79 lượt xem

Công Thức Hóa Học Lớp 10

Trọn bộ Công thức Hóa học lớp 10 Học kì 1, Học kì 2 quan trọng sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, dễ dàng tổng kết lại kiến thức đã học từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học 10.

Trọn bộ Công thức Hóa học lớp 10 Học kì 1, Học kì 2 quan trọng

Chương 1: Nguyên tử

  • Công thức xác định thành phần nguyên tử

  • Công thức xác định thành phần các hạt trong ion

  • Công thức tính nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học

  • Công thức tính phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị

  • Công thức tính bán kính nguyên tử

  • Công thức tính thể tích nguyên tử

Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn

  • Công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất khí với hiđro các nguyên tố nhóm A

  • Công thức hiđroxit cao nhất

  • Công thức xác định hai nguyên tố thuộc hai chu kì liên tiếp trong cùng một nhóm A

  • Công thức xác định hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp trong cùng một chu kì

Chương 3: Liên kết hóa học

  • Công thức tính hiệu độ âm điện

Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử

  • Công thức xác định số oxi hóa

  • Công thức bảo toàn electron

Chương 5: Nhóm Halogen

  • Công thức tính nhanh khối lượng muối clorua tạo thành sau phản ứng

Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh

  • Công thức tính nhanh khối lượng muối sunfat

  • Công thức tính nhanh số mol OH- khi cho SO2 với dung dịch kiềm

  • Công thức tính nhanh số mol OH- khi cho H2S tác dụng với dung dịch kiềm

Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

  • Công thức tính tốc độ phản ứng

  • Công thức tính hằng số cân bằng

Công thức xác định thành phần nguyên tử

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và cấu tạo nên chất. Nguyên tử được cấu tạo nên từ ba hạt: electron, proton và nơtron.

Xem thêm  Nguyên Tố Hóa Học Lớp 8

Vậy làm thế nào để xác định được đây là nguyên tử nào? Thành phần các hạt ra sao? Bài viết này sẽ giúp các em làm rõ vấn đề này.

1. Các công thức xác định thành phần nguyên tử

Để xác định được thành phần nguyên tử các nguyên tố, cần nhớ được các mối liên hệ sau:

+ Tổng số hạt của nguyên tử = số p + số e + số n

+ Tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử = số p + số n

+ Số hiệu nguyên tử: Z = số p =số e

Điện tích hạt nhân là Z+ -> Số đơn vị điện tích hạt nhân = Z

Số khối hạt nhân: A= Z + N = số p + số n

Trong đó:

+ n: nơtron; N: tổng số hạt nơtron.

+ p: proton

+ e: eletron

+ A là số khối hạt nhân

+ Z là số hiệu nguyên tử

Ví dụ: Tổng số hạt của của nguyên tử Na là 34, trong đó số hạt không mang điện là 12. Xác định số hạt proton và số khối của nguyên tử Na.

Hướng dẫn

Đặt số proton là p; số electron là n.

Ta có:

A = Z+ N= p + n =11+12=23

Vậy nguyên tử Na có 11 proton và số khối là 23.

2. Bạn nên biết

– Nguyên tử gồm 2 phần: lớp vỏ và hạt nhân

+ Lớp vỏ là các electron quay hỗn loạn quanh hạt nhân. Các electron (e) mang điện tích âm.

+ Hạt nhân gồm hạt proton mang điện tích dương và nơtron không mang điện.

– Nguyên tử trung hòa về điện nên số hạt mang điện dương bằng số hạt mang điện tích âm.

3. Mở rộng

Đối với 82 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn ta có:

1≤ ≤ 1,5

4. Bài tập minh họa

Câu 1: Xác định số nơtron trong nguyên tử oxi biết O có 8 proton và số khối là 16?

A.8 B. 16 C.6 D.18

Đáp án A

Số nơtron là: N = A – Z = 16 – 8 = 8

Câu 2: Trong nguyên tử A, số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số hạt electron trong A là bao nhiêu?

A. 13 B. 15 C. 27 D.14

Đáp án A

Số hạt electron trong A là:

Xem thêm  Giải bài 1 2 3 4 5 trang 172 sgk Hóa Học 11

Số e = số p =13

Câu 3: Nguyên tử X có tổng số các loại hạt bằng 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Số khối của X là:

A. 24 B. 27 C. 35 D. 40

Đáp án C

Đặt số proton, số nơtron và số electron lần lượt là p, n và e

Ta có:

Số khối A = Z + N = p+n = 17+18 = 35

Công thức xác định thành phần các hạt trong ion

Nguyên tử luôn trung hòa về điện, nhưng khi nguyên tử nhường hay nhận thêm electron thì nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion.

Vậy xác định thành phần các hạt trong ion bằng cách nào? Bài viết này sẽ giúp các em làm rõ vấn đề này.

1. Công thức xác định thành phần các hạt trong ion

– Sự hình thành cation: M → Mn+ + ne (với n là số electron do M nhường)

Tổng số electron của nguyên tử (phân tử) = tổng số electron của ion + n

-Sự hình thành anion: X + me → Xm- ( với m là số electron do X nhận)

Tổng số electron của nguyên tử (phân tử) = tổng số electron của ion – m

Phương pháp: Dựa vào dữ kiện bài toán tìm mối liên hệ giữa số hạt p, số hạt e, số hạt n Tìm được ion

2. Bạn nên biết?

Trong các phản ứng hóa học, để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm:

+ Nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron lớp ngoài cùng cho nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện dương gọi là ion dương hay cation.

M → Mn+ + ne

+ Nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận thêm electron của nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện âm gọi là ion âm hay anion.

X + me → Xm-

3. Mở rộng

Ngoài việc phân chia ion thành ion âm (anion) và ion dương (cation) thì ion còn được phân loại như sau:

+ Ion đơn nguyên tử: Là các ion được tạo nên từ 1 nguyên tử, ví dụ: Li+; Cl- …

+ Ion đa nguyên tử: Là nhóm các nguyên tử mang điện tích dương hay âm, ví dụ:

NH+4 ; SO2-4 …..

4. Bài tập minh họa

Câu 1: Trong anion X- có tổng số hạt cơ bản là 53, số hạt mang điện chiếm 66,04%. Xác định nguyên tố X?

Xem thêm  Tính Chất Hóa Học Của Canxi Oxit

A. Flo

B. Clo

C. Brom

D. Iot

Hướng dẫn

Đặt số proton, số nơtron và số electron của nguyên tử X lần lượt là p, n và e

Tổng số hạt cơ bản của anion X- là p + e + n + 1=53 hay 2p + n=52 ( do p = e).

Tổng số hạt mang điện của anion X- là p + e + 1 = 2p + 1

Ta có hệ:

Vậy X là Clo

Đáp án B

Câu 2: Tổng số hạt mang điện âm trong ion AB43- là 50. Số hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 22. Số hiệu nguyên tử A, B lần lượt là

A. 16 và 7

B.15 và 8

C. 7 và 16

D.8 và 15

Hướng dẫn giải:

Ion AB43- gồm 1 nguyên tử A + 4 nguyên tử B + 3 electron nên tổng số hạt mang điện âm là: ZA + 4ZB + 3 = 50 hay ZA + 4ZB = 47.

Hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều hơn hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B nên: 2ZA – ZB = 22.

Giải hệ ta được: ZA= 15 và ZB = 8.

Đáp án B

Câu 3: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Số khối của nguyên tử M là :

A. 56.

B. 55.

C. 65.

D. 64.

Hướng dẫn giải:

M3+ là do nguyên tử M bị mất đi 3 electron hình thành.

-> M có tổng số hạt proton, nơtron, electron là : 79 + 3 = 82

Gọi số hạt proton, notron, electron của M lần lượt là: p, n, e

-> p + n + e = 82 2p + n = 82 (I)

Mặt khác, trong M3+ số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19

-> p + e – 3 – n = 19 2p – n = 22 (II)

Từ (I) và (II) -> p = 26, n = 30.

ZM =26

-> Số khối của nguyên tử M= 26+30=56

Đáp án A

……………………..

……………………..

……………………..

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa có đáp án chi tiết
  • Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Tiếng Anh có đáp án
  • Kho trắc nghiệm các môn khác

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.