142 lượt xem

Chuyên ngành là gì? Phân biệt ngành, chuyên ngành, chuyên môn?

Trong cuộc sống có thể thấy chúng ta thường xuyên ta bắt gặp cụm từ chuyên ngành, nhất là đối với các bạn sinh viên thì chuyên ngành được biết đến là một thuật ngữ quen thuộc. Hiện nay, thuật ngữ chuyên ngành cũng sẽ thường được sử dụng trong các lĩnh vực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng. Chuyên ngành là gì cũng như phân biệt ngành, chuyên ngành, chuyên môn chắc hẳn là các câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc và quan tâm.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Chuyên ngành là gì?

Thường chúng ta khi nhắc đến chuyên ngành thì chúng ta sẽ hiểu đây là lĩnh vực học tập chuyên môn, chuyên ngành chỉ một mảng, một phần của một lĩnh vực nào đó, bao gồm các vấn đề, các sự việc, các công việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì ta hiểu chuyên ngành là các môn học thuộc một ngành học tại các cơ sở giáo dục. Để có thể giải đáp cụ thể câu hỏi chuyên ngành là gì thì căn cứ theo quy định tại điều 3 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về chuyên ngành như sau:

“4. Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo”.

Như vậy, ta sẽ có thể thấy một ngành học sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau. Ngành được hiểu là tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn về một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Chuyên ngành sẽ được hiểu là một phần kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu có tính độc lập trong một ngành, do cơ sở giáo dục đại học quyết định.

Chuyên ngành tiếng Anh là Specialization.

2. Vai trò của chuyên ngành:

Thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu về khái niệm chuyên ngành thì chúng ta cũng nhận thấy rằng, vai trò của chuyên ngành đào tạo cũng hết sức quan trọng. Việc đào tạo theo các chuyên ngành cũng có ý nghĩa đối với các trường đại học, người học và cả xã hội, góp phần quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội. Cụ thể:

– Vai trò của chuyên ngành đối với trường đại học:

+ Các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đang đi theo xu hướng đào tạo chuyên ngành. Chuyên ngành đào tạo chính là cơ sở quan trọng để trường có căn cứ, đánh giá phân loại sinh viên trên kết quả thi của từng chuyên ngành mà sinh viên đạt được.

Xem thêm  Thiên Phú

+ Trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam khi càng có nhiều chuyên ngành tạo điều kiện đào tạo đa dạng phong phú cho sinh viên và thu hút sinh viên theo học.

– Vai trò của chuyên ngành đối với người được đào tạo:

+ Lợi ích lớn nhất mà đào tạo chuyên ngành đem lại cho các đối tượng người học đó là giảm thiểu một lượng lớn kiến thức trong quá trình đào tạo tại các trường đại học, từ đó giúp họ định hướng rõ ràng về nghề nghiệp trong tương lai.

+ Việc đào tạo chuyên ngành, chuyên sâu sẽ giúp người học nâng cao được các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, từ đó tự đánh giá và tìm kiếm được công việc phù hợp với năng lực của bản thân.

– Vai trò của chuyên ngành đối với xã hội:

+ Vai trò của chuyên ngành đối với xã hội đó là tạo ra việc làm cho người lao động, đặc biệt là những ngành đòi hỏi kiến thức, chuyên môn sâu.

+ Vai trò của chuyên ngành đối với xã hội đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn lao động của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của xu thế toàn cầu hóa, từ đó tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.

+ Vai trò của chuyên ngành đối với xã hội đó là thúc đẩy sự sáng tạo của xã hội.

3. Một số vấn đề liên quan về chuyên ngành:

Khi nào thì cần chọn chuyên ngành?

Khi các chủ thể bước chân vào trường đại học thay vì học theo các môn như cấp III thì sinh viên sẽ học kiến thức chung năm nhất và học kiến thức chuyên ngành ở các năm tiếp theo. Cũng chính bởi vì thế mag mỗi sinh viên khi bước chân vào ngôi trường yêu thích của mình khi đã hiểu chuyên ngành là gì? thì cần lưạ chọn chuyên ngành cho phù hợp bản thân và niềm yêu thích cũng như nghiên cứu lưạ chọn các chuyên ngành học tập sao cho đạt kết quả tốt nhất cho bản thân.

Ngoài ra, một số trường khi xét tuyển cũng có đăng ký nguyện vọng chuyên ngành và ngành để sinh viên lưạ chọn theo học. Do đó, các bạn nên cân nhắc và suy nghĩ kỹ để lưạ chọn chuyên ngành phù hợp.

Có thể thay đổi chuyên ngành sau khi đã lựa chọn hay không?

Xem thêm  Jabil cam kết phát triển lâu dài và có trách nhiệm tại Việt Nam

Mỗi trường đại học thì đều sẽ có rất nhiều chuyên ngành khác nhau do đó dù hiểu chuyên ngành là gì rồi nhưng nhiều sinh viên vẫn rất bỡ ngỡ và không biết cách lưạ chọn chuyên ngành học tập cho phù hợp. Một trong những điểm thú vị của đại học là người học được biết đến nhiều môn học và có quyền lưạ chọn các chuyên ngành học tập phù hợp cho bản thân. Cũng chính bởi vì thế mà các bạn sinh viên có thể lựa chọn và thay đổi chuyên ngành nếu cảm thấy không phù hợp với bản thân mình. Mỗi chuyên ngành trên thực tế thì sẽ đều có những yêu cầu tiên quyết đối với chương trình học nên dù được phép thay đổi nhưng các chủ thể cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thay đổi để tránh mất thời gian và học phí.

Các chuyên ngành đào tạo tại Việt Nam hiện nay:

Hiện nay vẫn chưa có danh sách tất cả các chuyên ngành đào tạo ở Việt Nam mà mỗi trường thì lại đưa ra các chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành của trường. Bên cạnh đó các trường đại học cũng cần tuân thủ theo quy định pháp luật nếu muốn mở các chuyên ngành khác nhau. Theo đó, việc mở chuyên ngành đào tạo phải căn cứ theo các ngành được phép đào tạo và nhu cầu của xã hội theo quy định tại Điều 2 Thông tư 24/2017/TT-BGDĐT ban hành danh mục đào tạo cấp IV trình độ đại học. Một số ngành và chuyên ngành hiện được phép giảng dạy tại các trường đại học mà chúng ta sẽ có thể kể đến cụ thể như:

– Luật với các chuyên ngành: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân nhân gia đình, luật so sánh, ….

– Luật Kinh tế với các chuyên ngành: Luật Thương mại, luật lao động, Luật Thuế, Luật bảo vệ người tiêu dùng, luật cạnh tranh,…

– Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: bao gồm các chuyên ngành như giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục đặc biệt, sư phạm toán học, sư phạm hóa học,…

– Nghệ thuật: bao gồm các chuyên ngành như hội họa, đồ họa, điêu khắc, thanh nhạc,…

– Báo chí và truyền thông: bao gồm các chuyên ngành như báo chí, truyền thông đa phương tiện, truyền thông đại chúng, công nghệ truyền thông, thông tin-thư viện,…

– Kinh doanh và quản lý: bao gồm các chuyên ngành như quản trị kinh doanh, marketing, bất động sản, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm,…

Xem thêm  Hefc.edu.vn

4. Phân biệt ngành, chuyên ngành, chuyên môn:

Ngành đào tạo (ngành học) được hiểu cơ bản chính là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo. Ngành đào tạo sẽ được ghi trên bằng tốt nghiệp Đại học.

Chuyên ngành đào tạo như đã phân tích cụ thể bên là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo. Chuyên ngành đào tạo sẽ được ghi trên bảng điểm.

Chuyên ngành là khái niệm thu nhỏ và chi tiết hơn ngành, nó là tập hợp những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu. Ví dụ Ngành Marketing có nhiều chuyên ngành khác nhau như: Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, Digital Marketing, Quản trị kênh phân phối…

Các trường đại học, cao đẳng sẽ đào tạo nhiều ngành học khác nhau vd như Ngành Kế toán, Ngành Quản trị kinh doanh, Ngành Công nghệ thông tin,…. Trong một ngành đào tạo, các trường có thể chia ra các chuyên ngành để đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu của sinh viên, ví dụ như Ngành Kế toán thường có chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, chuyên ngành kiểm toán, chuyên ngành kế toán công,….

Chuyên môn được hiểu là những kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo và việc áp dụng những kỹ năng đó một cách đầy đủ và bài bản vào một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Chuyên môn cũng sẽ có thể được coi là một yếu tố quan trọng được các nhà tuyển dụng đặt lên hàng đầu khi tuyển dụng nhân viên của mình. Việc rèn luyện được chuyên môn vững vàng giúp ích rất lớn vào việc thực hiện công việc, bởi vì công việc cần có chuyên môn để thực hiện được tốt công việc đó. Chuyên môn là một yêu tố quyết định lên giá trị, năng lực của một nhân viên tại các công ty, doanh nghiệp. Để nhằm mục đích có thể hoàn thành được tốt công việc thì ai cũng cần có chuyên môn về công việc mà mình đảm nhiệm.

Để tránh sự nhầm lẫn về Ngành và Chuyên ngành cũng như chuyên môn khi thực hiện việc đăng ký theo học tại các trường Đại học hay cao đẳng thì các bậc phụ huynh và thí sinh cần tra mã ngành trong danh mục ngành của quốc gia, từ đó biết được mình theo học ngành nào, bằng cử nhân ghi tên ngành nào để có sự lựa chọn đúng đắn.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.