91 lượt xem

Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 11 sgk Vật Lí 10

Hướng dẫn giải Bài 1. Chuyển động cơ sgk Vật Lí 10. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 11 sgk Vật Lí 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập, đi kèm công thức, định lí, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lý 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

LÍ THUYẾT

CHUYỂN ĐỘNG CƠ

I. Chất điểm – chuyển động cơ

1. Chất điểm: Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi. Chất điểm có khối lượng là khối lượng của vật.

2. Chuyển động cơ: Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

3. Quỹ đạo: Quỹ đạo của chuyển động là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định.

II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian

Để xác định vị trí của một vật ta cần chọn một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc đó và dùng một thước đo để xác định tọa độ của vật. Trong trường hợp đã biết rõ quỹ đạo thì cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo đó.

Hệ tọa độ:

– Hệ tọa độ một trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng).

Tọa độ của vật ở vị trí M: (x = overline {OM} )

– Hệ tọa độ hai trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng).

Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 11 sgk Vật Lí 10

Tọa độ của vật ở vị trí M là:

(left{ begin{array}{l}x = overline {O{M_x}} y = overline {O{M_y}} end{array} right.)

III. Cách xác định thời gian trong chuyển động

– Mốc thời gian (hoặc gốc thời gian) là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian

– Nếu lấy mốc thời gian là thời điểm vật bắt đầu chuyển động (thời điểm 0) thì số chỉ của thời điểm sẽ trùng với số đo khoảng thời gian đã trôi qua kể từ mốc thời gian.

+ Thời điểm là giá trị mà đồng hồ hiện đang chỉ đến theo một mốc cho trước mà ta xét.

+ Thời gian là khoảng thời gian trôi đi trong thực tế giữa hai thời điểm mà ta xét.

– Để đo thời gian người ta dùng một đồng hồ.

– Hệ quy chiếu bao gồm:

+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc

+ Một mốc thời gian và một đồng hồ.

CÂU HỎI (C)

1. Trả lời câu hỏi C1 trang 8 Vật Lý 10

Cho biết (một cách gần đúng):

– Đường kính của Mặt Trời: 1 400 000 km.

– Đường kính của Trái Đất: 12 800 km.

– Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời: 150 000 000 km.

a) Nếu vẽ đường đi của Trái Đất quanh Mặt Trời là một đường tròn, đường kính 15 cm thì hình vẽ Trái Đất và Mặt Trời sẽ là những đường tròn có đường kính bao nhiêu xentimet?

Xem thêm  §14 Tìm giá trị phân số của một số cho trước – Giải bài 115 116 117 trang 51 sgk Toán 6 tập 2

b) Có thể coi Trái Đất như một chất điểm trong hệ Mặt Trời được không?

Trả lời:

a) Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời: 150.000.000 km vẽ thành 7,5 cm.

– Vẽ 1 cm ứng với khoảng cách thật là :

(dfrac{{{{15.10}^{12}}}}{{7,5}} = {2.10^{12}},,cm)

Hình vẽ Trái Đất sẽ phải là đường tròn có đường kính :

(dfrac{{{{12,8.10}^{8}}}}{{{{2.10}^{12}}}} = 0,00064,,cm)

Mặt Trời sẽ phải vẽ là đường tròn có đường kính :

(dfrac{{{{14.10}^{10}}}}{{{{2.10}^{12}}}} = 0,07,,cm)

b) Chiều dài của đường đi trên hình vẽ là:

$ S = 2pi r = 2 . 3,14 . 7,5 = 47,1 cm$

→ Chiều dài đường đi gấp $ dfrac {47,1}{0,00064} = 73594$ lần kích thước của Trái Đất, rất nhỏ so với đường đi.

→ Có thể coi Trái Đất như một chất điểm trong hệ Mặt Trời.

2. Trả lời câu hỏi C2 trang 9 Vật Lý 10

Có thể lấy vật nào làm mốc để xác định vị trí một chiếc tàu thủy đang chạy trên sông?

Trả lời:

Vật làm mốc là một vật bất kì, đứng yên trên bờ sông hoặc dưới sông.

Ví dụ: cây bên bờ sông,nhà cửa,…

3. Trả lời câu hỏi C3 trang 9 Vật Lý 10

Hãy cho biết các tọa độ của điểm M nằm chính giữa một bức tường hình chữ nhật ABCD có cạnh (AB = 5 m), và cạnh (AD = 4 m) (Hình 1.4). Lấy trục Ox dọc theo AB, trục Oy dọc theo AD.

Trả lời:

Điểm M nằm chính giữa một bức tường hình chữ nhật ABCD ⇒ M là giao điểm hai đường chéo hình chữ nhật.

Vậy tọa độ điểm M là:

(x_M=dfrac{AB}{2} = dfrac{5}{2}=2,5 m) và (y_M = dfrac{AD}{2}=dfrac{4}{2}=2 m)

⇒ (M(2,5;2))

4. Trả lời câu hỏi C4 trang 10 Vật Lý 10

Cho bảng giờ tàu (bảng 1.1), Hãy tính xem đoàn tàu chạy từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn trong bao lâu?

Bảng giờ tàu

Hà Nội

Nam Định

Thanh Hóa

Vinh

Đồng Hới

Đông Hà

Huế

Đà Nẵng

19h 00′

20h 56′

22h 31′

0h 53′

4h 42′

6h 44′

8h 05′

10h 54′

Tam Kỳ

Quảng Ngãi

Diêu Trì

Tuy Hòa

Nha Trang

Tháp Chàm

Sài Gòn

12h 26′

13h 37′

16h 31′

18h 25′

20h 26′

22h 26′

4h 00′

Trả lời:

♦ Chọn mốc thời gian lúc 19 giờ 00 phút ngày thứ nhất tại Hà Nội.

– Đến Nam Định lúc 20h 56 phút :

+ Thời gian tàu chạy: t1= 1h 56 phút

– Đến Thanh Hóa lúc 22h 31 phút :

+ Thời gian tàu chạy:t2 = t1+ 1h35‘= 3h 31 phút

– Đến Vinh : 0 giờ 53 phút ngày thứ 2:

+ Thời gian tàu chạy:t3 = t2+ 2h phút.

Tương tự … khi đến Sài Gòn, thời gian tàu chạy tổng cộng là t = 33 giờ.

♦ Cách khác: Tàu rời ga Hà Nội lúc 19h ngày hôm trước đến 19h ngày hôm sau, theo bảng – tàu qua Tuy Hòa, thời gian tàu đã chạy là 24 giờ. Từ 19h ngày thứ hai đến 4 giờ ngày thứ ba tàu đến Sài Gòn và thời gian tàu chạy thêm là 9 giờ.

Vậy thời gian tổng cộng tàu chạy từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn là 24 + 9 = 33 giờ.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 11 sgk Vật Lí 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải (câu trả lời) các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 11 Vật Lý 10

Chất điểm là gì?

Trả lời:

Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với khoảng cách mà ta đề cập đến).

2. Giải bài 2 trang 11 Vật Lý 10

Nêu cách xác định vị trí của một ô tô trên quốc lộ.

Xem thêm 

Trả lời:

Dựa vào cột cây số trên quốc lộ: khi ôtô đến cột cây số, ta sẽ biết vị trí ô tô cách mốc (địa điểm sẽ đến) còn bao nhiêu km.

3. Giải bài 3 trang 11 Vật Lý 10

Nêu các cách xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng.

Trả lời:

Để xác định vị trí của một vật, ta cần:

– Chọn một điểm ( một vật) cố định làm mốc.

– Một hệ trục gồm Ox và Oy vuông góc với nhau, gắn với vật mốc.

– Chiếu vuông góc điểm vị trí vật xuống hai trục Ox và Oy.

Vị trí của vật trên mặt phẳng được xác định bằng hai tọa độ x và y.

Trường hợp đã biết rõ quỹ đạo thì chỉ cần một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo đó.

4. Giải bài 4 trang 11 Vật Lý 10

Phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu.

Trả lời:

– Hệ tọa độ gồm vật làm mốc, các trục tọa độ Ox, Oy, Oz. Hệ tọa độ giúp ta xác định được vị trí của vật.

– Hệ quy chiếu bao gồm hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ. Hệ quy chiếu giúp ta không những xác định được vị trí của vật mà còn xác định được cả thời gian của chuyển động.

?

1. Giải bài 5 trang 11 Vật Lý 10

Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?

A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.

B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.

C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.

D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.

Bài giải:

Ta có: Giọt nước mưa đang rơi có kích thước rất nhỏ so với quãng đường rơi nên được coi như một chất điểm.

Đáp án D.

2. Giải bài 6 trang 11 Vật Lý 10

Một người chỉ cho một người khách du lịch như sau: ” Ông hãy đi dọc theo phố này đến một bờ hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà của khách sạn S”. Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào?

A. Cách dùng đường đi và vật làm mốc.

B. Cách dùng các trục tọa độ.

C. Dùng cả hai cách A và B.

D. Không dùng cả hai cách A và B.

Bài giải:

Đi dọc theo phố này đến một bờ hồ lớn: là cách dùng đường đi và vật làm mốc.

Đứng ở bờ hồ, nhìn sang hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy tòa khách sạn S: là cách dùng các trục tọa độ.

⇒ Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách dùng đường đi và vật làm mốc và dùng các trục toạ độ.

⇒ Đáp án C.

3. Giải bài 7 trang 11 Vật Lý 10

Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài?

A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.

B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là 0 giờ quốc tế.

C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.

D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là 0 giờ quốc tế.

Bài giải:

Chọn hệ trục toạ độ gồm kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; mốc thời gian t = 0 là 0 giờ quốc tế là cách thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài.

Xem thêm  Toán 6 Bài 23: Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau Giải Toán lớp 6 trang 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2

Trong không gian, để xác định vị trí một vật, thường chọn hệ trục tọa độ gồm 3 trục Ox, Oy, Oz vuông góc với nhau. Hệ trục tọa độ không gian được xác định theo kinh độ, vĩ độ địa lý gốc.

Độ cao của máy bay tính theo mực nước biển, giờ quốc tế GMT cũng là giờ chuẩn lấy gốc từ kinh tuyến 0.

Chú ý: Ta không lấy t = 0 là lúc máy bay cất cánh vì trong một ngày, một hãng hàng không sẽ có rất nhiều chuyến bay, do vậy mỗi lần bay lấy một gốc thì việc định và quản lý các chuyến bay là rất vất vả và không khoa học.

Ngoài ra, dùng t = 0 là giờ quốc tế giúp hành khách định rõ được thời gian chuyến bay của mình bắt đầu từ thời điểm nào đối với giờ địa phương.

⇒ Đáp án D.

4. Giải bài 8 trang 11 Vật Lý 10

Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào?

Bài giải:

Để xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng, người ta dùng hệ trục tọa độ gồm 2 trục Ox và Oy vuông góc với nhau.

⇒ Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng kinh độ và vĩ độ (người ta dùng trục Ox là vĩ độ, trục Oy là kinh độ của tàu).

5. Giải bài 9* trang 11 Vật Lý 10

Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau ít nhất bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ ?

Bài giải:

Sử dụng đơn vị đo góc là rad (ra-đi-an): π (rad) ứng với 180o, 1 vòng tương ứng với góc 2π (rad).

– Vòng tròn chia làm 12 khoảng. Mỗi khoảng ứng với cung:

(displaystyle{{2pi } over {12}} = {pi over 6}rad)

Trong 1 giờ kim phút quay được 1 vòng = 2π, kim giờ quay được một góc bằng:

(displaystyle{{2pi } over {12}} = {pi over 6}rad)

Lúc 5 giờ 00 phút, kim phút nằm đúng số 12, kim giờ nằm đúng số 5, sau đó 15 phút thì kim phút nằm đúng số 3, kim giờ quay thêm được một góc:

(frac{{15}}{{60}}.frac{pi }{6} = frac{pi }{{24}})

⇒ Lúc 5 giờ 15 phút, kim phút cách kim giờ một cung là:

(2.displaystyle{pi over 6} + {pi over 24} = {{3pi } over 8}rad)

– Sau 1 giây kim phút quay được một cung là:

({S_1} = displaystyle{{2pi } over {3600}} = {pi over {1800}}rad)

– Sau 1 giây kim giờ quay được một cung là:

({S_2} = displaystyle{{2pi } over {12.3600}} = {pi over {21600}}rad)

– Sau một giây kim phút sẽ đuổi kim giờ (rút ngắn) được một cung:

(Delta S = displaystyle{S_1} – {S_2} = {pi over {1800}} – {pi over {21600}} = {{11pi } over {21600}}rad)

– Thời gian để kim phút đuổi kịp kim giờ (rút ngắn hết (displaystyle{{3pi } over 8}rad) ) là:

(Delta t = displaystyle{S over {Delta S}} = {{displaystyle{{3pi } over 8}} over {displaystyle{{11pi } over {21600}}}} = {{8100} over {11}} approx 736,36s)

Vậy: (∆t = 736,36s) = (12) phút (16,36) giây.

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 15 sgk Vật Lí 10

Xem thêm:

  • Để học tốt môn Toán 10
  • Để học tốt môn Vật Lí 10
  • Để học tốt môn Hóa Học 10
  • Để học tốt môn Sinh Học 10
  • Để học tốt môn Ngữ Văn 10
  • Để học tốt môn Lịch Sử 10
  • Để học tốt môn Địa Lí 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 10 (Sách Học Sinh)
  • Để học tốt môn Tin Học 10
  • Để học tốt môn GDCD 10

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 11 sgk Vật Lí 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lý 10 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.