110 lượt xem

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông luôn đem đến nhiều cảm xúc cho bạn đọc. Hãy cùng tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn chương đồ sộ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng ngay tại bài viết dưới đây nhé!

  • Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng
  • Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học
  • Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của thi sĩ Xuân Quỳnh

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

1. Tiểu sử

Nguyễn Quang Sáng (12 tháng 1 năm 1932 – 13 tháng 2 năm 2014; bút danh Nguyễn Sáng) là nhà văn Việt Nam.

Nguyễn Quang Sáng, còn có bút danh là Nguyễn Sáng, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1932 tại xã Mỹ Luông (nay là thị trấn Mỹ Luông), huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Từ tháng 4 năm 1946, ông xung phong vào bộ đội, làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2. Đến năm 1948, được bộ đội cho đi học thêm văn hóa ở Trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Năm 1950, về công tác tại Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo (chủ yếu là Phật giáo và Hòa Hảo).

Năm 1955, ông theo đơn vị tập kết ra Bắc, chuyển ngành với quân hàm Chuẩn úy, về làm cán bộ Phòng Văn nghệ Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam. Từ năm 1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản Văn học, cán bộ sáng tác.

Xem thêm  Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương (Sơ đồ tư duy) 3 Dàn ý & 26 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Năm 1966, ông vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng. Năm 1972, trở ra Hà Nội, tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn.

Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, ông về Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng Thư ký (về sau đổi tên gọi thành Chủ tịch) Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa l, II, III.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957; Ủy viên Ban Chấp hành Hội khóa II, III và là Phó tổng thư ký Hội khóa IV.

Ông mất tại nhà riêng ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 17 giờ ngày 13 tháng 2 năm 2014. Hưởng thọ 82 tuổi.

Nguyễn Quang Sáng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Ông là cha ruột của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, người từng làm giám khảo của chương trình truyền hình Vietnam Idol.

2. Phong cách sáng tác

Những tác phẩm của ông luôn thấm đượm nhịp sống, mang màu sắc vùng đất Nam Bộ. Các tác phẩm của ông ra đời trong tinh thần chiến đấu cao, ông luôn lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc, trong sáng tác ông có một quan niệm về nghệ thuật của người cầm bút, đó là phải trung thực và tâm huyết với nghề.

Mặc dù không được đào tạo qua trường lớp thế nhưng với niềm đam mê văn chương bất diệt, Nguyễn Quang Sáng luôn nỗ lực trong hành trình cầm bút của mình. Tất cả đều được đền đáp xứng đáng và các tác phẩm của ông đều trở thành những tác phẩm kinh điển của làng điện ảnh Việt Nam, gây ấn tượng mạnh với người xem.

Xem thêm  Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Trao duyên của Nguyễn Du (18 Mẫu) Trao duyên của Nguyễn Du

Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đa dạng nhiều thể loại: từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến kịch bản phim và hầu hết các tác phẩm đều xoay quanh về cuộc sống, con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

“Yếu tố đầu tiên, là phải có tâm huyết với nghề nghiệp. Không nên nghĩ là mình sẽ làm giàu hay được nổi tiếng. Đôi khi chúng ta phải hy sinh vì nghệ thuật. Yếu tố tiếp theo chính là vốn sống, vốn kiến thức nhất định để quyết tâm theo đuổi con đường mình đã chọn. Quan trọng nhất là phải có một niềm say mê, nó sẽ là động lực giúp ta không ngừng học hỏi và sáng tạo.” – Nguyễn Quang Sáng

Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông là tác phẩm “Chiếc lược ngà” một câu chuyện sâu sắc về tình cảm gia đình. Có lẽ, đối với chúng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào thì gia đình vẫn là thứ tình cảm thiêng liêng, gần gũi nhất. Trong những tháng năm chiến tranh thì tình cảm ấy lại hiện lên một cách sâu sắc, rõ ràng. Với ngòi bút tài tình, tác giả đã khắc họa và làm nỗi buồn thêm sâu hơn, những tình huống éo le khiến cho độc giả phải rơi nước mắt. Nổi bật là tình cảm cha con thiêng liêng, cao đẹp được ca ngợi trong tháng năm chiến tranh.

3. Những tác phẩm tiêu biểu

Con chim vàng, Người quê hương, Nhật ký người ở lại, Đất lửa, Câu chuyện bên trận địa pháo, Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch, Cái áo thằng hình rơm, Mùa gió chướng, Người con đi xa, Dòng sông thơ ấu, Như một huyền thoại, Thời thơ ấu,…

Xem thêm  Soạn bài Miêu tả trong văn tự sự Soạn văn 9 tập 1 bài 6 (trang 91)

4. Vinh danh

Tư Quắn – truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội (1959)

Dòng sông thơ ấu – giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1985)

Con mèo của fujita – tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1994

Cánh đồng hoang (kịch bản phim) bộ phim được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng liên hoan phim quốc tế ở Moskva (1981)

Mùa gió chướng (kịch bản phim) Huy chương bạc liên hoan phim toàn quốc (Hà Nội 1980)

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt II năm 2001.

Vểnh râu giành giải Mai vàng cho Nhà thơ xuất sắc năm 1997

Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Reader!

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.