vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khổ của quân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chông xâm lược vĩ đại của dân tộc ta.
B. Thân bài
1. Lịch sử ra đời
– Cho đến bây giờ, chúng ta không thể biết được ai là người đầu tiên làm ra đôi dép cao su.
– Chỉ biết rằng, trong cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp, nhân dân ta phải trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ.
– Những người chiến sĩ nói riêng, những người tham gia kháng chiến nói chung đều phải sống cuộc sông vất vả. Quân trang, quân dụng, lương thực, thuốc men,… tất cả đều thiếu thôn.
– Trong hoàn cảnh đó, có người đã nghĩ ra cách làm đôi dép để đi. Dép được làm bằng lốp và săm (ruột) xe ô tô đã qua sử dụng.
=> Đôi dép lốp cao su ra đời
2. Hình dáng, cấu tạo của đôi dép
– Dép có hình như hình bàn chân.
– Kích cỡ to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào chân người đi.
– Một đôi dép có hai chiếc: chiếc dép chân phải và chiếc dép chân trái.
– Mỗi chiếc gồm hai phần: đê dép và quai dép.
+ Đế dép:
. Làm bằng lốp ô tô đã qua sử dụng.
. Đế dép thường có màu đen
. Dưới đế có những rãnh hình thoi để khi đi đỡ trơn, đỡ té.
. Đế dép có rạch 8 rạch thẳng nhỏ để xâu quai.
+ Quai dép:
. Làm bằng săm (ruột) bánh xe ô tô.
. Bề rộng của quai khoảng l,5cm.
. Dép có 4 quai: 2 quai trước + 2 quai sau.
. 2 quai trước bắt chéo nhau rồi xâu đầu quai xuống đế.
. 2 quai sau xâu song song. Khi đi, quai sau sát gót vòng lên trước cổ chân. Quai còn lại vòng xuống sau gót chân. Nhờ vậy, hai quai sau ôm cổ chân thật chặt.
. Đầu quai dép được xâu vào đế dép mà không cần keo dính. Vậy mà đi rất bền ít khi quai bị tuột khỏi đế nhờ sự đàn hồi của cao su.
3.Công dụng và cách bảo quản
– Dép lốp cao su dỗ làm, giá thành rẻ.
– Dễ sử dụng trong mọi hoàn cảnh, nhất là đôl với các chiên sĩ hành quân trong rừng.
– Dép nhẹ, thoải mái cho người đi.
– Dép dỗ bảo quản. Nếu dép dính bùn đất, ta chỉ cần rửa cho sạch.
– Nếu không may quai dép bị tụt khỏi đế, ta chỉ cần dùng que xâu (làm bằng cật tre, gấp đôi lại hoặc bằng nhôm, que xâu luồn qua đế dép (từ phía dưới lên) rồi kẹp đầu quai rút qua đế là được.)
C. Kết bài
– Đôi dép cao su thể hiện được óc sáng tạo của người Việt Nam.
– Là minh chứng cho chúng ta ngày nay thấy được đồ dùng của những người chiến sĩ, người tham gia kháng chiên trong những ngày đầu gian khổ, thiếu thôn của cuộc kháng chiến chông Pháp.
– Đôi dép lốp được bày trong Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là lời nhắn gửi, nhắc nhở của thế hệ ông cha ông đôi với thế hệ trẻ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 90 phút Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 4)
Đề bài: Giới thiêu về chiếc áo dài Việt Nam
Dàn ý
A. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về áo dài
B. Thân bài:
1. Nguồn gốc, lịch sử
– Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam
– Cách đây khoảng vài nghìn năm, theo như hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ, phụ nữ Việt đã mặc trang phục với 2 tà áo xẻ.
– Trải qua những thay đổi trong lối sống, nếp sống văn hóa Việt, áo dài từng có thời gian bị cấm song cho đến nay, áo dài đang ngày càng được yêu thích bởi sự duyên dáng, nhẹ nhàng, thanh thoát của nó.
2. Chất liệu và Cấu tạo
– Chất liệu: Áo dài được may bằng vải mềm, rũ, thường là lụa tơ tằm.
– Áo dài truyền thống Việt Nam gồm 5 phần chính: cổ áo, thân áo, tay áo, tà áo và quần.
+ Cổ áo cổ điển cao từ 4-5 cm, ôm sát vào cổ. Ngày nay, cổ áo dài được cách tân hơn rất nhiều, có cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,… Ở cổ áo thường được đính ngọc, thể hiện sự sang trọng, quý phái.
+ Thân áo được tính từ phần cổ xuống đến eo, có đính cúc từ cổ chéo đến vai rồi xuống kéo xuống ngang hông
+ Tà áo được xẻ từ eo xuống đến gót chân. Áo dài có 2 tà: tà trước và tà sau. Độ dài 2 tà tùy vào sở thích thiết kế, thường là tà sau dài hơn tà trước. Trên tà áo, người thợ thủ công thường thêu hoa văn hoặc bài thơ lên để tăng vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát cho áo dài.
+ Tay áo được tính từ phần vai xuống đến cổ tay hoặc khuỷu tay (áo tay lỡ), hoặc cũng có thể làm tay cộc tùy sở thích, ôm sát lấy cánh tay khiến cho áo dài càng thon gọn.
+ Áo dài được mặc với quần lụa, ống rộng, chạm đến gót chân. Màu sắc của quần thường là màu đen hoặc trắng.
3. Phân loại áo dài
– Áo dài được chia làm 2 loại chính: áo dài cổ điển và áo dài cách tân
+ Áo dài cách tân có sự thay đổi về thiết kế ở cổ và độ dài tà áo, đáp ứng nhu cầu và sở thích của người mặc. Ngày nay, áo dài cách tân rất được ưa chuộng, đặc biệt là trong các ngày lễ, tết bởi phần tà áo ngắn hơn khá nhiều, dễ hoạt động nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng, dịu dàng của áo.
4. Ý nghĩa của áo dài trong truyền thống văn hóa Việt Nam
– Áo dài là trang phục truyền thống Việt Nam, được chọn làm quốc phục và trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài làm tôn thêm vẻ đẹp quyến rũ, dịu dàng, đằm thắm mà lại không kém phần sang trọng, thanh lịch cho người phụ nữ Việt Nam.
– Tà áo dài đã đi vào đời sống văn hóa nghệ thuật, đi vào thơ ca nhạc họa và trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, thể hiện tình cảm yêu mến, say đắm của người con trai dành cho người con gái.
C. Kết bài:
– Khát quát về ý nghĩa của chiếc áo dài trong đời sống.
Các đề kiểm tra Ngữ Văn 8 Học kì 2 có đáp án khác:
- Top 24 Đề kiểm tra Ngữ Văn lớp 8 Học kì 2 có đáp án
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.