100 lượt xem

CIO Là Gì? “Bật mí” Toàn Bộ Công Việc, Lương Thưởng của CIO

Với sự chuyển mình của thế giới và sự phát triển không ngừng của khoa học và dữ liệu, nhu cầu việc làm về các vị trí ngành trí tuệ nhân tạo ngày càng tăng cao, kéo theo nhiều vị trí mới xuất hiện.

Trong đó không thể kể đến CIO, một trong những vị trí đóng vai trò chiến lược trong các công ty. Vậy CIO là gì? CIO viết tắt của từ gì? Vị trí này có vai trò, nhiệm vụ như thế nào? Cùng Glints tìm hiểu “tất tần tật” về chức vụ này qua bài viết sau nhé.

CIO là gì?

CIO là viết tắt của từ Chief Information Officer và hay còn được gọi là Giám đốc thông tin. Người ở vị trí này chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh đạt hiệu suất cao nhất.

Không chỉ giám sát các phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu giúp các bộ phận khác làm việc hiệu quả, CIO còn phải nghiên cứu các công nghệ mới và triển khai các chiến lược liên quan công nghệ thông tin (CNTT) của một công ty.

Thông thường, CIO sẽ báo cáo trực tiếp đến Giám đốc điều hành (CEO) hoặc Giám đốc tài chính (CFO). Đây là một vị trí khá quen thuộc trong khối Ngân hàng, tập đoàn công nghệ và các tập đoàn tài chính.

CIO và CTO khác nhau như thế nào?

Sau khi đã năm được CIO là gì, hãy phân biệt với một vị trí khác thường bị nhầm lẫn với CIO là CTO. CTO là viết tắt của Chief Technology Officer, tạm dịch là Giám đốc công nghệ và là vị trí cấp điều hành trong một công ty hoặc tổ chức, và cũng đảm nhiệm chính cho các vấn đề khoa học và công nghệ trong một tổ chức.

Về cơ bản thì CIO và CTO khá giống nhau về công việc và sự khác biệt thể hiện ở trách nhiệm và lĩnh vực tập trung của họ.

  • CIO có vai trò chính là quản lý và giám sát tất cả các hoạt động trong bộ phận CNTT để tối đa hóa năng suất nội bộ. Trong khi CTO chịu trách nhiệm giám sát các kỹ sư, bộ phận phát triển sản phẩm và designer trong công ty để tạo ra và cải tiến các công nghệ để bán ra bên ngoài cho khách hàng.
  • CTO thường báo cáo công việc cho CIO, còn CIO báo cáo công việc trực tiếp cho CEO hoặc CFO.

Đúc kết lại, bạn có thể hiểu rằng CIO đảm nhận “đối nội” và CTO phụ trách “đối ngoại” cho công ty.

Đọc thêm: C-level Là Gì? Nhân Sự Cấp Cao Giữ Vai Trò Gì Trong Công Ty?

Vai trò CIO trong doanh nghiệp

Như có đề cập ở trên, CIO đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Kiến tạo các giá trị kinh doanh bằng công nghệ

CIO có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ các Phòng ban trong tổ chức như Phòng Truyền thông – Marketing, Phòng Kinh doanh, Phòng Nhân sự, Phòng Sản xuất,… để tính toán và đưa ra những giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

Xem thêm  Cung Nô Bộc là gì? Luận giải ý nghĩa cung Nô Bộc trong tử vi

Những vấn đề mà CIO thường quan tâm là làm thế nào để tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng CNTT, vai trò quan trọng của việc giảm chi tiêu và hạn chế thiệt hại bằng cách thiết lập các biện pháp kiểm soát và lập kế hoạch cho các thảm họa có thể xảy ra.

  • Cố vấn quan trọng để đề xuất các kế hoạch cho chiến lược phát triển công nghệ cho doanh nghiệp

Là người quản lý cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin của doanh nghiệp, CIO có trách nhiệm thiết kế và triển khai các chiến lược phát triển công nghệ nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Những nhiệm vụ CIO đảm nhận trong doanh nghiệp

Giám đốc điều hành công ty

CIO là người điều hành các công việc liên quan đến khoa học và công nghệ, hoạch định các chiến lược, hoạt động IT trong tổ chức, đảm bảo hệ thống thông tin duy trì hoạt động ổn định và tối ưu.

Thông thường, CIO phải đưa ra quyết định điều hành liên quan đến những việc như mua thiết bị CNTT từ các nhà cung cấp hoặc tạo ra các hệ thống mới. Có thể nói, CIO có tác động tích cực trong phát triển và tiếp thị sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp về tầm chiến lược, tận dụng được công nghệ thông tin đem lại cơ hội cho doanh nghiệp.

Thiết kế hệ thống thông tin doanh nghiệp

Hệ thống thông tin doanh nghiệp là nơi xử lý, lưu trữ, phân phối và phản hồi thông tin trong doanh nghiệp. Hệ thống này có vai trò hỗ trợ duy trì các hoạt động quản lý nội bộ của doanh nghiệp, cũng như chịu trách nhiệm trung gian truyền tải hình ảnh doanh nghiệp ra thị trường trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất, thương mại.

Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có kết cấu tổ chức khác nhau, tùy vào chiến lược quản lý nội bộ. Do đó, CIO – người chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống này có vai trò vô cùng quan trọng. Nói cách khác, CIO sẽ là người chịu trách nhiệm, đảm bảo hệ thống thông tin doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí cơ bản sau:

  • Tương thích với chiến lược của tổ chức
  • Đáp ứng yêu cầu của một hệ thống thông tin tiêu chuẩn
  • Quản lý rủi ro thông tin (IRM) và triển khai hệ thống an toàn thông tin

Là người chịu trách nhiệm xây dựng, cập nhật và nâng cấp hệ thống thông tin bảo mật, quản trị cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, CIO đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin khỏi sự đánh cắp thông tin của tin tặc và đánh cắp dữ liệu của những đối thủ “cạnh tranh không lành mạnh”.

Quản lý hệ sinh thái doanh nghiệp

Hệ sinh thái của doanh nghiệp là tập hợp các mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng, các bên đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp và những bên liên quan đến sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp. Sự sống còn và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào hệ sinh thái này.

Trong hệ sinh thái này, CIO đóng vai trò là đầu mối thông tin, thâu tóm và xử lý các vấn đề về hệ thống thông tin, đảm bảo hệ sinh thái hoạt động và duy trì ổn định, phát triển.

Phát triển nền tảng dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là một trong những yếu tố quyết định sức cạnh tranh của một doanh nghiệp so với đối thủ của mình trên thị trường. Với tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt về chất lượng dịch vụ ngày nay, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi, do đó cần có sự hỗ trợ rất lớn từ sức mạnh của công nghệ thông qua CIO.

Xem thêm  Frequency là gì? Nó có thực sự quan trọng không?

Một thực tế là, ngày nay các doanh nghiệp không chỉ tiếp cận khách hàng qua hình thức phổ biến trước giờ là qua Email và SMS trong Marketing nữa mà CIO đang dần tập trung áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI.

Nhiệm vụ của công việc này là để cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng hơn, cụ thể là phát triển Chatbot – ứng dụng hỗ trợ tối ưu các phản hồi tự động, giải đáp thắc mắc của khách hàng trước, trong và sau quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Chatbot chính là kênh tư vấn và phân phối sản phẩm hiệu quả, hỗ trợ tiết kiệm nhân lực và chi phí cũng như tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng là quá trình CIO quản lý và không ngừng vận dụng công nghệ tiên tiến để nâng cấp, rút ngắn quá trình sản xuất, quản lý kho và vận chuyển hàng hóa,… giúp gia tăng lượng cửa hàng bán lẻ, gia tăng năng suất kinh doanh.

Hỗ trợ các phòng nghiệp vụ

Dựa vào hệ thống quản lý nhân sự và các chỉ số đo lường khoa học, CIO có thể đưa ra các đánh giá khách quan về quy trình làm việc của các phòng ban cũng như có thể nhận diện khó khăn họ đang gặp phải.

Từ đó, CIO có thể tối ưu hoá quy trình như dịch vụ giấy tờ truyền thống, lắp đặt nền tảng mạng, khai thác hệ thống thông tin, đồng thời hỗ trợ sửa chữa phần cứng, cài đặt phần mềm, xử lý số liệu liên quan.Nói ngắn gọn, CIO phụ trách đảm bảo tối ưu các công tác thông tin khác giữa các phòng ban, giúp tăng năng lực cho các phòng nghiệp vụ.

Tố chất cần có của một CIO là gì?

Trình độ cần có của CIO là gì?

CIO phải có sự am hiểu trong quản lý phát triển phần mềm và các giải pháp công nghệ thông tin mới nhất. Có thể nói, CIO phải có chuyên môn tốt, tối thiểu phải có bằng cử nhân trong các lĩnh vực liên quan công nghệ thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu, khoa học máy tính.

Ngoài ra, bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh cũng là một trong những chứng nhận cần thiết cho vị trí này. Vì một CIO giỏi là người cần có năng lực quản trị tốt, có tư duy nhạy bén, nắm rõ chiến lược của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những tham vấn giá trị về chiến lược phát triển công nghệ phù hợp ngân sách, sứ mệnh, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Kỹ năng cần có của một CIO là gì?

Bên cạnh vững vàng về kiến thức chuyên môn, CIO cũng cần phải có nhiều kỹ năng mềm khác để làm tốt vị trí có vai trò quan trọng này, cụ thể:

  • Kỹ năng lãnh đạo: Vì CIO chịu trách nhiệm quản lý bộ phận CNTT nên CIO cần có khả năng lãnh đạo phòng ban.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả lời nói và văn bản, kết hợp cùng kỹ năng thuyết trình là những kỹ năng cần có của một CIO. Ngoài ra, CIO là những người biết lắng nghe và biết cách ứng xử sao cho phù hợp với từng thành viên.
  • Kỹ năng quản lý dự án và phòng ban: Quản lý và triển khai nhiều dự án và phòng ban chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng và liền mạch.
  • Thiết lập ngân sách dự án: Công việc của CIO là giám sát ngân sách bộ phận và đầu tư thích hợp, nên CIO cần có kỹ năng về tài chính và kế toán, phân chia ngân sách để đạt được lợi ích tối đa.
  • Quản trị rủi ro: CIO cần có khả năng xác định trước các nguy hiểm tiềm ẩn khiến dễ bị vi phạm an ninh mạng và lên phương án để đảm bảo dữ liệu của công ty an toàn.
  • Xây dựng mối quan hệ: Xây dựng mối quan hệ với các giám đốc điều hành khác, cân bằng lợi ích đôi bên.
Xem thêm  Nghiệp vụ thị trường mở là gì? Đặc điểm và các chủ thể tham gia thị trường mở

Làm thế nào để trở thành Chief Information Officer (CIO)?

Đối với Nhân Viên kinh doanh

Bởi CIO là những cố vấn chuyên trách về công nghệ cho doanh nghiệp, là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược siêu việt. Do đó nếu bạn khởi điểm là một nhân viên kinh doanh thì hoàn toàn có thể là một điểm cộng cho vị trí này.

Việc bạn cần làm đó là trau dồi thêm kiến thức chuyên môn về Công nghệ thông tin, quản trị dữ liệu.

Đối với Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BA)

Họ là bộ phận trung gian đảm nhận nhiệm vụ chuyển hóa các yêu cầu chuyên môn về quy trình, nghiệp vụ thành các yêu cầu phần mềm và hệ thống.

Do đó với những người xuất thân từ BA thì họ đã và đang sở hữu trong tay thế mạnh về khả năng phân tích, đánh giá và tư vấn quản lý chuyên nghiệp thông qua phân tích hệ thống và dữ liệu.

Để trở thành CIO, họ chỉ cần phát triển thêm về tư duy thiết kế sản phẩm, hay các kỹ năng tiếp cận và phân tích nhu cầu của khách hàng thì hoàn toàn có thể biến giấc mơ thành CIO nhanh chóng trở thành hiện thực.

Đối với Nhân viên quản lý IT

Nếu bạn có kinh nghiệm 3-5 năm làm nhân viên quản lý IT, bạn sẽ có thể mạnh là nắm rõ hầu hết chức năng và cách vận hành của hệ thống thông tin khác nhau, nhận diện được phương pháp thiết kế hệ thống nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp.

Để trở thành CIO, bạn chỉ cần bổ sung thêm kiến thức về quản trị kinh doanh đồng thời phát triển một số kỹ năng mềm cần thiết khác. Con đường thăng tiến trở thành CIO sẽ chỉ còn là câu chuyện sớm hay muộn mà thôi.

Mức thu nhập của CIO bao nhiêu?

Mức thu nhập của CIO hiện nay như thế nào?

Mức lương của các CIO rất khác nhau và còn phải tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm, đặc biệt là phần doanh thu và quy mô của công ty. Theo trang Payscale.com, số liệu gần nhất vào năm 2022, dựa theo khảo sát của hơn 2,500 ứng viên thì mức lương trung bình của vị trí này dao động từ $100.000 USD – $390.000/năm.

Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, khi công nghệ đã trở thành 1 trong những trọng tâm trong hoạt động kinh doanh thì tin rằng mức lương của vị trí này sẽ ngày càng tăng cao hơn nữa trong những năm sắp tới.

Cơ hội thăng tiến của CIO

Với vai trò là nhà tư tưởng chiến lược, CIO là một trong những thành viên quan trọng trong bộ phận điều hành, quản trị doanh nghiệp, là một trong những người hướng dẫn và cố vấn cho cấp lãnh đạo doanh nghiệp.Với vai trò và vị thế của mình, CIO tác dụng tích cực trong phát triển và tiếp thị sản phẩm dịch của doanh nghiệp về tầm chiến lược thông quan việc tận dụng được công nghệ thông tin để đem lại cơ hội cho doanh nghiệp.Do đó, CIO trở thành ứng cử viên tốt nhất cho CEO hay COO của tổ chức đó về lâu về dài. Quan trọng hơn trong tương lai, CIO còn có thể trở thành CKO (Chief Knowledge Officer – Giám đốc tri thức). Đây là vị trí quan trọng chỉ có ở các doanh nghiệp lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia.

Kết luận

Trên đây là bài viết chia sẻ chi tiết tấn tần tật mọi thông tin cần thiết về chức danh này trong Doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn CIO là gì, những yêu cầu và tố cần có của một CIO giỏi là như thế nào.

Nếu bạn có ước mơ trở thành một CIO thì hãy bắt tay ngay vào việc học hỏi và bồi dưỡng nâng cao năng lực và kỹ năng nhé.

Tác Giả

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.