Đề thi Hóa học 11 Giữa kì 2 năm 2023 có đáp án (30 đề)
Dưới đây là danh sách Đề thi Hóa học 11 Giữa kì 2 năm 2023 có đáp án (30 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 11.
Sở Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa kì 2
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là:
A. dd brom.
B. Br2 (xt: Fe).
C. dd KMnO4.
D. dd Br2 hoặc dd KMnO4.
Câu 2: Trong các nhận định sau:
1) Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm – OH.
2) Ancol có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân ete của nó.
3) Phenol tham gia phản ứng thế với Br2 dễ hơn benzene.
4) Anđehit và xeton đều tham gia phản ứng tráng bạc.
5) Oxi hóa butan được axit axetic.
– Nhận định đúng là:
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (5).
C. (1), (4), (5). D. (2), (3), (5).
Câu 3: Cho dãy các hợp chất thơm:
p – HO – CH2 – C6H4 – OH,
p – HO – C6H4 – COOC2H5,
p – HO – C6H4 – COOH,
p – HCOO – C6H4 – OH,
p – CH3O – C6H4 – OH.
– Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau?
(a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.
A. 3. B. 4.
C. 1. D. 2.
Câu 4: Cho sơ đồ sau:
– Phân tử hợp chất X chứa 3 nguyên tố. Tên gọi của Y là:
A. etilen.
B. etan.
C. anđehit axetic.
D. glucozơ.
Câu 5: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là:
A. nước brom, dung dịch NaHCO3, dung dịch NaOH.
B. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
C. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
D. nước brom, axit nitric, dung dịch NaOH.
Câu 6: Các ancol có thể được phân loại trên cơ sở nào sau đây?
A. số lượng nhóm – OH.
B. đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon.
C. bậc của ancol.
D. Tất cả các cơ sở trên.
Câu 7: Gốc C6H5 – CH2 – và gốc C6H5 – có tên gọi lần lượt là:
A. phenyl và benzyl.
B. vinyl và anlyl.
C. anlyl và vinyl.
D. benzyl và phenyl.
Câu 8: Khi đun nóng hỗn hợp gồm C2H5OH và CH3OH với H2SO4 đặc ở 140°C có thể thu được số ete tối đa là:
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
Câu 9: Cho dãy chất sau: Na, NaOH, Cu(OH)2, HBr, O2. Số chất tác dụng được với C2H5OH là:
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Phenol làm đổi màu quỳ tím sang đỏ.
B. Phenol là một rượu thơm.
C. Phenol tác dụng được với HCl.
D. Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen.
II. Phần tự luận
Câu 1: Viết PTHH điều chế: nitrobenzen từ benzen; ancol etylic và axit axetic từ glucozơ (giả sử các chất vô cơ và điều kiện khác có đủ).
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức (R) thì thu được 8,8 gam khí CO2 và 4,5 gam H2O.
a/ Viết PTHH xảy ra và xác định CTPT của R.
b/ Viết các CTCT có thể có của R và gọi tên theo danh pháp thay thế.
Câu 3: Chia 22,2 gam hỗn hợp G gồm: ancol etylic, H2O và phenol thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: cho tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít khí ở đktc.
Phần 2: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M.
– Tính thành phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong G.
Câu 4: Polistiren (PS) được điều chế theo sơ đồ sau:
Etylbenzen → stiren → PS.
– Tính khối lượng PS thu được khi sử dụng 1 tấn etylbenzen để điều chế, biết hiệu suất của cả quá trình là 90%.
Đáp án & Thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 Đ/A C D C D D Câu 6 7 8 9 10 Đ/A D D A C D
Câu 1:
– Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là dd KMnO4. Hiện tượng:
+ Stiren làm mất màu KMnO4 ngay đk thường.
+ Toluen làm mất màu KMnO4 khi đun nóng.
+ Benzen không làm mất màu KMnO4 cả ở đk thường hay đun nóng.
– Chọn đáp án C.
Câu 2:
– Nhận định đúng là:
2/ Ancol có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân ete của nó.
3/ Phenol tham gia phản ứng thế với Br2 dễ hơn benzene.
5/ Oxi hóa butan được axit axetic.
– Chọn đáp án D.
Câu 3:
p – HO – C6H4 – COOH thỏa mãn 2 điều kiện đề bài.
– Chọn đáp án C.
Câu 4:
– Chọn đáp án D.
Câu 5:
– Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là nước brom, axit nitric, dung dịch NaOH.
– Chọn đáp án D.
Câu 6:
– Các ancol có thể được phân loại trên cơ sở: số lượng nhóm – OH, đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon, bậc của ancol.
– Chọn đáp án D.
Câu 7:
– Gốc C6H5 – CH2 – và gốc C6H5 – có tên gọi lần lượt là benzyl và phenyl.
– Chọn đáp án D.
Câu 8:
– Số ete tối đa = 2.(2+1)/2 = 3
– Chọn đáp án A.
Câu 9:
– Chất trong dãy tác dụng được với C2H5OH là Na, HBr, O2.
– Chọn đáp án C.
Câu 10:
– Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen.
– Chọn đáp án D.
II. Phần tự luận
Câu 1:
– Nếu thiếu các điều kiện hoặc không cân bằng thì trừ ½ số điểm của PTHH đó.
Câu 2:
– Tính được: số mol H2O = 0,25 > số mol CO2 = 0,2
=> Đặt CTPT ancol là CnH2n + 2O (n ≥ 1)
– PTHH:
→ n = 4. CTPT ancol là C4H10O
C4H10O có 4 đồng phân ancol:
CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – OH: butan – 1 – ol
CH3 – CH2 – CH(OH) – CH3: butan – 2 – ol
(CH3)2 CH – CH2 – OH: 2 – metylpropan – 1 – ol
(CH3)3C – OH: 2 – metylpropan – 2 – ol
– Viết đúng mỗi CTCT và gọi tên: 0,25
Câu 3:
– Gọi số mol các chất trong mỗi phần : C2H5OH là x mol; H2O y mol; C6H5OH z mol.
– Ta có 46x + 18y + 94z = 11,1 (I)
– Phần I:
→ x + y + z = 0,25 (II)
– Phần II:
→ z = 0,05 (III)
– Giải hệ PT: được x = y = 0,1; z = 0,05.
– Tính được % khối lượng:
C2H5OH = 41,44%;
H2O = 16,22%;
C6H5OH = 42,34%.
Câu 4:
– Ta có sơ đồ:
– Do H = 90% nên:
Sở Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa kì 2
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Thuốc nổ TNT (trinitrotoluen) được điều chế trực tiếp từ:
A. benzen. B. metylbenzen.
C. vinylbenzen. D. p – xilen.
Câu 2: Glixerol là ancol có số nhóm hiđroxyl (-OH) là:
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 1.
Câu 3: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là:
A. anilin. B. phenol.
C. axit acrylic. D. metyl axetat.
Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng:
– Tên gọi của Z là:
A. glucozơ. B. etanol.
C. axit axetic. D. ancol etylic.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
B. Các ancol có tính bazơ mạnh.
C. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
D. Các ancol bậc III không bị oxi hóa bởi CuO.
Câu 6: (CH3)2CH – C6H5 có tên gọi là:
A. propylbenzen.
B. n – propylbenzen.
C. iso – propylbenzen.
D. đimetylbenzen.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là:
A. C9H12. B. C8H10.
C. C7H8. D. C10H14.
Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng ?
A. Hợp chất CH3CH2OH là ancol etylic.
B. Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử nhóm – OH.
C. Hợp chất C6H5CH2OH là phenol.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Cho 0,32 gam CH3OH phản ứng với lượng vừa đủ Na thu được thể tích khí ở đktc là:
A. 0,224 lít. B. 0,112 lít.
C. 0,336 lít. D. 0,448 lít.
Câu 10: Số đồng phân phenol ứng với công thức phân tử C7H8O là:
A. 2. B. 3.
C. 5. D. 4
II. Phần tự luận
Câu 1: Dùng phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch sau: etylen glicol; propan – 2 – ol và phenol chứa trong bình mất nhãn. Viết PTHH xảy ra nếu có.
Câu 2: Cho m gam một ancol đơn chức X tác dụng với Na vừa đủ thu được 12,3 gam muối và 1,68 lít khí (ở đktc).
a/ Viết PTHH xảy ra và xác định CTPT của X.
b/ Viết các CTCT của ancol X và gọi tên theo danh pháp thay thế.
Câu 3: Chia 40,2 gam hỗn hợp G gồm: etylenglicol; glixerol; phenol thành 2 phần bằng nhau :
Phần 1 : Cho vào bình đựng Na dư thu được 6,16 lít khí ở đktc.
Phần 2 : Hòa tan tối đa 9,8 gam Cu(OH)2.
– Tính thành phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 4: Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 1,0 kg nitrobenzen. Biết hiệu suất cả quá trình là 70%.
Đáp án & Thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 Đ/A B B B C D Câu 6 7 8 9 10 Đ/A C A A B B
Câu 1:
– Thuốc nổ TNT (trinitrotoluen) được điều chế trực tiếp từ toluen (hay metylbenzen).
– Chọn đáp án B.
Câu 2:
– Glixerol: C3H5(OH)3.
– Chọn đáp án B.
Câu 3:
– Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3.
– Chọn đáp án B.
Câu 4:
– Chọn đáp án C.
Câu 5:
– Phát biểu đúng:
Các ancol bậc III không bị oxi hóa bởi CuO.
– Chọn đáp án D.
Câu 6:
(CH3)2CH – C6H5 có tên gọi là iso – propylbenzen.
– Chọn đáp án C.
Câu 7:
– Đặt A có CTPT: CnH2n – 6 (n ≥ 6)
– Vậy A là C9H12. Chọn đáp án A.
Câu 8:
– Nhận định đúng : Hợp chất CH3CH2OH là ancol etylic.
– Chọn đáp án A.
Câu 9:
→ V = 0,005.22,4 = 0,112 lít.
– Chọn đáp án B.
Câu 10:
C7H8O có 3 đồng phân là phenol.
– Chọn đáp án B.
II. Phần tự luận
Câu 1:
– Đánh số thứ tự từng lọ, trích mẫu thử.
– Cho mỗi mẫu thử vào một ống nghiệm riêng chứa Cu(OH)2 và lắc đều. Mẫu thử làm cho Cu(OH)2 tan tạo dd màu xanh lam là etylenglicol.
– Mẫu thử không làm Cu(OH)2 không tan là 2 chất còn lại
– Cho vài giọt dd brom vào 2 mẫu thử còn lại, lắc nhẹ. Mẫu thử nào phản ứng làm xuất hiện kết tủa trắng là phenol. Không hiện tượng gì là propan – 2 – ol.
Câu 2:
a/ Tính được nkhí = 0,075 mol
– Đặt CTPT ancol đơn chức là ROH hay CxHyOH
– Nếu đặt là CnH2n + 1OH (không cho điểm do chưa biết ancol no hay không)
– PTHH :
MRONa = 12,3: 0,15 = 82 ⇒ R = 43 (- C3H7)
– CTPT ancol là C3H7OH.
b/ Các CTCT:
CH3 – CH2 – CH2 – OH: propan – 1 – ol
CH3 – CH(OH) – CH3: propan – 2 – ol.
– Viết đúng mỗi CTCT và gọi tên 0,25 điểm
Câu 3:
– Gọi số mol trong mỗi phần:
C2H4(OH)2 là x mol;
C3H5(OH)3 y mol;
C6H5OH z mol.
– Ta có: 62x + 92y + 94z = 20,1 (I)
– Phần I:
→ 2x + 3y + z = 0,55 (II)
– Phần II:
– Tìm được: x + y = 0,2 (III)
– Giải hệ được: x = 0,1; y = 0,1; z = 0,05.
– Tính % khối lượng:
C2H4(OH)2 = 30,85%;
C3H5(OH)3 = 45,77%;
C6H5OH = 23,38%.
Câu 4:
– Ta có sơ đồ:
– Do H = 70% nên:
Sở Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa kì 2
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Để phân biệt được các chất hex – 1- in, toluen, benzen ta dùng 1 thuốc thử duy nhất là:
A. dd AgNO3/ NH3.
B. dd Brom.
C. dd KMnO4.
D. dd HCl.
Câu 2: CTCT của glixerol là:
A. HOCH2CHOHCH2OH.
B. HOCH2CH2OH.
C. HOCH2CHOHCH3.
D. HOCH2CH2CH2OH
Câu 3: Ảnh hưởng của nhóm – OH đến gốc C6H5 – trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với:
A. Na kim loại.
B. H2 (Ni, nung nóng).
C. dung dịch NaOH.
D. nước Br2.
Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là:
A. ancol etylic, anđehit axetic.
B. glucozơ, ancol etylic.
C. glucozơ, etyl axetat.
D. glucozơ, anđehit axetic.
Câu 5: Người ta điều chế axit piric bằng cách:
A. Cho phenol tác dụng với nước brom.
B. Cho phenol tác dụng với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc.
C. Cho toluen tác dụng với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc.
D. Cho toluen tác dụng với brom khan dư có bột sắt làm xúc tác.
Câu 6: Sản phẩm chính trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt) là:
A. p – bromtoluen và m – bromtoluen.
B. benzyl bromua.
C. o – bromtoluen và p – bromtoluen.
D. p – bromtoluen và m – bromtoluen.
Câu 7: Cho 0,94 gam phenol tác dụng với lượng dư Na, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thể tích khí thu được sau phản ứng là:
A. 0,112 lít. B. 0,224 lít.
C. 0,336 lít. D. 0,448 lít.
Câu 8: Cho 3,7 gam một ancol X no, đơn chức, mạch hở tác dụng với Na dư thấy có 0,56 lít khí thoát ra ở đktc. Công thức phân tử của X là:
A. C2H6O. B. C3H10O.
C. C4H10O. D. C4H8O.
Câu 9: Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 10: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là:
A. HBr (t°), Na, CuO (t°), CH3COOH (xúc tác).
B. Ca, CuO (t°), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).
D. Na2CO3, CuO (t°), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.
II. Phần tự luận
Câu 1: Viết các PTHH điều chế: brombenzen từ C2H2; ancol etylic và anđehit axetic từ etilen (giả sử hóa chất và các điều kiện khác có đủ).
Câu 2: Cho 9 gam một ancol đơn chức X tác dụng với Na vừa đủ thu được 1,68 lít khí (ở đktc).
a/ Viết PTHH xảy ra và xác định CTPT của X.
b/ Viết các CTCT của ancol X và gọi tên theo danh pháp thay thế.
Câu 3: Cho 20,2 gam hỗn hợp A gồm metanol, etanol và glixerol tác dụng với Na dư, thu được 6,72 lít khí (đktc). Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn 20,2 gam hỗn hợp A thu được m gam CO2 và 19,8 gam nước. Tính giá trị m.
Câu 4: Người ta điểu chế thuốc nổ TNT từ toluen. Tính khối lượng TNT (trinitrotoluen) thu được khi sử dụng 1 kg toluen. Biết hiệu suất cả quá trình là 50%.
Đáp án & Thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 Đ/A C A D B B Câu 6 7 8 9 10 Đ/A C A C C A
Câu 1:
– Để phân biệt được các chất Hex – 1- in, Toluen, Benzen ta dùng 1 thuốc thử duy nhất là dd KMnO4. Hiện tượng:
+ Hex – 1 – in làm mất màu dd KMnO4 ngay đk thường.
+ Toluen làm mất màu dd KMnO4 khi đun nóng.
+ Benzen không làm mất màu dd KMnO4 ở đk thường hay đun nóng
– Chọn đáp án C.
Câu 2:
– CTCT của glixerol là HOCH2CHOHCH2OH.
– Chọn đáp án A.
Câu 3:
– Ảnh hưởng của nhóm – OH đến gốc C6H5 – trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với nước brom.
– Chọn đáp án D.
Câu 4:
– Chọn đáp án B.
Câu 5:
– Người ta điều chế axit piric bằng cách: Cho phenol tác dụng với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc.
– Chọn đáp án B.
Câu 6:
– CH3 là nhóm đẩy e, sản phẩm chính ưu tiên thế vào vị trí o và p.
– Chọn đáp án C.
Câu 7:
→ Vkhí = 0,005.22,4 = 0,112 lít.
– Chọn đáp án A.
Câu 8:
→ Mancol = 3,7 : 0,05 = 74 → n = 4.
– Vậy ancol là C4H10O. Chọn đáp án C.
Câu 9:
– Ứng với công thức phân tử C8H10 có 4 đồng phân hiđrocacbon thơm (etylbenzen, o – xilen, m – xilen, p – xilen).
– Chọn đáp án C.
Câu 10:
– Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là HBr (t°), Na, CuO (t°), CH3COOH (xúc tác).
– Chọn đáp án A.
II. Phần tự luận
Câu 1:
– HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm, sai điều kiện hoặc không cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PT.
Câu 2:
a/ Tính được nkhí = 0,075 mol
– Đặt CTPT ancol đơn chức là ROH hay CxHyOH
– Nếu đặt là CnH2n + 1OH (không cho điểm do chưa biết ancol no hay không)
– PTHH :
MROH = 9 : 0,15 = 68 ⇒ R = 43 (- C3H7)
– CTPT ancol là C3H7OH.
b/ Các CTCT:
CH3 – CH2 – CH2 – OH: propan – 1 – ol
CH3 – CH(OH) – CH3: propan – 2 – ol.
– Viết đúng mỗi CTCT và gọi tên 0,25 điểm
Câu 3:
– Đặt ẩn CH3OH x mol; C2H5OH y mol; C3H5(OH)3 z mol
→ 32x + 46y + 92z = 20,2 (I)
→ x + y + 3z = 0,6 (II)
– Theo bảo toàn H: Số mol H = 4x + 6y + 8z
⇒ số mol H2O = 2x + 3y + 4z = 1,1 (III)
– Giải hệ (I), (II), (III) x = 0,2; y = 0,1; z = 0,1.
– Theo bảo toàn C:
⇒ số mol CO2 = x + 2y + 3z = 0,7 mol
→ khối lượng CO2 = 30,8 gam.
Câu 4:
– Theo bài ra ta có quá trình:
– Do H = 50%
Sở Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa kì 2
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Benzen có khả năng tham gia phản ứng thế tương đối dễ hơn phản ứng cộng.
B. Benzen tham gia phản ứng thế dễ hơn ankan.
C. Các đồng đẳng của benzen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.
D. Các nguyên tử trong phân tử benzen cùng nằm trên một mặt phẳng.
Câu 2: Đun nóng C2H5OH ở 170°C, xt: H2SO4 đặc thu được sản phẩm là:
A. C2H4. B. C5H10.
C. C2H5OC2H5. D. CH3COOH.
Câu 3: Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất
A. nhựa poli (vinyl clorua), nhựa novolac và chất diệt cỏ 2,4 – D.
B. nhựa rezol, nhựa rezit và thuốc trừ sâu 666.
C. poli (phenol – fomanđehit), chất diệt cỏ 2,4 – D và axit picric.
D. nhựa rezit, chất diệt cỏ 2,4 – D và thuốc nổ TNT.
Câu 4: Bậc ancol của 2 – metylbutan – 2 – ol là:
A. bậc 4. B. bậc 1.
C. bậc 2. D. bậc 3.
Câu 5: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là:
A. 2,4 gam. B. 1,9 gam.
C. 2,85 gam. D. 3,8 gam.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa 0,1 mol CH3OH và 0,05 mol C2H5OH thu được V lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của V là
A. 1,12. B. 2,24.
C. 3,36. D. 4,48.
Câu 7: Khối lượng dung dịch NaOH 10% cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 0,1 mol phenol là:
A. 4 gam. B. 40 gam.
C. 20 gam. D. 2 gam.
Câu 8: Công thức phân tử của stiren là:
A. C8H8. B. C8H10.
C. C7H8. D. C6H8.
Câu 9: Phenol không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Br2. B. Na.
C. NaOH. D. NaHCO3.
Câu 10: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Các hiđrocacbon thơm đều là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường.
B. Nguồn cung cấp benzen chủ yếu từ nhựa than đá.
C. Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc I được anđehit.
D. Phenol tan tốt trong nước lạnh.
II. Phần tự luận
Câu 1: Bằng phương pháp hoá học hãy trình bày cách phân biệt 3 lọ không dán nhãn chứa mỗi dung dịch sau: etanol; glixerol; phenol.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp thu được 7,84 lít CO2 ở đktc và 9 gam H2O.
a/ Xác định CTPT của mỗi ancol.
b/ Xác định % khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm etanol; propan – 2 – ol; glixerol.
TN1: Cho 2,58 gam X phản ứng với Na dư kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,672 lít khí H2 ở đktc.
TN2: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol X thu được 7,392 lít khí CO2 ở đktc.
Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Câu 4: Hợp chất hữu cơ A có CTPT là CxHyO2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol A thu được 15,68 lít khí CO2 ở đktc. Mặt khác cho 0,5 mol A phản ứng với Na dư, thấy thu được 1 gam H2. Biết A tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol là 1 : 1. Hãy xác định CTCT của A.
Đáp án & Thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 Đ/A B A C D B Câu 6 7 8 9 10 Đ/A D B A D D
Câu 1:
– Nhận định sai “Benzen tham gia phản ứng thế dễ hơn ankan”.
– Chọn đáp án B.
Câu 2:
– Đun nóng C2H5OH ở 170°C, xt: H2SO4 đặc thu được sản phẩm là C2H4.
– Chọn đáp án A.
Câu 3:
– Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất poli (phenol-fomanđehit), chất diệt cỏ 2,4 – D và axit picric
– Chọn đáp án C.
Câu 4:
– Bậc ancol của 2 – metylbutan – 2 – ol là bậc 3.
– Chọn đáp án D.
Câu 5:
nNa = 2.nkhí = 0,015.2 = 0,03 mol.
– Bảo toàn khối lượng:
mmuối = mancol + mNa – mkhí
= 1,24 + 0,03.23 – 0,015.2 = 1,9 gam.
– Chọn đáp án B.
Câu 6:
– Bảo toàn C có:
nCO2 = 0,1 + 2.0,05 = 0,2 mol
→ V = 0,2.22,4 = 4,48 lít.
– Chọn đáp án D.
Câu 7:
MNaOH = 0,1.40 = 4 gam → mddNaOH = 40 gam.
– Chọn đáp án B.
Câu 8:
– Công thức phân tử của stiren là C8H8.
– Chọn đáp án A.
Câu 9:
– Phenol không phản ứng với NaHCO3.
– Chọn đáp án D.
Câu 10:
– Phenol tan ít trong nước lạnh.
– Chọn đáp án D.
II. Phần tự luận
Câu 1:
– Đánh STT từng lọ, trích mỗi lọ một ít hóa chất sang ống nghiệm đánh số tương ứng
– Cho mỗi mẫu thử vào một ống nghiệm riêng chứa Cu(OH)2 và lắc đều. Mẫu thử làm cho Cu(OH)2 tan tạo dd màu xanh lam là glixerol.
– Mẫu thử không làm Cu(OH)2 không tan là 2 chất còn lại.
– Cho vài giọt dd brom vào 2 mẫu thử còn lại, lắc nhẹ. Mẫu thử nào phản ứng làm xuất hiện kết tủa trắng là phenol.Không hiện tượng gì là etanol:
Câu 2:
a/ Tính được số mol CO2 = 0,35 (mol); số mol H2O = 0,5 (mol)
– Gọi CTPT tổng quát của hai ancol là
– Viết đúng PTHH đốt cháy:
– Từ tỉ lệ số mol:
– Vậy 2 ancol C2H5OH và C3H7OH
b/ Gọi số mol C2H5OH và C3H7OH lần lượt là x và y (mol)
+ Bảo toàn C: 2x + 3y = 0,35
+ Bảo toàn H: 3x + 4y = 0,5
– Giải hệ ⇒ x = 0,1; y = 0,05
Câu 3:
– Gọi số mol etanol; propan – 2 – ol; glixerol trong TN1 lần lượt là a; b; c (mol)
⇒ 46a + 60b + 92c = 2,58 (I)
– Theo số mol khí ⇒ a + b + 3c = 0,06 (II)
– Gọi số mol etanol; propan – 2 – ol; glixerol trong TN2 lần lượt là ka; kb; kc (mol)
– Có ka + kb + kc = 0,12
– Bảo toàn C: 2ka + 3kb + 3kc = 0,33
– Lập tỉ lệ ⇒ 3a – b – c = 0 (III)
– Giải hệ ⇒ a = 0,01; b = 0,02; c = 0,01
⇒ % khối lượng etanol; propan – 2 – ol; glixerol lần lượt là 17,83%; 46,51% và 35,66%.
Câu 4:
nH2 = 0,5 = nA → A có hai nhóm OH.
– A + NaOH tỉ lệ 1 : 1 ⇒ A có 1 nhóm OH gắn trực tiếp vào vòng benzen và 1 nhóm OH ngoài vòng benzen.
– A có dạng HO – C6H4 – R – CH2OH
– Số C bằng 7 = > R = 0
⇒ A là HO – C6H4- CH2OH. Xác định đúng 3 CTCT phù hợp
Sở Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa kì 2
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 5)
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Stiren là đồng đẳng của benzen.
B. Stiren còn có tên gọi là vinylbenzen.
C. Stiren là chất lỏng tan nhiều trong nước.
D. Công thức phân tử của stiren là C8H10.
Câu 2: Khi đun nóng hỗn hợp ancol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140°C) thì số ete thu được tối đa là:
A. 2. B. 3.
C. 1. D. 4.
Câu 3: Trong số các phát biểu sau về phenol:
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol làm đổi màu quỳ tím.
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
– Các phát biểu đúng là:
A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 4: Dẫn một lượng nhỏ khí Cl2 vào bình nón chứa một ít benzen, đậy kín bình lại rồi đưa ra ngoài ánh nắng. Sản phẩm thu được có CTPT là:
A. C6H5Cl. B. C6H3Cl3.
C. C6H6Cl6. D. C6H3Cl3.
Câu 5: Khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 1 kg nitrobenzen là (Biết hiệu suất quá trình là 78%)
A. 0,318 kg. B. 0,813 kg.
C. 0,906 kg. D. 0,183 kg.
Câu 6: Chất nào sau đây là etylen glicol?
A. C2H4(OH)2. B. C3H5(OH)3.
C. C2H4OH. D. CH3OH.
Câu 7: Cho 14 gam hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với Na dư thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 ở đktc. Thành phần phần trăm khối lượng phenol trong A là:
A. 67,14%. B. 64,17%.
C. 61,74%. D. 64,71%.
Câu 8: Có bao nhiêu ancol bậc II, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%?
A. 5. B. 2.
C. 4. D. 3.
Câu 9: Khi cho phenol tác dụng với nước brom, hiện tượng thu được là:
A. tạo kết tủa vàng.
B. tạo kết tủa đỏ gạch.
C. tạo kết tủa trắng.
D. tạo kết tủa xám bạc.
Câu 10: Ancol nào sau đây bị oxi hóa tạo xeton?
A. Propan – 2 – ol.
B. Butan – 1 – ol.
C. 2 – metyl propan – 1 – ol.
D. 2 – metylpropan – 2 – ol.
II. Phần tự luận
Câu 1: Viết các phương trình phản ứng trong các trường hợp sau:
a/ Benzen phản ứng với brom (đk: bột Fe)
b/ Đun hỗn hợp etanol với HBr
c/ Toluen phản ứng hoàn toàn với H2 (Ni; t0)
d/ Phenol tác dụng với Na
e/ Trùng hợp stiren
f/ Đun etanol với H2SO4 đặc ở 170°C.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp cần dùng 2,94 lít khí O2 ở đktc, kết thúc phản ứng thu được 2,25 gam H2O.
a/ Xác định CTPT mỗi ancol.
b/ Xác định % khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm: etanol; phenol; etilenglicol.
TN1: Cho 2,96 gam X phản ứng với Na dư, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,56 lít khí H2 ở đktc.
TN2: Cho 0,08 mol X phản ứng với Cu(OH)2 thấy có 0,98 gam Cu(OH)2 phản ứng.
Tính thành phần %khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp X.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn a gam một chất hữu cơ (R) thu được b gam CO2 và c gam H2O. Cho biết 18b = 77c và 95a = 23(b + c). Xác định CTPT, CTCT và gọi tên (R). Biết tỉ khối hơi của (R) so với metan bằng 5,75 và (R) không làm mất màu dd brom và dd KMnO4 ở điều kiện thường.
Đáp án & Thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 Đ/A B B A C B Câu 6 7 8 9 10 Đ/A A A D C A
Câu 1:
– Nhận định đúng là: “Stiren còn có tên gọi là vinylbenzen”.
– Chọn đáp án B.
Câu 2:
– Khi đun nóng hỗn hợp ancol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140°C) thì số ete thu được tối đa là 3, gồm CH3 – O – CH3, C2H5 – O – C2H5 và C2H5 – O – CH3.
– Chọn đáp án B.
Câu 3: Các phát biểu đúng là:
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
– Chọn đáp án A.
Câu 4:
C6H6 + 3Cl2 → C6H6Cl6.
– Chọn đáp án C.
Câu 5:
– Chọn đáp án B.
Câu 6:
– Etylen glicol là C2H4(OH)2.
– Chọn đáp án A.
Câu 7:
– Gọi số mol phenol và etanol lần lượt là a và b (mol)
– Giải hệ được a = 0,1và b = 0,1
→ %mphenol = 67,14%.
– Chọn đáp án A.
Câu 8:
– Đặt CPTT của ancol là CnH2n + 2O (n ≥ 1)
→ n = 5 → ancol là C5H11OH.
– Có 3 ancol bậc II (pentan – 2 – ol, pentan – 3 – ol, 3 – metyl butan – 2 – ol).
– Chọn đáp án D.
Câu 9:
– Khi cho phenol tác dụng với nước brom thu được kết tủa trắng.
– Chọn đáp án C.
Câu 10:
– Ancol bậc II bị oxi hóa không hoàn toàn thành xeton.
– Chọn đáp án A ( CH3 – CH(OH) – CH3).
II. Phần tự luận
Câu 1:
– HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm, thiếu cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PTHH.
Câu 2:
– Tính được số mol O2 = 0,13125 (mol); số mol H2O = 0,125 (mol)
– Gọi CTPT tổng quát của hai ancol là
– Viết đúng PTHH đốt cháy:
– Từ tỉ lệ số mol:
– Vậy 2 ancol C2H5OH và C3H7OH
– Gọi số mol C2H5OH và C3H7OH lần lượt là x và y
– Từ PTHH lập được hệ pt:
3x + 4y = 0,125 và 3x + 4,5y = 0,13125
– Giải hệ ⇒ x = 0,025; y = 0,0125
– Suy ra:
Câu 3:
– Gọi số mol etanol; phenol; etilenglicol trong TN1 lần lượt là a; b; c (mol)
⇒ 46a + 94b + 62c = 2,96 (I)
– Theo số mol khí ⇒ a + b + 2c = 0,05 (II)
– Goi số mol etanol; phenol; etilenglicol trong TN2 lần lượt là ka; kb; kc (mol) có k(a + b + c) = 0,08
– Theo TN2:
→ kc = 0,02
– Lập tỉ lệ → a + b – 3c = 0 (III)
– Giải hệ ⇒ a = 0,01; b = 0,02; c = 0,01
⇒ ½ khối lượng etanol; phenol; etilenglicol lần lượt là 15,54½; 63,51½ và 20,96½.
Câu 4:
– Chọn a = 1 gam, ta có hệ phương trình:
23(b + c) = 95 và 18b = 77c
– Giải hệ
– Vậy (R) không có oxi. Đặt CTPT là CxHy
– Do (R) không làm mất màu dd brom và dd KMnO4 ở điều kiện thường → (R) chứa vòng benzen.
– Vậy R là Metylbenzen (Toluen)
Xem thêm bộ đề thi Hóa học 11 mới năm 2023 chọn lọc khác:
- Đề thi Giữa kì 1 Hóa học 11 có đáp án năm 2023 (3 đề)
- Bộ 20 Đề thi Hóa học 11 Giữa học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất
- Đề thi Hóa học 11 Giữa học kì 1 năm 2023 có ma trận (15 đề)
- Đề kiểm tra Hóa học 11 Giữa kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Hóa học 11 Giữa kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Hóa học 11 Học kì 1 có đáp án (9 đề)
- Đề thi Hóa học 11 Học kì 2 có đáp án (5 đề)
Săn SALE shopee Tết:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Violympic – Sân chơi tri thức cho học sinh Việt Nam
- Xin Zhao mùa 13: Bảng Ngọc, Lên Đồ, Cách Chơi mạnh nhất
- LỘ DIỆN KẾ HOẠCH TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2023
- Thông tin về AHA là gì? Hướng dẫn sử dụng AHA và công dụng của AHA trong làm đẹp
- Mẫu Viết bài tập làm văn số 5 lớp 8 – Văn thuyết minh chi tiết nhất