Hình thành và phát triển – Ngành Bảo Quản Chế Biến và Nông Sản Thực Phẩm (BQ&CBNSTP) được thành lập tại trường ÐHNL TP Hồ Chí Minh theo quyết định của Bộ Giáo Dục và Ðào tạo số 5435/KHTC ngày 11/8/1995. – Ngày 27/12/1996: Quyết định của Hiệu trưởng trường Ðại Học Nông Lâm về việc thành lập Bộ môn BQ&CBNSTP và quyết định tuyển sinh của ngành. – Ngày 24/02/1997 ra mắt bộ môn với đầy đủ các chuyên ngành chế biến: thủy sản, kỹ nghệ súc sản,công nghệ sau thu hoạch (cơ khí công nghệ), rau quả và lương thực. – Ngày 15/12/2000 Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo đã ra quyết định số 5543/QÐ-BGD&ÐT-TCCB thành lập Khoa Công Nghệ Thực Phẩm trên cơ sở Bộ Môn Bảo Quản và Chế Biến Nông Sản Thực Phẩm. – Ngày 22/11/2004: Mở chuyên ngành Bảo Quản Chế biến Nông sản Thực phẩm và Dinh dưỡng người. – Ngày 16/12/2005: Mở chuyên ngành Bảo quản Chế biến Nông sản và Vi sinh Thực phẩm. – Năm 2008: Bắt đầu khóa Đại học theo chương trình tiên tiến ngành Công nghệ Thực Phẩm. Đối tác phát triển và thực hiện chương trình là University of California Davis, Hoa Kỳ – Ngày 20/8/2009: Mở đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Ngày 21/10/2015: Mở chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Công nghệ Thực phẩm – Ngày 29/8/2016: Mở đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Công nghệ thực phẩm Triết lý giáo dục Khoa CNTP chọn triết lý dạy học là lý thuyết kiến tạo (Constructivism) được thể hiện trong Bloom taxanomy, và chọn “mức” giảng dạy và học để đạt được các ELOs từ “Áp dụng” (Applying) đến “Kiến tạo” (Creating) (Bloom’s levels I-VI). Nội hàm của lý thuyết này bao gồm 02 nguyên lý: 1) Quá trình học tập chỉ thực sự diễn ra khi người học chủ động học tập; 2) Người học tự xây dựng kiến thức của mình thông qua những trải nghiệm thực tế và phân tích phản hồi trên những trải nghiệm đó.
Mục tiêu giáo dục của Khoa CNTP 1) Đào tạo nguồn nhân lực được trang bị các phẩm chất tiên tiến : nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành thành thạo và kỹ năng ứng dụng tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, theo kịp nhịp độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới; 2) Tạo dựng một chương trình chuẩn mực quốc tế đủ sức cạnh tranh với trào lưu du học ờ nước ngoài và thu hút sinh viên nước ngoài trong khu vực vào học tập tại ĐHNL; 3) Trở thành một ngành đào tạo có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm và đi đầu trong các thành tựu nghiên cứu thuộc lĩnh vực này trên phạm vi cả nước và khu vực. Ban chủ nhiệm khoa Trưởng khoa: PGS. TS. Phan Tại Huân Phó Trưởng khoa: ThS. Lương Hồng Quang Phó Trưởng khoa: TS. Kha Chấn Tuyền Các Bộ Môn Bộ môn Công nghệ Sau Thu hoạch Bộ môn Dinh dưỡng Người Bộ môn Hóa Sinh Thực Phẩm Bộ môn Kỹ Thuật Thực Phẩm Bộ môn Phát triển Sản phẩm Thực Phẩm Bộ môn Vi sinh Thực Phẩm Các Chương trình Đào tạo Đại học (4 chương trình đào tạo bằng Tiếng Việt + 1 đào tạo bằng Tiếng Anh) 1. Chương trình tiên tiến ngành Công nghệ Thực Phẩm (Đào tạo hoàn toàn 100% bằng Tiếng Anh, hợp tác với Đại học California, Davis Hoa Kỳ) 2. Bảo Quản Chế biến Nông sản Thực phẩm (Tiếng Việt) 3. Bảo Quản Chế biến Nông sản và Visinh Thực phẩm (Tiếng Việt) 4. Bảo Quản Chế biến Nông sản Thực phẩm và Dinh dưỡng người (Tiếng Việt) 5. Chương trình chất lượng cao ngành Công nghệ Thực phẩm (tối thiểu 20% Tiếng Anh) Thạc sỹ 1. Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ thực phẩm Tiến sỹ 1. Tiến sĩ chuyên ngành Công nghệ thực phẩm Phòng Thí nghiệm và Xưởng Chế biến 1. PTN Hóa Sinh 2. PTN Vi Sinh 3. PTN Kỹ thuật Thực phẩm 4. PTN Tiên tiến (Phục vụ chủ yếu cho chương trình Đại học tiên tiến) 5. Xưởng Bảo quản và Chế biến Rau Quả 6. Xưởng Chế biến Thịt Cá 7. Xưởng Chế biến thực phẩm (mới khánh thành năm 2016) Nhân sựBộ môn công nghệ sau thu hoạch TS. Dương Thị Ngọc Diệp NCS. ThS. Phan Thị Lan Khanh TS. Huỳnh Hoa Anh Đào ThS. Lê Thị Thanh ThS. GVC. Lâm Thanh Hiền (đã về hưu, thỉnh giảng) Bộ môn dinh dưỡng người PGS. TS. Phan Tại Huân NCS. ThS. Nguyễn Thị Phượng NCS. ThS. Huỳnh Tiến Đạt TS. Phan Thế Đồng (đã về hưu, thỉnh giảng) Bộ môn hóa sinh PGS. TS. Phan Tại Huân TS. Nguyễn Minh Xuân Hồng ThS. Ngô Thị Ty Na ThS. Phan Thị Kim Khánh KS. Lê Thị Thủy Bộ môn kỹ thuật thực phẩm TS. Lê Trung Thiên NCS. ThS. Lương Hồng Quang ThS. Nguyễn Trung Hậu ThS. Trịnh Ngọc Thảo Ngân KS. Nguyễn Hữu Thiện KS. Dương Ngọc Dân ThS. GVC. Phạm Tuấn Anh (đã về hưu, thỉnh giảng) ThS. GVC Nguyễn Hữu Nam (đã về hưu, thỉnh giảng) Bộ môn chế biến và phát triển sản phẩm TS. Kha Chấn Tuyền ThS. Nguyễn Anh Trinh NCS. ThS. Nguyễn Hữu Cường ThS. Nguyễn Thị Phước Thủy CHV. KS. Bùi Thị Bảo Châu ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo PGS. TS. Bùi Văn Miên (đã về hưu, thỉnh giảng) Bộ môn vi sinh TS. Vũ Thị Lâm An ThS. Nguyễn Minh Hiền TS. Trương Thục Tuyền TS. Hồ Thị Thúy Vân ThS. Nguyễn Ngọc Diệp (đã về hưu, thỉnh giảng) Khối văn phòng CN. Trương Thị Bông KS. Nguyễn Thị Thu Thủy Nguyễn Thị Ngọc Mai Nguyễn Thị Út
Số lần xem trang: 1797Điều chỉnh lần cuối: 24-06-2020
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Trường Mầm Non Quận Đống Đa – Khám Phá Top 25 Ngôi Trường Đáng Tin Cậy
- Les quan hệ với nhau như thế nào? Các tư thế quan hệ les thường dùng
- Đội Du Kích Bắc Sơn: Từ Tiền Thân đến Tổ Chức Cứu Quốc Quân
- Hướng dẫn tạo Blog WordPress đơn giản
- Thế nào là một gia đình hạnh phúc, một gia đình hạnh phúc cần những gì?