112 lượt xem

Capital Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Vốn Trong Kinh Doanh

Capital là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh doanh. Vậy capital là gì? Vai trò của capital trong doanh nghiệp ra sao? Có thể phân loại capital thành những loại nào? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết của Jenfi!

Capital là gì?

Capital trong tiếng Việt có nghĩa là “vốn”. Trong kế toán tài chính, khái niệm này được dùng để chỉ những khoản tài nguyên, nguồn lực của các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp đang nắm giữ, có khả năng khai thác và đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vốn có thể đến từ số tiền mà chủ doanh nghiệp sở hữu, vay mượn hoặc kêu gọi sự hợp tác đầu tư, tài trợ của các tổ chức khác.

Vậy hình thức thể hiện của capital là gì? Capital được thể hiện dưới hình thức tiền mặt, tài sản cố định (đất đai, thiết bị, công xưởng,..). Ngoài ra, vốn cũng được thể hiện dưới hình thức phi vật chất như: thương hiệu, công nghệ sản xuất, nguồn nhân lực,…

capital là gì
Capital là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh doanh

Các phân loại capital là gì?

Để sử dụng vốn hiệu quả, bên cạnh hiểu rõ khái niệm thì phân loại vốn cũng rất quan trọng. Việc phân loại capital giúp các nhà đầu tư, ngân hàng và chuyên gia tài chính có thể đánh giá tiềm năng sinh lời và mức độ rủi ro khi “rót tiền” vào một doanh nghiệp nào đó. Trong kinh doanh, capital thường được phân loại như sau:

Xem thêm 
capital là gì
Việc phân loại capital giúp nhà đầu tư cảm thấy an tâm khi “rót tiền” vào doanh nghiệp

Phân loại theo quyền sở hữu

Dựa theo quyền sở hữu, vốn doanh nghiệp được chia thành 2 loại như sau:

Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ riêng doanh nghiệp. Vốn sở hữu có tính ổn định cao, thể hiện sự độc lập, tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp sở hữu nguồn vốn này càng cao càng có khả năng phát triển ổn định và bền vững.

Các khoản nợ phải trả: là những khoản vốn phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như vay vốn ngân hàng, mua thiếu đơn vị cung cấp,…Doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ này cho các đối tác (ngân hàng, người lao động, nhà cung ứng,…) đúng thời hạn theo thỏa thuận nhằm đảm bảo uy tín và minh bạch.

>>> Xem thêm: Cách Tăng Cơ Hội Thành Công Khi Vay Vốn Kinh Doanh

Phân loại theo thời hạn

Dựa theo thời gian, vốn doanh nghiệp được chia thành 2 loại như sau:

Vốn ngắn hạn: là các khoản vốn phải trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Vốn ngắn hạn thường chỉ được sử dụng trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ trong một lần vào giá trị sản phẩm.

Vốn dài hạn: là các khoản vốn phải trả sau một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Vốn dài hạn thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm và được dần dần chuyển dịch sang giá trị sản phẩm trong các chu kỳ kinh doanh.

Xem thêm  Hoạ Huyết Quang Là Gì – 3 Con Giáp Không Cẩn Thận Là Dễ Mắc Hạn Xúi Quẩy

Vai trò trong kinh doanh của capital là gì?

Khái niệm capital được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và vai trò của capital là gì. Dưới đây là một số vai trò chính thể hiện tầm quan trọng của capital đối với doanh nghiệp trong kinh doanh:

Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp

Để một doanh nghiệp được xác lập vị trí trên thị trường, vai trò của capital là gì? Đó chính là cơ sở pháp lý của doanh nghiệp, thể hiện doanh nghiệp đủ điều kiện tài chính để đảm bảo các hoạt động còn là tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật xuyên suốt quá trình thành lập và phát triển.

capital là gì
Capital là cơ sở pháp lý của doanh nghiệp trước pháp luật xuyên suốt quá trình thành lập và phát triển.

Tạo điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh

Giống như cây xanh cần chất dinh dưỡng để sinh sôi nảy nở, doanh nghiệp cũng cần vốn (capital) để hình thành và phát triển. Capital (vốn) được sử dụng để mua sắm trang thiết bị, công nghệ sản xuất và nguồn nhân lực nhằm tạo ra sản phẩm tốt, thu được nhiều lợi nhuận. Từ đó, làm tiền đề để doanh nghiệp ngày càng ổn định và phát triển.

Tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp

Vai trò tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp của capital là gì? Quá trình sản xuất, kinh doanh thuận lợi sẽ thu được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khoản sinh lời đó tiếp tục được sử dụng với vai trò là vốn nhằm tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, hoặc đầu tư vào tài sản, cho vay,… để giúp tạo ra lợi nhuận, doanh thu mới cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư khác.

Xem thêm  Day By Day là gì và cấu trúc Day By Day trong Tiếng Anh
capital là gì
Capital có khả năng tạo lợi nhuận hiệu quả, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển

Thể hiện tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp

Khi có nguồn vốn lớn, doanh nghiệp có thể mạnh dạn tái đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh hoặc đầu tư vào những lĩnh vực khác để thu nhiều nguồn lợi nhuận. Tiềm lực kinh tế vững mạnh giúp doanh nghiệp thu hút được sự quan tâm và tin tưởng của các nhà đầu tư, từ đó tăng năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.

Tổng kết

Bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn capital là gì, cách phân loại cũng như tầm quan trọng của capital trong doanh nghiệp. Với những đặc điểm và lợi ích mà capital mang lại, hy vọng rằng bạn sẽ biết cách sử dụng hiệu quả để đầu tư và phát triển cho doanh nghiệp của mình.

Phát triển kinh doanh cùng Jenfi!

Bạn đang mong muốn mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp của mình và cần nguồn vốn mạnh mẽ? Hãy đăng ký huy động vốn tăng trưởng với chúng tôi! Jenfi Capital có thể cung cấp cho doanh nghiệp của bạn khoản vay lên đến 10 tỷ VND mà không yêu cầu tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký vay rất đơn giản và dễ hiểu, giúp các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thực sự cần thiết.

Để tìm hiểu thêm cho trường hợp cụ thể của doanh nghiệp, bạn có thể đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.