Các Câu hỏi Thường gặp (FAQ)
Trên trang này:
Thị Thực Không Định Cư
- FAQ – Thông tin Chung về Thị Thực Không Định Cư
- FAQ – DS-160
- FAQ – Từ chối cấp Thị Thực Không Định Cư
- FAQ – Thị Thực Công tác/Du lịch
- FAQ – Thị Thực Làm việc
- FAQ – Thị Thực Du học
- FAQ – Thị Thực Khách Trao đổi
- FAQ – Thị Thực Quá cảnh/Thủy thủ
- FAQ – Thị Thực Nhân viên hoạt động Tôn giáo
- FAQ – Theo dõi hộ chiếu của tôi
- FAQ – Hồ sơ người nộp đơn
- FAQ – Địa điểm phỏng vấn
Thị Thực Định Cư
- FAQ – Thị Thực diện Hôn phu/Hôn thê (K-1 & K-2)
- FAQ – Thị Thực cho Thường trú nhân xin tái nhập cảnh (SB1)
- FAQ – Thông tin về các Thị Thực Định Cư khác
FAQ – Thông tin Chung về Thị Thực Không Định Cư
- Hộ chiếu của tôi phải có hiệu lực trong bao lâu để có thể xin thị thực đến Hoa Kỳ?
- Tôi có đủ điều kiện cho Chương trình Miễn Thị Thực không?
- Lệ phí cho ESTA là bao nhiêu và ai phải thanh toán lệ phí này?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đến Hoa Kỳ mà không có ESTA?
- Nếu tôi đang tạm lưu trú tại Việt Nam, tôi có thể xin thị thực không định cư tại Việt Nam không?
- Tất cả đương đơn xin thị thực không định cư có phải đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ để phỏng vấn không?
- Tôi có thị thực không định cư sắp hết hạn và tôi muốn gia hạn thị thực. Tôi có cần thực hiện lại toàn bộ quy trình xin thị thực không?
- Hộ chiếu của tôi đã hết hạn nhưng thị thực Hoa Kỳ trong hộ chiếu đó vẫn còn hiệu lực. Tôi có cần xin thị thực mới không?
- Tôi có hai quốc tịch. Tôi nên sử dụng hộ chiếu nào để đến Hoa Kỳ?
- Tôi có thể làm cách nào để gia hạn thị thực?
- Tôi có phải nộp mẫu đơn xin thị thực theo phương thức điện tử không?
- “Thủ tục hành chính” là gì?
- Tôi làm cách nào để đọc và hiểu thị thực của mình?
- Thị thực của tôi sẽ hết hạn khi tôi đang ở Hoa Kỳ. Có vấn đề gì với việc đó không?
- Điều gì sẽ xảy ra khi tôi nhập cảnh tại Hoa Kỳ?
- Tôi đã không nộp mẫu đơn I-94 khi tôi rời Hoa Kỳ. Tôi nên làm gì?
- Tôi có thắc mắc về việc gửi mẫu đơn DS-160 và in trang xác nhận. Tôi có thể đến đâu để tìm thêm thông tin?
- Tôi không có tài khoản ngân hàng trực tuyến. Người khác có thể thanh toán cho tôi không?
- Ai có thể đi cùng tôi đến buổi phỏng vấn?
- Hộ chiếu của tôi có cần phải có ngày, tháng sinh không hay chỉ có năm sinh vẫn được chấp nhận?
- Nếu tôi có thẻ APEC (ABTC), tôi có cần xin thị thực để vào Hoa Kỳ không?
- Người có thẻ APEC (ABTC) có được ưu tiên khi xin thị thực Hoa Kỳ không?
- Tôi cần làm gì khi mất hộ chiếu có thị thực Hoa Kỳ?
- Tôi có thể sử dụng thị thực loại B (B-1, B-2 hoặc B-1/B-2) còn hiệu lực để quá cảnh Hoa Kỳ được không ?
- Tôi phải cung cấp những thông tin gì liên quan đến tài khoản truy cập mạng xã hội và ứng dụng mạng xã hội khi điền mẫu đơn DS-160 ?
- Hộ chiếu Đài Loan của tôi không có số căn cước. Tôi có đủ điều kiện tham gia Chương trình miễn Thị thực vào Hoa Kỳ không?
- Thị thực Hoa Kỳ có hiệu lực bao lâu?
- Làm thế nào để biết mình đã được lấy dấu vân tay 10 ngón hay chưa?
- Tôi có thể đặt hẹn phỏng vấn bao nhiêu lần?
- Cách nộp đơn xin phỏng vấn khẩn?
- Tôi là công dân Việt Nam hiện đang sống ở nước ngoài. Tôi có thể nộp đơn xin cấp mới thị thực qua đường bưu điện tại Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ nơi tôi sinh sống hay không?
- Đơn xin thị thực gần nhất của tôi bị từ chối nhưng thị thực trước của tôi vẫn còn hạn và chưa bị hủy. Tôi có thể sử dụng thị thực này để đi Mỹ không?
Về đầu trang
H.1 Hộ chiếu của tôi phải có hiệu lực trong bao lâu để có thể xin thị thực đến Hoa Kỳ?
Hộ chiếu của đương đơn phải còn hiệu lực ít nhất sáu tháng sau thời gian dự định lưu trú tại Hoa Kỳ (trừ trường hợp ngoại lệ theo thỏa thuận quốc gia cụ thể)
Về đầu trang
H.2 Tôi có đủ điều kiện cho Chương trình Miễn Thị Thực không?
Bạn đủ điều kiện cho Chương trình Miễn Thị Thực nếu bạn là công dân của quốc gia tham gia Chương trình Miễn Thị Thực, có hộ chiếu đọc được bằng máy, sẽ đi công tác hoặc du lịch tạm thời dưới 90 ngày, đáp ứng các yêu cầu khác của chương trình và đã có giấy phép thông qua Hệ thống Điện tử Ủy quyền Du lịch (ESTA).
Bạn phải là công dân của quốc gia đủ điều kiện tham gia Chương trình Miễn Thị Thực thì mới được sử dụng chương trình này. Thường trú nhân của các quốc gia đủ điều kiện tham gia VWP sẽ không đủ điều kiện cho Chương trình Miễn Thị Thực trừ khi họ cũng là công dân của các quốc gia đủ điều kiện tham gia VWP. Chúng tôi khuyên bạn truy cập trang web Chương trình Miễn Thị Thực trước khi đến Hoa Kỳ để xác định xem bạn có đủ điều kiện tham gia VWP không.
Về đầu trang
H.3 Lệ phí cho ESTA là bao nhiêu và ai phải thanh toán lệ phí này?
Đăng ký ESTA là bắt buộc đối với tất cả khách đến Hoa Kỳ theo Chương trình Miễn Thị Thực. Lệ phí đăng ký ESTA là 21 đô la Mỹ. Bạn có thể thanh toán lệ phí trực tuyến bằng thẻ ghi nợ hoặc bất kỳ thẻ tín dụng nào sau đây: Visa, MasterCard, American Express hoặc Discover. Các bên thứ ba (đại lý du lịch, thành viên gia đình, v.v.) có thể thanh toán lệ phí ESTA cho bạn nếu bạn không có loại thẻ tín dụng phù hợp. Nếu đăng ký ESTA bị từ chối, lệ phí chỉ còn 4 đô la Mỹ.
Về đầu trang
H.4 Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đến Hoa Kỳ mà không có ESTA?
Khách tham gia Chương trình Miễn Thị Thực không được chấp thuận qua ESTA sẽ không được lên máy bay của bất kỳ hãng hàng không nào bay đến Hoa Kỳ. Nếu bạn được phép lên máy bay, bạn có thể gặp phải những tình huống chậm trễ đáng kể và có thể bị từ chối cho nhập cảnh tại cửa khẩu nhập cảnh (nghĩa là sân bay đến) ở Hoa Kỳ. Thông thường, chỉ mất vài phút để hoàn tất đăng ký ESTA, giấy phép thường xuất hiện sau vài giây và có hiệu lực trong hai năm trừ khi hộ chiếu của khách hết hạn trong khoảng thời gian hai năm đó. Trong những trường hợp đó, hiệu lực của ESTA bị giới hạn theo hiệu lực của hộ chiếu.
Về đầu trang
H.5 Tôi có thể nộp đơn xin cấp thị thực không định cư Hoa Kỳ ở quốc gia không phải nơi tôi cư trú hay không?
Thông thường, đương đơn có thể nộp đơn xin thị thực không định cư tại bất kỳ Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ nào. Tuy nhiên, nếu đương đơn chọn nộp đơn xin thị thực tại Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở quốc gia nơi mình tạm lưu trú, vui lòng lưu ý đến yếu tố rào cản ngôn ngữ cũng như việc viên chức phỏng vấn không am hiểu hoàn cảnh địa phương tại nơi cư trú của đương đơn. Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho đương đơn trong việc chứng minh mình hội đủ điều kiện được cấp thị thực.
Về đầu trang
H.6 Tất cả đương đơn xin thị thực có phải đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ để phỏng vấn không?
Có, đối với hầu hết đương đơn. Chỉ có một vài trường hợp ngoại lệ đối với yêu cầu phỏng vấn. Những đương đơn sau thường không phải có mặt trực tiếp:
- Đương đơn xin thị thực A-1, A-2 (khách viên chức thực hiện công việc chính phủ trung ương), C-2, C-3 (viên chức chính phủ trung ương quá cảnh để thực hiện công việc của chính phủ trung ương) hoặc G-1, G-2, G-3, G-4 (viên chức chính phủ trung ương đi lại liên quan đến một tổ chức quốc tế hoặc nhân viên của một tổ chức quốc tế)
- Đương đơn hội đủ điều kiện gia hạn thị thực qua đường bưu điện.
Về đầu trang
H.7 Tôi có thị thực không định cư sắp hết hạn và tôi muốn gia hạn thị thực. Tôi có cần thực hiện lại toàn bộ quy trình xin thị thực không?
Nếu thị thực không định cư của bạn sắp hết hạn, vui lòng xem hướng dẫn tại đây để gia hạn thị thực qua đường bưu điện.
Về đầu trang
H.8 Hộ chiếu của tôi đã hết hạn nhưng thị thực đến Hoa Kỳ trong hộ chiếu đó vẫn còn hiệu lực. Tôi có cần xin thị thực mới không?
Không. Nếu thị thực của bạn vẫn còn hiệu lực, bạn có thể đến Hoa Kỳ với hai hộ chiếu (cũ và mới), với điều kiện thị thực còn hiệu lực không bị hỏng và là loại thị thực phù hợp cho mục đích chính của chuyến đi. (Ví dụ: thị thực du lịch, khi mục đích chính của chuyến đi là du lịch). Loại hộ chiếu và quốc tịch ghi trên hai hộ chiếu phải giống nhau (Ví dụ cả hai hộ chiếu đều là hộ chiếu phổ thông và đều mang quốc tịch Việt Nam). Đồng thời, tên và dữ liệu cá nhân khác trên hai hộ chiếu phải giống nhau. Bạn không được gỡ thị thực từ hộ chiếu cũ để dán vào hộ chiếu mới. Nếu bạn làm điều này, thị thực sẽ không còn hiệu lực.
Về đầu trang
H.9 Tôi có hai quốc tịch. Tôi nên sử dụng hộ chiếu nào để đến Hoa Kỳ?
Nếu đương đơn không mang quốc tịch là Hoa Kỳ, đương đơn có thể xin thị thực với bất kỳ quốc tịch tùy chọn có sẵn nhưng phải khai báo tất cả các quốc tịch khi điền đơn xịn thị thực nộp cho Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Về đầu trang
Tôi có hai quốc tịch, trong đó có quốc tịch Hoa Kỳ. Tôi nên sử dụng hộ chiếu nào để đến Hoa Kỳ?
Các công dân Hoa Kỳ, kể cả công dân có hai quốc tịch, phải nhập cảnh và xuất cảnh từ Hoa Kỳ bằng hộ chiếu Hoa Kỳ.
Về đầu trang
H.10 Tôi có thể làm cách nào để gia hạn thị thực?
Nếu thị thực của bạn mới hết hạn gần đây, vui lòng xem hướng dẫn tại đây để biết thêm thông tin về việc gia hạn thị thực qua đường bưu điện.
Về đầu trang
H.11 Tôi có phải nộp mẫu đơn xin thị thực theo phương thức điện tử không?
Có, bạn phải hoàn tất mẫu đơn DS-160 và mang theo bản in trang xác nhận DS-160 khi bạn đến phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Về đầu trang
H.12 “Thủ tục hành chính” là gì?
Sau cuộc phỏng vấn với viên chức lãnh sự, một số đơn xin thị thực sẽ cần thêm thời gian để giải quyết các thủ tục hành chính. Đương đơn sẽ được thông báo trong trường hợp hồ sơ của mình thuộc về khả năng này. Xem Trang web của Cục Lãnh sự để có thêm thông tin về việc giải quyết thủ tục hành chính.
Về đầu trang
H.13 Tôi làm cách nào để đọc và hiểu thị thực của mình?
Ngay sau khi nhận được thị thực, hãy kiểm tra để đảm bảo tất cả thông tin cá nhân của bạn được in trên thị thực là đúng. Nếu bất kỳ thông tin nào trên thị thực không khớp với thông tin trong hộ chiếu hoặc không đúng, vui lòng liên hệ ngay với cơ quan cấp thị thực.
Ngày hết hạn của thị thực là ngày cuối cùng bạn có thể sử dụng thị thực để nhập cảnh tại Hoa Kỳ. Nó không thể hiện thời gian bạn có thể lưu trú tại Hoa Kỳ. Bộ An ninh Nội địa sẽ quyết định về việc lưu trú của bạn tại cửa khẩu nhập cảnh. Bạn sẽ không gặp vấn đề gì miễn là bạn tuân thủ quyết định của Bộ An ninh Nội địa về các điều kiện lưu trú.
Thông tin thêm về việc đọc hiểu thị thực có tại trang web của Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao.
Về đầu trang
H.14 Thị thực của tôi sẽ hết hạn khi tôi đang ở Hoa Kỳ. Có vấn đề gì với việc đó không?
Không. Bạn có thể lưu trú tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian và theo các điều kiện mà nhân viên Bộ An ninh Nội địa cho phép khi bạn đến Hoa Kỳ, ngay cả khi thị thực của bạn hết hạn trong thời gian lưu trú. Bạn có thể tìm thêm thông tin tại đây.
Về đầu trang
H.15 Điều gì sẽ xảy ra khi tôi nhập cảnh tại Hoa Kỳ?
Hãng hàng không sẽ cung cấp cho bạn một mẫu đơn Khai báo Hải quan 6059B còn trống. Gia đình đi cùng nhau chỉ cần một mẫu đơn Khai báo Hải quan.
Thị thực không đảm bảo cho việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ nhưng cho phép một công dân nước ngoài đến cửa khẩu nhập cảnh Hoa Kỳ và xin phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Viên chức Bộ An ninh Nội địa, Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) có quyền cho phép hoặc từ chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ và quyết định thời gian khách có thể lưu trú. Tại cửa khẩu nhập cảnh, sau khi đã cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ, nhân viên của Cơ quan Hải quan và Biên phòng sẽ quyết định thời gian lưu trú được phép. Trước đây, khách sẽ nhận được mẫu đơn I-94 trên giấy (hồ sơ nhập cảnh) có ghi thông tin này. Thủ tục này hiện đã được tự động hóa, với một số trường hợp ngoại lệ. Khách sẽ được cung cấp một dấu nhập cảnh CBP trên giấy thông hành, cho biết ngày nhập cảnh, hạng nhập cảnh và ngày hết hạn nhập cảnh. Tìm hiểu thêm trên Trang web của CBP. Khách có thể lấy bản sao mẫu đơn I-94 để xác minh đăng ký ngoại kiều, tình trạng định cư hoặc giấy phép làm việc tại www.cbp.gov/I94. Bạn có thể xem lại thông tin về việc nhập cảnh trên Trang web của CBP.
Về đầu trang
H.16 Tôi đã không nộp mẫu đơn I-94 khi tôi rời Hoa Kỳ. Tôi nên làm gì?
Trước đây, khách nước ngoài được viên chức CBP cho phép nhập cảnh sẽ nhận được Mẫu đơn I-94 trên giấy (Hồ sơ Đến/Khởi hành). Thủ tục này hiện đã được tự động hóa, với một số trường hợp ngoại lệ. Nếu bạn nhận được Mẫu đơn I-94 hoặc I-94W trên giấy và không nộp Mẫu đơn I-94 Hồ sơ Đến/Khởi hành trên giấy cho hãng hàng không thương mại hoặc CBP khi bạn khởi hành từ Hoa Kỳ, truy cập Trang web của CBP để biết thêm thông tin. Không gửi Mẫu đơn I-94 hoặc I-94W trên giấy đến Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Nếu bạn nhận được dấu nhập cảnh trong hộ chiếu thay vì Mẫu đơn I-94 trên giấy khi được cho phép nhập cảnh, điều đó có nghĩa hồ sơ I-94 đã được tạo bằng cách điện tử và bạn không được cung cấp bản sao trên giấy. CBP sẽ lưu hồ sơ việc bạn khởi hành từ Hoa Kỳ theo phương thức điện tử. Tìm hiểu thêm trên Trang web của CBP.
Về đầu trang
H.17 Tôi có thắc mắc về việc gửi mẫu đơn DS-160 và in trang xác nhận. Tôi có thể đến đâu để tìm thêm thông tin?
Tổng đài của chúng tôi không thể cung cấp trợ giúp về mẫu đơn xin thị thực. Mọi câu hỏi về việc điền DS-160 có thể được giải đáp trên trang web sau.
Về đầu trang
H.18 Ai có thể đi cùng tôi đến buổi phỏng vấn?
Theo quy định chung trên toàn thế giới, ngoài đương đơn xin thị thực, không một ai được phép tham dự buổi phỏng vấn xin thị thực không định cư kể cả công dân Hoa Kỳ hoặc Thường Trú Nhân Hoa Kỳ. Tuy nhiên đương đơn xin thị thực không định cư có thể có người đi cùng trong một số trường hợp dưới đây:
- Đương đơn dưới 17 tuổi phải có ba/mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đến tham dự phỏng vấn. Ba/mẹ của đương đơn phải mang theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, kèm theo giấy khai sinh của đương đơn khi đến buổi phỏng vấn. Người giám hộ phải có giấy tờ giám hộ hợp pháp và phải mang theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Đương đơn lớn tuổi cần sự trợ giúp đặc biệt có thể đi cùng người trợ giúp đến dự phỏng vấn. Người trợ giúp phải mang theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để được vào cửa.
- Đương đơn không nói tiếng Anh hoặc tiếng Việt: viên chức lãnh sự phỏng vấn đương đơn bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt, nếu đương đơn không nói được cả hai ngôn ngữ này, đương đơn có thể mang heo người phiên dịch. Người phiên dịch phải mang theo chứng minh nhân dân/CCCD hoặc hộ chiếu để được vào cửa.
Về đầu trang
H.20 Hộ chiếu của tôi có cần phải có ngày, tháng sinh không hay chỉ có năm sinh vẫn được chấp nhận?
Ngày sinh trên hộ chiếu của bạn phải trùng khớp với ngày sinh trên giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân (CMND). Nếu ngày sinh trên hộ chiếu không trùng khớp với ngày sinh trên giấy khai sinh hoặc CMND, bạn phải điều chỉnh hộ chiếu hoặc xin cấp mới hộ chiếu cho trùng khớp trước khi đi phỏng vấn. Nếu bạn không điều chỉnh ngày sinh trên hộ chiếu trước cuộc phỏng vấn, có thể bạn sẽ được yêu cầu quay lại phỏng vấn sau khi thông tin được điều chỉnh. Nếu giấy khai sinh và CMND chỉ có năm sinh, chúng tôi sẽ chấp nhận hộ chiếu chỉ có năm sinh.
back to top
H.21 Nếu tôi có thẻ APEC (ABTC), tôi có cần xin thị thực để vào Hoa Kỳ không?
Có, kể cả khi bạn có thẻ APEC, bạn vẫn cần xin thị thực để vào Hoa Kỳ. Thẻ APEC không thể dùng để thay thế cho thị thực Hoa Kỳ. Việc sở hữu thẻ APEC không ảnh hưởng gì đến các qui định về xin thị thực, tiến trình cấp thị thực hay tiêu chuẩn để được cấp thị thực Hoa Kỳ.
Về đầu trang
H.22 Người có thẻ APEC (ABTC) có được ưu tiên khi xin thị thực Hoa Kỳ không?
Không có ưu tiên đặc biệt nào dành cho người có thẻ APEC. Tất cả các đương đơn xin thị thực, kể cả những người có thẻ APEC có thể xem hướng dẫn quy trình xin thị thực tại trang web https://vn.usembassy.gov/vi/nonimmigrant-visas/ hoặc http://ustraveldocs.com/vn/vn-niv-visaapply.asp.
Về đầu trang
H.23 Tôi cần làm gì khi mất hộ chiếu có thị thực Hoa Kỳ?
Vui lòng thông báo việc mất hộ chiếu có thị thực Hoa Kỳ cho Phòng Lãnh sự của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán, nơi cấp thị thực cho bạn. Vui lòng gửi kèm bản scan đơn cớ mất hộ chiếu. Trong trường hợp không có đơn cớ mất, vui lòng in mẫu đơn này, điền thông tin đầy đủ và gửi kèm bản scan. Sau khi bạn thông báo về việc mất hộ chiếu và thị thực cho cơ quan Lãnh sự, thị thực đó sẽ hết hiệu lực và không thể sử dụng để vào Hoa Kỳ.
Về đầu trang
H.24 Tôi có thể sử dụng thị thực loại B (B-1, B-2 hoặc B-1/B-2) còn hiệu lực để quá cảnh Hoa Kỳ được không ?
Được. Nếu thị thực loại B (B-1, B-2 hoặc B-1/B-2) của bạn còn hiệu lực, bạn có thể sử dụng để quá cảnh Hoa Kỳ. Nếu bạn là công dân của quốc gia có tham gia chương trình Miễn Thị thực, bạn cũng có thể quá cảnh Hoa Kỳ theo diện Miễn Thị thực.
Về đầu trang
H.25 Tôi phải cung cấp những thông tin gì liên quan đến tài khoản truy cập mạng xã hội và ứng dụng mạng xã hội khi điền mẫu đơn DS-160 ?
Ngày 31 tháng 5 năm 2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cập nhật mẫu đơn xin thị thực định cư và thị thực không định cư nhằm yêu cầu cung cấp thêm thông về tài khoản truy cập mạng xã hội và ứng dụng mạng xã hội. Điều này được áp dụng đối với hầu hết đương đơn xin thị thực Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Để biết thêm chi tiết, vui lòng nhấn vào đây.
Về đầu trang
H.26 Hộ chiếu Đài Loan của tôi không có số căn cước. Tôi có đủ điều kiện tham gia Chương trình miễn Thị thực vào Hoa Kỳ không?
Để tham gia Chương trình miễn Thị thực vào Hoa Kỳ, hộ chiếu của bạn phải là hộ chiếu điện tử còn hiệu lực do một trong các quốc gia tham gia Chương trình miễn Thị thực cấp. Đối với hộ chiếu Đài Loan được cấp từ ngày 20/05/2000 trở đi nếu có số căn cước ở trang thông tin cá nhân mới đáp ứng điều kiện quy định về hộ chiếu của Luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (INA). Mặc dù từ “hộ chiếu” được ghi trên trang bìa, người mang hộ chiếu không có số căn cước Đài Loan sẽ bị hạn chế quyền ra vào và cư trú ở Đài Loan và do đó những hộ chiếu này không thỏa mãn định nghĩa về hộ chiếu của Luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ. Nếu hộ chiếu của bạn không có số căn cước thì bạn không đủ điều kiện tham gia Chương trình miễn Thị thực vào Hoa Kỳ và bạn sẽ phải xin thị thực. Vui lòng truy cập http://www.ustraveldocs.com/vn_vn/vn-niv-visaapply.asp để biết thêm thông tin về vấn đề xin thị thực.
Về đầu trang
H.27 Thị thực Hoa Kỳ có hiệu lực bao lâu?
Thời hạn hiệu lực của thị thực Hoa Kỳ dựa vào chính sách tương hỗ (tức là thời hạn hiệu lực của thị thực, số lần được nhập cảnh hoặc mức phí mà Hoa Kỳ áp dụng đối với công dân nước ngoài dựa vào chính sách thị thực của nước đó áp dụng với công dân Hoa Kỳ với cùng mục đích chuyến đi). Đối với công dân Việt Nam, thị thực có hiệu lực tối đa là 12 tháng. Để biết thêm thông tin về thời hạn hiệu lực của thị thực Hoa Kỳ, vui lòng xem trang website (chính sách tương hỗ thị thực).
Về đầu trang
H.28 Làm thế nào để biết mình đã được lấy dấu vân tay 10 ngón hay chưa?
Từ tháng 1 năm 2008, tất cả các Đại sứ quán và Lãnh sự quán đã tiến hành lấy dấu vân tay 10 ngón đối với tất cả các đương đơn đi phỏng vấn (có độ tuổi từ 14-79 tại thời điểm phỏng vấn). Nếu bạn đi phỏng vấn thị thực (và bạn trong độ tuổi từ 14 đến 79 tại thời điểm phỏng vấn) và thị thực của bạn được cấp từ tháng 1/2008 trở đi có nghĩa là bạn đã được lấy dấu vân tay 10 ngón.
Về đầu trang
H.29 Cách nộp đơn xin phỏng vấn khẩn?
Nếu bạn có nhu cầu đi Mỹ đột xuất, bạn có thể đủ tiêu chuẩn được cấp cuộc hẹn phỏng vấn sớm tùy thuộc vào tình trạng lịch hẹn trống tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán.Bạn phải cung cấp bằng chứng chứng minh bạn có nhu cầu khẩn cấp cần phải xin cuộc hẹn phỏng vấn sớm. Tất cả đương đơn cần phải đóng phí xin thị thực trước khi xin hẹn phỏng vấn sớm. Với mỗi hóa đơn đóng phí, đương đơn chỉ có thể sử dụng để xin cuộc hẹn phỏng vấn sớm một lần.Để biết thêm quy định và thông tin hướng dẫn về cách xin hẹn phỏng vấn sớm, vui lòng truy cập trang web: http://www.ustraveldocs.com/vn_vn/vn-niv-expeditedappointment.asp
Về đầu trang
H.30 Tôi là công dân Việt Nam hiện đang sống ở nước ngoài. Tôi có thể nộp đơn xin cấp mới thị thực qua đường bưu điện tại Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ nơi tôi sinh sống hay không?
Thông thường, bạn có thể nộp đơn xin cấp mới thị thực qua đường bưu điện tại Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ nơi bạn đang cư trú. Vui lòng kiểm tra trang web của Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại nơi đó để biết thông tin về điều kiện nộp đơn xin cấp mới thị thực.
Về đầu trang
H.31 Đơn xin thị thực gần nhất của tôi bị từ chối nhưng thị thực trước của tôi vẫn còn hạn và chưa bị hủy. Tôi có thể sử dụng thị thực này để đi Mỹ không?
Để xác nhận tình trạng hiệu lực của thị thực, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại https://vn.usembassy.gov/non-immigrant-visa-inquiry-form/
Về đầu trang
FAQ – DS-160
- Tôi nên điền tên mình như thế nào trên đơn DS-160?
- Tôi phải làm gì để thay đổi thông tin trên đơn DS-160 sau khi đã nộp trực tuyến?
H.1 Tôi nên điền tên mình như thế nào trên đơn DS-160?
Từ ngày 16 tháng 3 năm 2016, tên của người Việt Nam trên thị thực Hoa Kỳ được in theo thứ tự như tên trên hộ chiếu Việt Nam. Nếu tên đầy đủ trên hộ chiếu Việt Nam là “Nguyen Van A”, thị thực sẽ được in với họ là “Nguyen” và tên là “Van A”. Xin lưu ý rằng chúng tôi không tách biệt “tên lót” và “tên”.
Về đầu trang
H.2 Tôi phải làm gì để thay đổi thông tin trên đơn DS-160 sau khi đã nộp trực tuyến?
Để sửa lại thông tin trên mẫu đơn DS-160 đã nộp trực tuyến, vui lòng vào trang web https://ceac.state.gov/genniv/ và chọn “Retrieve An Application” (Truy cập đơn), nhập số mã vạch của đơn DS-160 cần sửa, trả lời đúng các câu hỏi bảo mật rồi chọn “Create a New Application” (Tạo đơn mới) để truy cập lại mẫu đơn DS-160 cũ và thay đổi những thông tin cần thiết. Khi đó, đơn DS-160 của bạn sẽ có số mã vạch mới. Sau khi nộp lại đơn DS-160 trực tuyến đã chỉnh sửa, vui lòng truy cập vào hồ sơ xin thị thực của bạn tại ustraveldocs.com để cập nhật số mã vạch DS-160 mới này ít nhất 2 ngày làm việc trước ngày phỏng vấn và in lại Giấy Xác Nhận Cuộc Hẹn mới. Nếu bạn không mang theo Giấy Xác Nhận Cuộc Hẹn có mã vạch mới nhất, bạn sẽ không được tham dự buổi phỏng vấn và phải đặt hẹn lại với số mã vạch mới nhất này.
Về đầu trang
FAQ – Từ chối cấp Thị thực Không Định Cư
- Mục 214(b) là gì?
- Đương đơn có thể làm cách nào để chứng minh “sự ràng buộc chặt chẽ?”
- Việc từ chối trong Mục 214(b) có phải là vĩnh viễn không?
- Ai có thể khiến viên chức lãnh sự thay đổi quyết định?
Hoa Kỳ là một xã hội cởi mở. Không giống như nhiều quốc gia khác, Hoa Kỳ không áp đặt kiểm soát nội bộ đối với hầu hết khách thăm, chẳng hạn như việc đăng ký với chính quyền địa phương. Luật di trú của chúng tôi yêu cầu viên chức lãnh sự xem mọi đương đơn xin thị thực như một người có ý định nhập cư cho đến khi đương đơn chứng minh ngược lại. Để tận hưởng đặc quyền của chuyến đi không bị cản trở tại Hoa Kỳ, bạn có trách nhiệm chứng minh bạn sẽ rời khỏi Hoa Kỳ trước khi thị thực du lịch hoặc thị thực học sinh được cấp.
Về đầu trang
H.1 Mục 214(b) là gì?
Mục 214(b) là một phần của Đạo luật Di trú và Nhập tịch (INA). Mục này nêu rõ:
(b) Mỗi ngoại kiều (ngoài đối tượng không định cư được mô tả trong đoạn (L) hoặc (V) của mục 101(a)(15) và ngoài đối tượng không định cư được mô tả trong mọi điều khoản của mục 101(a)(15)(H)(i) trừ điều khoản (b1) của mục này) sẽ được coi là đối tượng nhập cư cho đến khi họ đáp ứng các yêu cầu của viên chức lãnh sự, tại thời điểm xin thị thực, và viên chức định cư, tại thời điểm xin nhập cảnh, rằng họ đủ điều kiện xin thị thực không định cư theo mục 101(a)(15). Ngoại kiều là viên chức hoặc nhân viên của chính phủ nước ngoài bất kỳ hoặc của tổ chức quốc tế bất kỳ có quyền được hưởng các đặc quyền và miễn trừ theo Đạo luật Miễn trừ của Tổ chức Quốc tế, hoặc ngoại kiều là người phục vụ, người ở, nhân viên hoặc thành viên trực hệ trong gia đình của bất kỳ ngoại kiều nào như vậy sẽ không có quyền xin hoặc nhận thị thực định cư, hoặc nhập cảnh tại Hoa Kỳ như một người nhập cư trừ khi họ thực hiện văn bản miễn trừ có cùng nội dung và hình thức như được quy định trong mục 247(b).
Viên chức lãnh sự của chúng tôi phải đảm đương nhiệm vụ rất khó khăn. Họ phải quyết định nhanh chóng liệu một người có đủ điều kiện nhận thị thực tạm thời hay không. Hầu hết các trường hợp được quyết định sau một buổi phỏng vấn ngắn và sau khi xem xét những bằng chứng về sự ràng buộc mà đương đơn trình bày. Để đủ điều kiện xin thị thực du lịch hoặc học sinh, đương đơn phải đáp ứng các yêu cầu của mục 101(a)(15)(B) hoặc (F) của INA tương ứng. Không đáp ứng các yêu cầu đó sẽ dẫn đến việc bị từ chối cấp thị thực theo INA 214(b). Cơ sở thường xuyên nhất cho việc từ chối này liên quan đến yêu cầu về việc khách hoặc học sinh tương lai có nơi cư trú ở nước ngoài mà họ không có ý định từ bỏ. Đương đơn chứng minh sự tồn tại của nơi cư trú này bằng việc thể hiện rằng họ có sự ràng buộc ở nước ngoài khiến họ sẽ rời Hoa Kỳ khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. Luật pháp yêu cầu đương đơn bắt buộc phải có bằng chứng này.
Về đầu trang
H.2 Đương đơn có thể làm cách nào để chứng minh “sự ràng buộc chặt chẽ”?
Sự ràng buộc là những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống ràng buộc bạn với đất nước của bạn. Sự ràng buộc chặt chẽ khác nhau theo từng quốc gia, thành phố và giữa người này với người khác, nhưng có thể đưa ra một số ví dụ như:
- Công việc;
- Gia đình; và/hoặc
- Mối quan hệ với gia đình và bạn bè.
Trong khi tiến hành phỏng vấn thị thực, viên chức lãnh sự sẽ xem xét từng đơn xin thị thực và cân nhắc trường hợp, kế hoạch chuyến đi và nguồn tài chính của đương đơn cũng như các mối ràng buộc bên ngoài Hoa Kỳ đảm bảo việc đơn đương sẽ rời khỏi Hoa Kỳ sau chuyến đi tạm thời.
Về đầu trang
H.3 Việc từ chối trong Mục 214(b) có phải là vĩnh viễn không?
Không. Việc từ chối hoặc không đủ điều kiện, theo mục 214(b) là dành cho đơn xin thị thực cụ thể đó nên sau khi đã đóng một hồ sơ, bộ phận lãnh sự không thể thực hiện thêm hành động nào. Không có quy trình kháng cáo. Nếu bạn cảm thấy có thêm thông tin cần cân nhắc liên quan đến quyết định cấp thị thực hoặc có những thay đổi quan trọng cho trường hợp của bạn kể từ lần nộp đơn xin thị thực gần nhất, bạn có thể nộp lại đơn xin thị thực. Để nộp lại đơn in thị thực, bạn phải điền vào mẫu đơn xin thị thực mới, thanh toán lệ phí xét đơn xin thị thực và lên lịch hẹn cho cuộc phỏng vấn mới. Xem trang web của Đại sứ quán Hoa Kỳ mà bạn dự định nộp lại đơn xin thị thực để tìm hiểu về mọi thủ tục nộp lại đơn xin thị thực.
Về đầu trang
H.4 Ai có thể khiến viên chức lãnh sự thay đổi quyết định?
Luật di trú giao trách nhiệm cấp hoặc từ chối cấp thị thực cho viên chức lãnh sự ở nước ngoài. Họ là người ra quyết định cuối cùng về mọi trường hợp xin thị thực. Theo quy định, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có quyền xem xét các quyết định của lãnh sự nhưng quyền này giới hạn ở việc diễn giải luật, ngược lại với các quyết định thực tế. Điểm cần thảo luận về việc từ chối này, liệu đương đơn có nơi cư trú bắt buộc ở nước ngoài không, là một vấn đề thực tế. Do đó, quyết định này hoàn toàn thuộc thẩm quyền giải quyết của viên chức lãnh sự tại các cơ quan lãnh sự Ngành Ngoại giao của chúng tôi. Đương đơn chỉ có thể khiến cơ quan lãnh sự thay đổi quyết định từ chối cấp thị thực trước đó qua việc trình bày bằng chứng thuyết phục mới về ràng buộc chặt chẽ.
Để biết thêm thông tin về tình trạng không đủ điều kiện ngoài mục 214(b), vui lòng truy cập trang web của Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao.
Về đầu trang
FAQ – Thị thực Công tác/Du lịch
- Tôi có thể lưu trú tại Hoa Kỳ trong bao lâu khi có thị thực du lịch hoặc công tác?
- Thị thực du lịch (B-1/B-2) của tôi hết hạn sau ngày dự kiến đến Hoa Kỳ. Tôi có cần xin thị thực mới trước khi khởi hành không?
- Thị thực Hoa Kỳ của tôi sẽ hết hạn trong 6 tháng tới. Tôi có cần xin thị thực mới sau khi thị thực hiện tại của tôi hết hạn hay tôi có thể xin trước không?
- Tôi đã thay đổi tên. Liệu thị thực Hoa Kỳ mang tên cũ của tôi có hiệu lực không?
- Tôi được cấp thị thực Hoa Kỳ hiện tại khi đang làm công việc trước đây. Hiện giờ, tôi đã chuyển sang công việc mới tại một công ty mới và chủ lao động mới của tôi muốn tôi tham dự một hội nghị tại Hoa Kỳ đã được lên lịch vào tháng tới. Tôi có thể sử dụng thị thực này không hay tôi phải xin thị thực mới?
- Con tôi đang học tại Hoa Kỳ. Tôi có thể sống với con tôi không?
- Tôi có thể sử dụng thị thực loại B (B-1, B-2 hoặc B-1/B-2) còn hiệu lực để quá cảnh Hoa Kỳ được không?
H.1 Tôi có thể lưu trú tại Hoa Kỳ trong bao lâu khi có thị thực du lịch hoặc công tác?
Thị thực không định cư tại Hoa Kỳ cho phép bạn đi tới Cửa khẩu Nhập cảnh (sân bay/hải cảng) tại Hoa Kỳ. Khi bạn đến Cửa khẩu Nhập cảnh của điểm đến, nhân viên của Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ xử lý việc nhập cảnh của bạn sẽ quyết định thời gian bạn có thể lưu trú tại quốc gia này. Bạn có thể đến Cửa khẩu Nhập cảnh trong thời gian còn hiệu lực của thị thực không định cư cho đến và bao gồm ngày cuối cùng mà thị thực còn hiệu lực. Thời gian còn hiệu lực của thị thực không quyết định thời gian bạn có thể lưu trú hợp pháp tại Hoa Kỳ; chỉ nhân viên của Cơ quan Hải quan và Biên phòng mới có thể quyết định việc này dựa vào thời gian bạn đến Hoa Kỳ.
Về đầu trang
H.2 Thị thực du lịch (B-1/B-2) của tôi hết hạn sau ngày dự kiến đến Hoa Kỳ. Tôi có cần xin thị thực mới trước khi khởi hành không?
Bạn có thể đến Hoa Kỳ ngay trước ngày cuối cùng có hiệu lực được ghi trên thị thực. Nhân viên của Cơ quan Hải quan và Biên phòng sẽ quyết định thời gian bạn lưu trú tại Hoa Kỳ. Thị thực của bạn có thể hết hạn trong khi bạn đang ở Hoa Kỳ – chỉ cần đảm bảo rằng bạn không lưu trú quá thời gian được nhân viên cho phép.
Về đầu trang
H.3 Thị thực Hoa Kỳ của tôi sẽ hết hạn trong 6 tháng tới. Tôi có cần xin thị thực mới sau khi thị thực hiện tại của tôi hết hạn hay tôi có thể xin trước không?
Bạn không phải chờ đến khi thị thực hiện tại hết hạn. Bạn có thể xin thị thực mới ngay cả khi thị thực hiện tại của bạn vẫn còn hiệu lực.
Về đầu trang
H.4 Tôi đã thay đổi tên. Liệu thị thực Hoa Kỳ mang tên cũ của tôi có hiệu lực không ?
Nếu tên của đương đơn thay đổi thông qua việc đương đơn kết hôn, ly hôn, hay quyết định từ tòa án về việc thay đổi tên, đương đơn sẽ cần phải xin cấp mới hộ chiếu. Khi đã có hộ chiếu mới, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đề nghị đương đơn nộp đơn xin thị thực mới, điều này sẽ giúp đương đơn đến và đi từ Hoa Kỳ dễ dàng hơn
Về đầu trang
H.5 Tôi được cấp thị thực Hoa Kỳ hiện tại khi đang làm công việc trước đây. Hiện giờ, tôi đã chuyển sang công việc mới tại một công ty mới và chủ lao động mới của tôi muốn tôi tham dự một hội nghị tại Hoa Kỳ đã được lên lịch vào tháng tới. Tôi có thể sử dụng thị thực này không hay tôi phải xin thị thực mới?
Bạn có thể đến Hoa Kỳ bằng thị thực này với điều kiện thị thực của bạn hợp lệ cho mục đích công tác hoặc du lịch.
Về đầu trang
H.6 Con tôi đang học tại Hoa Kỳ. Tôi có thể sống với con tôi không?
Mặc dù bạn có thể sử dụng thị thực B-1/B-2 (hoặc chuyến đi theo Chương trình Miễn Thị thực, nếu đủ điều kiện) để đến thăm con nhưng bạn không được sống với con của mình trừ khi bạn có thị thực định cư, làm việc hoặc học sinh riêng của mình.
Về đầu trang
H.7 Tôi có thể sử dụng thị thực loại B (B-1, B-2 hoặc B-1/B-2) còn hiệu lực để quá cảnh Hoa Kỳ được không?
Được. Nếu thị thực loại B (B-1, B-2 hoặc B-1/B-2) của bạn còn hiệu lực, bạn có thể sử dụng để quá cảnh Hoa Kỳ. Nếu bạn là công dân của quốc gia có tham gia chương trình Miễn Thị thực, bạn cũng có thể quá cảnh Hoa Kỳ theo diện Miễn Thị thực.
Về đầu trang
FAQ – Thị thực Làm việc
- Bảo lãnh là gì?
- Tôi có thể xin thị thực để thực hiện công việc nhất thời không?
- Có giới hạn về tuổi khi xin thị thực làm việc ngắn hạn không?
- Người thân của tôi đang sống tại Hoa Kỳ có thể bảo lãnh thị thựclàm việc cho tôi không?
- Khi nào tôi có thể đến Hoa Kỳ?
- Ai thanh toán lệ phí Phát hiện và Ngăn chặn Gian lận và khi nào họ sẽ thanh toán?
Về đầu trang
H.1 Bảo lãnh là gì?
Trước khi xin thị thực làm việc ngắn hạn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ, bạn phải có Mẫu đơn I-129 đã được chấp thuận, Bảo lãnh cho Nhân viên Không định cư, từ USCIS. Giấy bảo lãnh này phải được chủ lao động tương lai của bạn gửi trong vòng 6 tháng trước ngày bắt đầu làm việc dự kiến của bạn. Chủ lao động của bạn nên nộp giấy bảo lãnh sớm nhất có thể trong vòng 6 tháng để có đủ thời gian xử lý. Sau khi đã được chấp thuận, chủ lao động của bạn sẽ nhận được Mẫu đơn I-797, Thông báo Hành động. Để biết thêm thông tin, truy cập trang web Lao động Ngắn hạn của USCIS.
Lưu ý: Để xác minh sự chấp thuận trên giấy bảo lãnh của bạn, Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ cần số biên nhận bảo lãnh I-129, cùng với Mẫu đơn I-797 đã được chấp thuận của bạn. Vui lòng mang theo cả hai loại giấy tờ này đến cuộc phỏng vấn của bạn.
Về đầu trang
H.2 Tôi có thể xin thị thực để thực hiện công việc nhất thời không?
Không. Không có thị thực cho công việc nhất thời. Tất cả đương đơn dự định làm việc ở Hoa Kỳ phải có bảo lãnh đã được chấp thuận trước cuộc hẹn phỏng vấn xin thị thực của họ.
Về đầu trang
H.3 Có giới hạn về tuổi khi xin thị thực làm việc ngắn hạn không?
Không.
Về đầu trang
H.4 Người thân của tôi đang sống tại Hoa Kỳ có thể bảo lãnh thị thực làm việc cho tôi không?
Không. Chỉ chủ lao động của bạn mới có thể bảo lãnh cho bạn.
Về đầu trang
H.5 Khi nào tôi có thể đến Hoa Kỳ?
Bạn không được đến Hoa Kỳ cho đến 10 ngày trước ngày bắt đầu làm việc đầu tiên của bạn, như được ghi rõ trong Mẫu đơn I-797 hoặc trong thư mời làm việc của bạn.
Về đầu trang
H.6 Ai thanh toán Lệ phí Phát hiện và Ngăn chặn Gian lận và khi nào họ sẽ thanh toán?
Đương đơn xin thị thực L-1 đi theo diện bảo lãnh blanket phải thanh toán lệ phí Phát hiện và Ngăn chặn Gian lận. Trong trường hợp bảo lãnh cá nhân L, H-1B và H-2B, người bảo lãnh tại Hoa Kỳ phải thanh toán lệ phí Phát hiện và Ngăn chặn Gian lận cho USCIS khi nộp giấy bảo lãnh.
Về đầu trang
FAQ – Thị thực Du học
- Mẫu đơn I-20 là gì và tôi làm cách nào để lấy mẫu đơn này?
- Tôi nên xin thị thực học sinh trước bao lâu?
- Tôi đã nhận được thị thực, khi nào tôi nên đi?
- Một người có thị thực du lịch có thể đổi sang thị thực học sinh khi họ đang ở Hoa Kỳ không nếu họ được phép nhập học và nhận được Mẫu đơn I-20?
- Điều gì xảy ra nếu tôi nhận được mẫu đơn I-20 đến một trường khác?
- Tôi đã làm việc theo diện thị thực H-1B và hiện đã được phép nhập học tại một trường đại học theo diện thị thực F-1. Tôi có cần quay lại quốc gia của mình để xin thị thực học sinh không?
- Học sinh có thị thực F-1 có thể làm việc tại Hoa Kỳ không?
- Hệ thống SEVIS là gì và hệ thống này ảnh hưởng đến tôi như thế nào?
- Tôi có cần mang thư chấp thuận của trường đến buổi phỏng vấn xin thị thực du học không?
- Tôi có thể mang theo bảng điểm không chính thức đến buổi phỏng vấn xin thị thực du học không?
- Tôi được cấp thị thực loại F1 nhưng tôi đã đổi sang trường khác. Tôi chưa từng đi học ở Hoa Kỳ, vậy tôi có cần xin thị thực mới không?
- Tôi đã rời Hoa Kỳ trên năm tháng, tôi có cần xin thị thực mới để trở lại Hoa Kỳ tiếp tục việc học không?
Về đầu trang
H.1 Mẫu đơn I-20 là gì và tôi làm cách nào để lấy mẫu đơn này?
Mẫu đơn I-20 là mẫu đơn chính thức của Chính phủ Hoa Kỳ do các trường đã được chứng nhận cấp. Học sinh không định cư tương lai phải có mẫu đơn này để xin thị thực F-1 hoặc M-1. Mẫu đơn I-20 có tác dụng như bằng chứng chấp thuận và có chứa thông tin cần thiết để thanh toán lệ phí SEVIS I-901, xin thị thực hoặc thay đổi tình trạng thị thực và để được nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Mẫu đơn I-20 có số nhận dạng SEVIS của học sinh, bắt đầu bằng chữ cái N và sau đó là chín chữ số, ở phía trên bên phải ngay trên mã vạch.
Về đầu trang
H.2 Tôi nên xin thị thực học sinh trước bao lâu?
Bạn nên xin thị thực không định cư diện du học ngay sau khi nhận được mẫu đơn I-20. Bạn có thể xin thị thực bất cứ khi nào để có được lịch hẹn sớm và kịp thời. Tuy nhiên, xin lưu rằng thị thực du học (loại F và M) chỉ có thể được cấp sớm nhất tối đa 365 ngày trước ngày bắt đầu chương trình học.
Về đầu trang
H.3 Tôi đã nhận được thị thực, khi nào tôi nên đi?
Đối với lần nhập cảnh đầu tiên, bạn chỉ có thể nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày tính từ ngày bắt đầu khóa học được nêu trong mẫu đơn I-20 bất kể thị thực của bạn được cấp khi nào.
Về đầu trang
H.4 Một người có thị thực du lịch có thể đổi sang thị thực học sinh khi họ đang ở Hoa Kỳ không nếu họ được phép nhập học và nhận được Mẫu đơn I-20?
Có. Nói chung, bạn có thể nộp đơn xin thay đổi tình trạng thị thực không định cư nếu bạn nhập cảnh hợp pháp vào Hoa Kỳ bằng thị thực không định cư, nếu tình trạng không định cư của bạn vẫn còn hiệu lực, nếu bạn chưa vi phạm các điều kiện dành cho tình trạng của bạn và bạn chưa thực hiện bất kỳ hành động nào khiến bạn không đủ điều kiện. Để biết thêm chi tiết, vui lòng truy cập trang web của USCIS.
Về đầu trang
H.5 Điều gì xảy ra nếu tôi nhận được mẫu đơn I-20 đến một trường khác?
Nếu bạn nhận được mẫu đơn I-20 sau khi lên lịch hẹn, bạn có thể thông báo cho viên chức lãnh sự quán Hoa Kỳ về mẫu đơn I-20 mới vào thời điểm phỏng vấn.
Về đầu trang
H.6 Tôi đã làm việc theo diện thị thực H-1B và hiện đã được phép nhập học tại một trường đại học theo diện thị thực F-1. Tôi có cần quay lại quốc gia của mình để xin thị thực học sinh không?
Không. Khi bạn đã ở Hoa Kỳ, bạn không cần phải xin thị thực mới vì thị thực chỉ dành cho yêu cầu nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Kiểm tra với USCIS để xác định liệu bạn có cần điều chỉnh tình trạng hay không. Tuy nhiên, nếu bạn rời khỏi Hoa Kỳ, bạn sẽ cần xin thị thực học sinh để nhập cảnh lại vào Hoa Kỳ.
Về đầu trang
H.7 Một học sinh có thị thực F-1 có thể làm việc tại Hoa Kỳ không?
Học sinh toàn thời gian có thị thực loại F có thể tìm việc làm trong khuôn viên của trường nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần. Sau năm đầu tiên ở tình trạng học sinh, đương đơn có thể xin việc làm bên ngoài khuôn viên của trường với sự cho phép của USCIS. Vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn học sinh để biết thêm thông tin.
Về đầu trang
H.8 Hệ thống SEVIS là gì và hệ thống này ảnh hưởng đến tôi như thế nào?
Chương trình Hệ thống Theo dõi Sinh viên và Khách Trao đổi (SEVIS) yêu cầu các trường học và chương trình trao đổi phải xác minh tình trạng đăng ký của tất cả học sinh nước ngoài và khách trao đổi mới và tiếp tục. Đương đơn xin thị thực học sinh cần phải thanh toán lệ phí SEVIS trước khi có thể được cấp thị thực. Xem Trang web SEVIS để có thêm thông tin.thị thực
Về đầu trang
H.9 Tôi có cần mang thư chấp thuận của trường đến buổi phỏng vấn xin thị thực du học không?
Bạn không cần mang theo thư chấp thuận của trường đến buổi phỏng vấn xin thị thực. Tuy nhiên, bạn nên mang theo bất kỳ giấy tờ nào mà bạn tin rằng có thể hỗ trợ những thông tin bạn cung cấp cho viên chức lãnh sự.Để biết thêm thông tin về những hồ sơ cần thiết dành cho đương đơn xin thị thực du học, vui lòng truy cập trang web: http://ustraveldocs.com/vn_vn/vn-niv-typefandm.asp.
Về đầu trang
H.10 Tôi có thể mang theo bảng điểm không chính thức đến buổi phỏng vấn xin thị thực du học không?
Thông thường bạn có thể mang theo bảng điểm không chính thức đến buổi phỏng vấn xin thị thực du học của bạn. Trong một số trường hợp, viên chức phỏng vấn bạn có thể yêu cầu xem bảng điểm chính thức.
Về đầu trang
H.11 Tôi được cấp thị thực loại F1 nhưng tôi đã đổi sang trường khác. Tôi chưa từng đi học ở Hoa Kỳ, vậy tôi có cần xin thị thực mới không?
Nếu quý khách thay đổi trường, hoặc có số SEVIS mới trước khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ, quý khách phải nộp đơn xin thị thực mới.
Về đầu trang
H.12 Tôi đã rời Hoa Kỳ trên năm tháng, tôi có cần xin thị thực mới để trở lại Hoa Kỳ tiếp tục việc học không?
Nếu thị thực F1 của quý khách còn hiệu lực tại thời điểm quý khách nhập cảnh vào Hoa Kỳ, quý khách không cần phải xin cấp thị thực mới, kể cả trong trường hợp quý khách thay đổi truờng và có mẫu đơn I20 và số SEVIS mới. Quý khách có thể sử dụng thị thực hiện tại để đến Hoa Kỳ nếu thị thực đó chưa hết hạn và tình trạng du học sinh của quý khách được cập nhật trên hệ thống SEVIS là “Chờ nhập học” (INITIAL) hoặc “Đang học” (ACTIVE). Quý khách nên chuẩn bị sẵn bản gốc I-20 của trường mới đăng ký nhập học để trình cho viên chức tại cửa khẩu khi nhập cảnh.
Về đầu trang
FAQ – Thị thực Khách Trao đổi
- Tôi đã nhận được thị thực, khi nào tôi nên đi?
- Hệ thống SEVIS là gì và hệ thống này ảnh hưởng đến tôi như thế nào?
- “Quy tắc hai năm” là gì?
- Có thể xin miễn trừ quy tắc hai năm không?
Về đầu trang
H.1 Tôi đã nhận được thị thực, khi nào tôi nên đi?
Khách trao đổi chỉ có thể nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày tính từ ngày bắt đầu chương trình, như được nêu trong Mẫu đơn DS-2019, bất kể thị thực được cấp khi nào.
Về đầu trang
H.2 Hệ thống SEVIS là gì và hệ thống này ảnh hưởng đến tôi như thế nào?
Chương trình Hệ thống Theo dõi Sinh viên và Khách Trao đổi (SEVIS) yêu cầu các trường học và chương trình trao đổi phải xác minh tình trạng đăng ký của tất cả học sinh nước ngoài và khách trao đổi mới và tiếp tục. Đương đơn xin thị thực khách trao đổi cần phải thanh toán lệ phí SEVIS trước khi có thể được cấp thị thực. Xem Trang web SEVIS để có thêm thông tin.
Về đầu trang
H.3 “Quy tắc hai năm” là gì?
“Quy tắc hai năm” là thuật ngữ phổ biến được sử dụng cho một mục trong luật di trú của Hoa Kỳ trong đó yêu cầu nhiều khách trao đổi phải quay lại đất nước của họ và sống tại đó trong ít nhất hai năm sau khi kết thúc chuyến thăm trao đổi trước khi họ có thể quay lại Hoa Kỳ theo những loại thị thực nhất định, cụ thể là H-1, L-1, K-1 và thị thực định cư. Điều quan trọng cần lưu ý là mẫu đơn DS-2019 của bạn chỉ thể hiện kết quả sơ bộ về việc liệu quy tắc hai năm có áp dụng cho bạn hay không khi thị thực J-1 được cấp. Quyết định cuối cùng sẽ chỉ được thực hiện nếu sau đó bạn chọn để xin thị thực H-1, L-1, K-1 hoặc thị thực định cư.
Những người có thị thực J-1 tuân theo quy tắc hai năm không được phép ở lại Hoa Kỳ và xin điều chỉnh/thay đổi tình trạng thành tình trạng không định cư bị cấm (chẳng hạn như từ thị thực J-1 thành thị thực H-1) hoặc xin thị thực thường trú nhân hợp pháp (Thẻ Xanh) khi chưa quay lại đất nước của họ trong hai năm hoặc xin được giấy miễn trừ đã được chấp thuận. Việc bạn có phải tuân theo quy tắc hai năm hay không được xác định bởi một số yếu tố, bao gồm nguồn vốn và “Danh sách Kỹ năng” tại đất nước của bạn. Điều này không được xác định bởi thời gian bạn ở Hoa Kỳ.
Về đầu trang
H.4 Có thể xin miễn trừ quy tắc hai năm không?
Có thể. Chỉ Văn phòng Thị thựccủa Bộ Ngoại giao mới có thể cấp giấy miễn trừ quy tắc hai năm. Văn phòng Thị thực cũng là cơ quan cuối cùng quyết định việc bạn có phải tuân theo quy tắc hay không, bất kể nội dung được chú thích trong hộ chiếu của bạn. Nếu bạn phải tuân theo quy tắc hai năm, bạn có thể xin miễn trừ. Ngay cả khi bạn phải tuân theo quy tắc hai năm, bạn vẫn có thể đủ điều kiện nhận thị thực du lịch hoặc bất kỳ loại thị thực không định cư nào khác ngoại trừ những trường hợp nêu trên.
Về đầu trang
FAQ – Thị thực Quá cảnh/Thủy thủ
- Tôi dự định dừng chân tại Hoa Kỳ trong một ngày và bắt chuyến bay đến quốc gia khác vào ngày hôm sau. Tôi có cần xin thị thực C-1 hoặc thị thực B-1/B-2 không?
Về đầu trang
H.1 Tôi dự định dừng chân tại Hoa Kỳ trong một ngày và bắt chuyến bay đến quốc gia khác vào ngày hôm sau. Tôi có cần xin thị thực C-1 hoặc thị thực B-1/B-2 không?
Nếu bạn muốn có đặc quyền chặng nghỉ cho các mục đích không phải quá cảnh ở Hoa Kỳ, như thăm bạn bè hoặc ngắm cảnh, bạn phải đủ điều kiện và xin loại thị thực được yêu cầu cho mục đích đó, chẳng hạn như thị thực B-2.
Về đầu trang
FAQ – Thị thực Nhân viên hoạt động Tôn giáo
- Tôi đang xin thị thực nhân viên hoạt động tôn giáo nhưng không có giấy bảo lãnh được chấp thuận. Trước đây tôi đã đến Hoa Kỳ bằng thị thực R-1 và không cần phải có bảo lãnh. Tôi có thể xin thị thực R-1 mà không cần bảo lãnh vì trước đây tôi đã có thị thực R-1 không?
Về đầu trang
H.1 Tôi đang xin thị thực nhân viên hoạt động tôn giáo nhưng không có giấy bảo lãnh được chấp thuận. Trước đây tôi đã đến Hoa Kỳ bằng thị thực R-1 và không cần phải có bảo lãnh. Tôi có thể xin thị thực R-1 mà không cần bảo lãnh vì trước đây tôi đã có thị thực R-1 không?
Yêu cầu đối với giấy bảo lãnh được chấp thuận có hiệu lực từ ngày 28 tháng 11 năm 2008. Tất cả đương đơn xin thị thực không định cư R-1 cần phải có giấy bảo lãnh được chấp thuận của Dịch vụ Công dân và Định cư Hoa Kỳ (USCIS). Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web của USCIS.
Về đầu trang
FAQ – Theo dõi hộ chiếu của tôi
- Tại sao mỗi phong bì chỉ đựng một hộ chiếu? Tại sao không có chương trình giảm giá cho gia đình?
- Tôi sẽ nhận lại hộ chiếu sau buổi phỏng vấn bằng cách nào?
- Điều gì xảy ra với hộ chiếu của tôi nếu tôi không ở nhà khi nhân viên chuyển phát nhanh đến?
- Có nhất thiết phải gửi hộ chiếu của tôi về nhà không?
- Tôi cần phải xuất trình gì cho nhân viên chuyển phát nhanh khi họ đến giao hộ chiếu?
- Các loại ID nào có thể được chấp nhận làm bằng chứng nhận dạng?
- Người khác có thể nhận hộ chiếu thay tôi không?
- Tôi có phải thanh toán bất kỳ lệ phí nào cho dịch vụ chuyển phát nhanh không?
- Tôi muốn nhận lại hộ chiếu của mình để đi nước ngoài gấp trong khi chờ hồ sơ xin thị thực được xử lý tại Đại Sứ Quán/ Lãnh Sự Quán.
Về đầu trang
H.1 Tại sao mỗi phong bì chỉ đựng một hộ chiếu? Tại sao không có chương trình giảm giá cho gia đình?
Các quy tắc về bảo mật và an toàn của hãng chuyển phát nhanh yêu cầu theo dõi riêng từng hộ chiếu. Bạn có thể chọn Hình thức Nhận tại Bưu cục và nhận hộ chiếu tại 2 điểm bưu cục được chỉ định không phải trả thêm phí. Vui lòng tham khảo mức phí áp dụng cho trả hộ chiếu/giấy tờ tại Bưu cục và chuyển phát hộ chiếu / giấy tờ tận nhà tại trang web sau https://www.ustraveldocs.com/vn_vn/vn-niv-passporttrack.asp
Về đầu trang
H.2 Tôi sẽ nhận lại hộ chiếu sau buổi phỏng vấn bằng cách nào?
Sau khi thị thực được phê duyệt, hộ chiếu và giấy tờ cả bạn sẽ được gởi đến địa chỉ mà bạn đã chọn tại thời điểm bạn lên lịch phỏng vấn. Bạn sẽ nhận hộ chiếu tại địa chỉ giao giấy tờ mà bạn đã chọn tại thời điểm bạn lên lịch phỏng vấn. Nếu bạn muốn thay đổi địa điểm này, bạn có thể thực hiện trước 11:59 giờ đêm của ngày bạn có cuộc hẹn. Chi phí cho dịch vụ chuyển phát nhanh được bao gồm trong lệ phí xét đơn xin thị thực.
Về đầu trang
H.3 Điều gì xảy ra với hộ chiếu của tôi nếu tôi không ở nhà khi nhân viên chuyển phát nhanh đến?
Nhân viên chuyển phát nhanh sẽ cố gắng chỉ giao hộ chiếu tại địa chỉ mà bạn đã chọn hoặc cung cấp khi bạn lên lịch phỏng vấn. Nếu không thể giao hộ chiếu, chẳng hạn vì không có ai ở nhà, nhân viên chuyển phát nhanh sẽ để lại thông báo cho biết họ đã đến. Nếu bạn nhận được thông báo như vậy, hãy liên hệ ngay với công ty chuyển phát nhanh qua số điện thoại 1900636688 hoặc gửi email đến địa chỉ [email protected]. Hộ chiếu sẽ được gửi lại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ nếu không được giao cho bạn trong vòng 10 ngày làm việc. Nếu điều này xảy ra, vui lòng liên hệ với tổng đài để được trợ giúp.
Về đầu trang
H.4 Có nhất thiết phải gửi hộ chiếu của tôi về nhà không?
Không. Hộ chiếu có thể được gửi đến văn phòng của bạn hoặc gửi cho một thành viên trong gia đình bạn. Nếu hộ chiếu được giao cho người khác không phải là bạn thì người nhận phải xuất trình chứng minh thư có ảnh do chính phủ cấp mới được nhận hộ chiếu.
Về đầu trang
H.5 Tôi cần phải xuất trình gì cho nhân viên chuyển phát nhanh khi họ đến giao hộ chiếu?
Để đảm bảo rằng hộ chiếu và thị thực của bạn không bị giao cho người không được ủy quyền, bạn phải xuất trình chứng minh thư có ảnh do chính phủ cấp khi bạn nhận hộ chiếu. Bạn cũng phải ký vào tất cả giấy tờ mà nhân viên chuyển phát nhanh đưa cho bạn.
Về đầu trang
H.6 Các loại ID nào có thể được chấp nhận làm bằng chứng nhận dạng?
Bạn phải xuất trình chứng minh thư gốc có ảnh, do chính phủ cấp.
Về đầu trang
H.7 Người khác có thể nhận hộ chiếu thay tôi không?
Có. Tuy nhiên, người đại diện của bạn – ngay cả là thành viên trong gia đình – phải xuất trình những giấy tờ sau mới được nhận hộ chiếu.
Trong trường hợp bạn không đăng kí thông tin người đại diện tại tài khoản, người đại diện phải cung cấp các giấy tờ sau:
- CMND hoặc bất kỳ giấy tờ tùy thân có dán ảnh, do chính phủ cấp của người đại diện, và
- Bản sao CMND của bạn hoặc bất kỳ giấy tờ tùy thân có dán ảnh, do chính phủ cấp, kèm chữ ký của bạn chứng minh đây là bản sao chính xác, và
- Một thư ủy quyền với cả hai chữ ký của bạn và chữ ký của người đại diện của bạn xác nhận rằng người đại diện được phép nhận hộ chiếu thay cho bạn. Văn bản ủy quyền phải có các thông tin sau:
- Họ và tên người đại diện của bạn như trên CMND của mình hoặc bất kỳ giấy tờ tùy thân có dán ảnh, do chính phủ cấp.
- Họ và tên của bạn như trên hộ chiếu và số hộ chiếu của bạn.
Đối với đương đơn xin thị thực dưới 15 tuổi, bạn cần thêm các giấy tờ sau đây:
- Một giấy ủy quyền bản gốc có chữ ký của cha mẹ đương đơn
- Bản sao CMND hoặc giấy tờ tùy thân do chính phủ cấp, có dán ảnh của cha mẹ đương đơn
- Một bản sao hộ khẩu để xác định mối quan hệ của cha mẹ và đương đơn
- Bản chính CMND của người đại diện hoặc giấy tờ tùy thân có dán ảnh do chính phủ cấp
Bưu tá sẽ thu giấy ủy quyền và kiểm tra các giấy tờ nói trên để hoàn tất thủ tục phát hộ chiếu.
Lưu ý: Trong trường hợp người đại diện nhận thay cho một nhóm hoặc gia đình, người đại diện chỉ cần trình một thư ủy quyền cùng với các giấy tờ cần thiết nêu trên.
Về đầu trang
H.8 Tôi có phải thanh toán bất kỳ lệ phí nào cho dịch vụ chuyển phát nhanh không?
Vui lòng tham khảo mức phí áp dụng cho trả hộ chiếu/giấy tờ tại Bưu cục và chuyển phát hộ chiếu / giấy tờ tận nhà tại trang web sau https://www.ustraveldocs.com/vn_vn/vn-niv-passporttrack.asp
Về đầu trang
H.9 Tôi muốn nhận lại hộ chiếu của mình để đi nước ngoài gấp trong khi chờ hồ sơ xin thị thực được xử lý tại Đại Sứ Quán/ Lãnh Sự Quán.
Nếu bạn muốn nhận lại hộ chiếu của mình để đi nước ngoài gấp, vui lòng liên hệ trực tiếp với Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán tại: https://vn.usembassy.gov/non-immigrant-visa-inquiry-form/
Về đầu trang
FAQ – Hồ sơ người nộp đơn
- Tôi có thể xin mật khẩu mới bằng cách nào?
- Tôi nên làm gì nếu tôi chuyển đến quốc gia khác sau khi đã đăng ký hồ sơ của tôi tại www.ustraveldocs.com và chưa nộp hồ sơ xin thị thực, hoặc nếu tôi muốn nộp đơn xin thị thực ở một quốc gia khác nơi tôi nộp hồ sơ trước đây?
- Hộ chiếu của tôi chỉ có năm sinh nhưng tôi được yêu cầu phải điền đầy đủ ngày-tháng-năm sinh khi đăng ký tài khoản trên ustraveldocs.com. Tôi phải làm gì?
H.1 Tôi có thể xin mật khẩu mới bằng cách nào?
Nhấp vào Quên Mật Khẩu Của Bạn? theo liên kết ở bên dưới của trang web này. Nhập địa chỉ email của bạn vào Username và nhấn “Gửi”. Địa chỉ email bạn nhập phải trùng khớp với địa chỉ email mà bạn đăng ký hồ sơ xin thị thực. Một mật khẩu mới sẽ được gửi đến địa chỉ email của bạn.
Lưu ý: Các email với mật khẩu mới của bạn sẽ gửi đến từ [email protected]. Một số email có những quy định lọc người gửi lạ vào một hộp thư rác hay thư rác. Nếu bạn không nhận được email thông báo của bạn, xin vui lòng tìm kiếm các tin nhắn trong hộp thư rác hay thư rác của bạn.
Về đầu trang
H.2 Tôi nên làm gì nếu tôi chuyển đến nước khác sau khi tôi đã đăng ký hồ sơ của tôi tại www.ustraveldocs.com và chưa nộp hồ sơ xin thị thực , hoặc nếu tôi muốn nộp đơn xin thị thực mới ở một quốc gia khác nơi tôi nộp trước đây?
Bạn không cần phải tạo một hồ sơ mới nếu dịch vụ được cung cấp bởi CGI. Bạn chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua mục Liên lạc với chúng tôi trên website và cung cấp số hộ chiếu, UID của bạn hoặc địa chỉ email để chúng tôi có thể tìm kiếm và cập nhật hồ sơ của bạn theo quốc gia mới nơi bạn dự định nộp đơn xin thị thực Mỹ. Nếu bạn đang nộp đơn xin thị thực ở một đất nước mà dịch vụ không được cung cấp bởi CGI, bạn sẽ được yêu cầu tạo một hồ sơ mới. Xin lưu ý, biên lai thu phí nộp đơn xin thị thực MRV đã thanh toán ở một quốc gia này sẽ không được chuyển nhượng cho các quốc gia khác.
Về đầu trang
H.3 Hộ chiếu của tôi chỉ có năm sinh nhưng tôi được yêu cầu phải điền đầy đủ ngày-tháng-năm sinh khi đăng ký tài khoản trên ustraveldocs.com. Tôi phải làm gì?
Ngày sinh của bạn trên hộ chiếu và trên giấy khai sinh/chứng minh nhân dân phải trùng khớp với nhau. Nếu giấy khai sinh/chứng minh nhân dân của bạn có đầy đủ ngày-tháng-năm sinh, bạn phải điều chỉnh lại hộ chiếu hoặc xin cấp hộ chiếu mới có ngày sinh trùng khớp với ngày sinh trên giấy khai sinh/chứng minh nhân dân. Sau đó, bạn có thể tạo tài khoản trên ustraveldocs.com với ngày-tháng-năm sinh đầy đủ. Nếu giấy khai sinh/chứng minh nhân dân của bạn chỉ có năm sinh, bạn có thể tạo tài khoản trên ustraveldocs.com bằng cách nhập ngày sinh theo định dạng 01-01-YYYY.
Về đầu trang
FAQ – Địa điểm phỏng vấn
- Tôi đã thay đổi địa điểm phỏng vấn. Tôi có cần điền lại đơn DS160 mới không?
H.1 Tôi đã thay đổi địa điểm phỏng vấn. Tôi có cần điền lại đơn DS160 mới không?
Nếu bạn muốn thay đổi địa điểm phỏng vấn, bạn không cần điền đơn DS-160 mới. Đại sứ quán và Lãnh sự quán có thể sử dụng mã xác nhận đơn DS-160 để truy cập mẫu đơn của bạn. Bạn phải mang theo tờ xác nhận đơn DS-160 đến buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, việc truy cập đơn DS-160 từ một địa điểm khác có thể mất nhiều thời gian. Do đó, việc xử lý hồ sơ của bạn có thể sẽ bị trì hoãn khi bạn đến phỏng vấn. Chúng tôi không biết trước thời gian trì hoãn là bao lâu.
Về đầu trang
FAQ – Thị thực diện Hôn phu/Hôn thê (K-1 & K-2)
- Sau khi Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ chấp thuận hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu/hôn thê (I-129F), bước kế tiếp là gì?
- Khi nào tôi có thể đặt lịch hẹn phỏng vấn?
- Tôi có thể dự cuộc phỏng vấn nếu như tôi chưa nộp mẫu đơn DS-160 hoặc sử dụng mã số DS-160 không hợp lệ để đặt hẹn phỏng vấn?
- Tôi nên làm gì nếu tôi muốn chỉnh sửa thông tin trên mẫu đơn DS-160 mà tôi đã nộp trực tuyến?
- Tôi có hồ sơ thị thực định cư đang chờ đến lượt được giải quyết. Nếu tôi có câu hỏi cụ thể về hồ sơ của tôi, tôi cần phải làm gì??
Về đầu trang
H.1 Sau khi Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ chấp thuận hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu/hôn thê (I-129F), bước kế tiếp là gì?
Sau khi Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ chấp thuận đơn I-129F, hồ sơ bảo lãnh sẽ được gửi tới Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) để tiến hành các bước tiếp theo. Sau đó, NVC sẽ gửi hồ sơ này đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ nơi đương đơn sẽ nộp đơn xin thị thực diện K-1. Vui lòng thực hiện theo các thủ tục hướng dẫn trên trang http://www.ustraveldocs.com/vn_vn/vn-iv-kvisa.asp.
Về đầu trang
H.2 Khi nào tôi có thể đặt lịch hẹn phỏng vấn?
Quý vị chỈ nên đặt lịch hẹn phỏng vấn sau khi quý vị nhận được Thư Hướng dẫn (the Instruction Package) từ Lãnh sự quán Hoa Kỳ và quý vị đã nộp trang xác nhận có mã vạch của mẫu đơn DS-160 cùng với hình làm thị thực và bản sao hộ chiếu cho mỗi thành viên trong gia đình đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Về đầu trang
H.3 Tôi có thể dự cuộc phỏng vấn nếu như tôi chưa nộp mẫu đơn DS-160 hoặc sử dụng mã số DS-160 không hợp lệ để đặt hẹn phỏng vấn?
Quý vị có thể không được dự cuộc phỏng vấn nếu như qúy vị chưa nộp mẫu đơn DS-160 trực tuyến hoặc sử dụng mã số DS-160 không hợp lệ để đặt hẹn phỏng vấn. Quý vị sẽ được yêu cầu đặt hẹn phỏng vấn lại với mã số DS-160 hợp lệ. Quý vị sẽ phải điền mẫu đơn DS-160 mới (https://ceac.state.gov/genniv/). Sau khi hoàn tất việc điền mẫu đơn, quý vị phải truy cập lại vào tài khoản ustraveldocs của quý vị (http://www.ustraveldocs.com/vn/) để đặt hẹn phỏng vấn mới sử dụng mã số DS-160 hợp lệ và cập nhật nhất, và in Trang Xác nhận Cuộc hẹn. Quý vị có thể liên hệ với Tổng đài số 19006444 để được trợ giúp nếu quý vị gọi tại Việt Nam hoặc gọi số 1-703-665-7350 nếu quý vị gọi từ Hoa Kỳ.
Về đầu trang
H.4 Tôi nên làm gì nếu tôi muốn chỉnh sửa thông tin trên mẫu đơn DS-160 mà tôi đã nộp trực tuyến?
Một khi đã được nộp, mẫu đơn DS-160 sẽ không được cập nhật hoặc điều chỉnh. Muốn điều chỉnh thông tin trên mẫu đơn DS-160, quý vị phải hoàn tất mẫu đơn mới với thông tin chính xác và nộp lại trên mạng. Vào ngày phỏng vấn, quý vị phải thông báo với nhân viên lãnh sự về việc cập nhật này bằng cách nộp trang xác nhận có mã vạch của mẫu đơn DS160 mới nhất.
Về đầu trang
H.5 Tôi có hồ sơ thị thực định cư đang chờ đến lượt được giải quyết. Nếu tôi có câu hỏi cụ thể về hồ sơ của tôi, tôi cần phải làm gì??
Quý vị có thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của quý vị trên trang https://vn.usembassy.gov/vi/immigrant-visas/ hoặc trang https://vn.usembassy.gov/vi/frequently-asked-questions-immigrant-visas/. Nếu quý vị không tìm thấy câu trả lời trên những trang đó, quý vị có thể nộp câu hỏi qua mẫu đơn trên mạng tại https://vn.usembassy.gov/immigrant-visa-inquiry-form/ .
Về đầu trang
FAQ – Thị thực cho Thường trú nhân xin tái nhập cảnh (SB1)
- Tôi là Thường Trú Nhân. Nếu tôi đã ở ngoài Hoa Kỳ hơn một năm (hoặc quá thời hạn giấy phép Tái Nhập Cảnh), tôi cần phải làm gì để có thể trở về Hoa Kỳ?
- Nếu thẻ xanh của tôi bị mất hoặc hết hạn, tôi cần phải làm gì?
- Tôi có hồ sơ thị thực định cư đang chờ đến lượt được giải quyết. Nếu tôi có câu hỏi cụ thể về hồ sơ của tôi, tôi cần phải làm gì??
Về đầu trang
H.1 Tôi là Thường Trú Nhân. Nếu tôi đã ở ngoài Hoa Kỳ hơn một năm (hoặc quá thời hạn giấy phép Tái Nhập Cảnh), tôi cần phải làm gì để có thể trở về Hoa Kỳ?
Nếu quý vị là Thường Trú Nhân và quý vị đã ở ngoài Hoa Kỳ hơn một năm (hoặc quá thời hạn giấy phép Tái Nhập Cảnh) vì các lý do ngoài tầm kiểm soát, quý vị có thể đủ điều kiện cho thị thực tái nhập cảnh (SB-1). Quý vị có thể tìm thấy các thủ tục hướng dẫn về việc xin thị thực SB-1 trên trang http://www.ustraveldocs.com/vn_vn/vn-iv-sb1visa.asp. Nếu quý vị ở ngoài Hoa Kỳ trên một năm (hoặc quá thời hạn giấy phép Tái Nhập Cảnh) một cách tự nguyện, thân nhân của quý vị ở Hoa Kỳ phải mở lại hồ sơ bảo lãnh định cư mới với Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS). Một lựa chọn khác để quý vị đến Hoa Kỳ ngắn hạn là xin thị thực du lịch (B2).
Về đầu trang
H.2 Nếu thẻ xanh của tôi bị mất hoặc hết hạn, tôi cần phải làm gì?
Quý vị có thể tìm thấy thông tin về thẻ xanh bị mất hoặc hết hạn và một số giới hạn đặc biệt về việc đi ra khỏi Hoa Kỳ của Thường Trú Nhân trên trang https://vn.usembassy.gov/vi/information-for-lawful-permanent-residents/ hoặc trang https://www.uscis.gov/green-card/after-green-card-granted/international-travel-permanent-resident
Về đầu trang
FAQ – Thông tin về các Thị thực Định Cư khác
H.1 Tôi có hồ sơ thị thực định cư đang chờ đến lượt được giải quyết. Nếu tôi có câu hỏi cụ thể về hồ sơ của tôi, tôi cần phải làm gì?
Quý vị có thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của minh trên trang https://vn.usembassy.gov/vi/immigrant-visas/ hoặc trang https://vn.usembassy.gov/vi/frequently-asked-questions-immigrant-visas/ . Nếu quý vị không tìm thấy câu trả lời trên những trang đó, quý vị có thể nộp câu hỏi qua mẫu đơn trên mạng tại https://vn.usembassy.gov/immigrant-visa-inquiry-form/.
Về đầu trang
H.2 Đương đơn xin thị thực định cư không nhận được gói hồ sơ trong một phong bì có niêm phong để mang theo trên máy bay đến Hoa Kỳ.
Chúng tôi hiểu rằng bạn muốn tìm hiểu về phong bì có niêm phong mà bạn bắt buộc phải xuất trình tại cửa khẩu nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bắt đầu xử lý qua hệ thống điện tử một số hồ sơ xin thị thực định cư. Nếu Trung tâm Thị thực quốc gia hoặc Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán yêu cầu bạn gửi qua hệ thống điện tử các giấy tờ dân sự và giấy tờ bảo trợ tài chính thông qua cổng thông tin CEAC, nghĩa là thị thực của bạn đã được cấp theo quy trình của hệ thống điện tử mới. Tất cả các thị thực được cấp theo quy trình của hệ thống điện tử mới này đều có câu ghi chú “IV DOCS IN CCD”.
Nếu thị thực của bạn có câu ghi chú này, nghĩa là bạn không cần mang theo phong bì có niêm phong khi nhập cảnh Hoa Kỳ, trừ khi bạn nhận được thông tin hướng dẫn cụ thể nào đó từ phía Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán nơi đã phỏng vấn và cấp thị thực cho bạn. Hãy yên tâm rằng các giấy tờ của bạn đã được truyền phát bằng hệ thống điện tử từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đến Bộ An ninh Nội địa, Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (DHS/CBP), đây là những cơ quan kiểm tra tất cả những người định cư nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Khi bạn đến Khu Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Hoa Kỳ, các nhân viên của Cơ quan Hải quan và Biên phòng (CBP) sẽ truy cập được tất cả các thông tin cần thiết để xử lý việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ của bạn. Quy trình dựa trên hệ thống điện tử mới này sẽ giúp tinh giản việc xử lý hồ sơ xin thị thực định cư và việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ của bạn.
Về đầu trang
H.3 Làm cách nào để xác định xem thị thực của đương đơn có được cấp theo quy trình mới không cần giấy tờ hay không ?
Chúng tôi hiểu rằng bạn muốn biết cách xác định xem thị thực định cư của bạn có phải đã được cấp theo quy trình mới không cần giấy tờ hay không.
Tất cả các thị thực được cấp theo quy trình của hệ thống điện tử mới này đều có môt chú thích ở góc dưới phía bên phải ảnh chụp ghi rõ “IV DOCS in CCD”.
Về đầu trang
H.4 Tại sao một số người được yêu cầu mang theo phong bì có niêm phong đến Cửa khẩu Hoa Kỳ trong khi một số khác thì không ?
Chúng tôi hiểu rằng bạn muốn tìm hiểu lý do vì sao một số đương đơn được yêu cầu phải mang theo giấy tờ trong khi những đương đơn khác thì không.
Việc xử lý qua hệ thống điện tử một số hồ sơ xin thị thực định cư bắt đầu vào năm 2018. Cho đến khi quy trình mới này được áp dụng hoàn toàn, một số đương đơn được cấp thị thực định cư vẫn sẽ phải mang theo một gói hồ sơ trong một phong bì niêm phong khi đến cửa khẩu Hoa Kỳ.
Những cá nhân này sẽ KHÔNG có câu ghi chú “IV DOCS in CCD” được in ở góc dưới bên phải trên thị thực của họ.
Về đầu trang
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.