Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chữa lại cho đúng những sai sót về hộ tịch. Cải chính hộ tịch có thể là việc sửa lại sai sót về ngày, tháng, năm sinh; tên, họ, chữ đệm; quốc tịch… Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Cải chính là gì? (cập nhật 2022). Mời khách hàng cùng theo dõi.
1. Khái niệm về cải chính hộ tịch
Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chữa lại cho đúng những sai sót về hộ tịch.
Cải chính hộ tịch có thể là việc sửa lại sai sót về ngày, tháng, năm sinh; tên, họ, chữ đệm; quốc tịch…
Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng kí khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng kí khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
Người xin cải chính hộ tịch phải nộp tờ khai và xuất trình bản chính giấy khai sinh, và các giấy tờ liên quan.
Cơ quan, tổ chức hiện đang quản lí hồ sơ cá nhân của đương sự căn cứ vào quyết định cải chính hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền và bản chính giấy khai sinh đã ghi chú sự thay đổi để điều chỉnh các giấy tờ, hồ sơ cá nhân của đương sự.
Làm cho không còn những khuyết, nhược điểm nào đó bằng biện pháp phi bạo lực để biến đổi một hiện tượng, quá trình cho phù hợp hơn với yêu cầu được đặt ra.
Cải lương hương chính là thực hiện những biến đổi trong tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp làng, xã người Việt dựa trên văn bản “việc tổ chức lại bộ máy hành chính cấp xã” do thực dân Pháp và Nam Triều tiến hành ở Nam Kỳ vào những năm 1904, 1927, 1944, ở Bắc Kỳ những năm 1921, 1927, 1941; ở Trung Kỳ vào năm 1942 nhằm củng cố chính quyền cấp xã theo ý đồ của chính quyền thực dân phong kiến với nội dung gồm các điểm chính sau: 1) Đặt viên chức người Pháp đứng đầu mỗi tỉnh (Khâm sứ ở Trung Kỳ, Công sứ ở Bắc Kỳ, Quan chủ tỉnh ở Nam Kỳ) nắm quyền giám sát, kiểm soát và lựa chọn nhân sự cấp xã; 2) Lập chức lí trưởng (đối với các xã ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ) hoặc xã trưởng (đối với các xã ở Nam Kỳ) có quyền bàn trong hội đồng kì mục và quyết định việc làng xã theo quy định; 3) Quy định rõ nhiệm vụ, các hoạt động, khen thưởng, kỉ luật đối với từng thành viên bộ máy quản trị xã và đối với từng bộ phận cấu thành ban quản trị xã; 4) Quy định “điền sản” là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc lựa chọn người vào bộ máy quản lí cấp xã.
Về tổ chức, cải lương hương chính là một quá trình được thực hiện trong nhiều năm cả ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ từ những năm 1920 – 1921 đến những năm 1944 – 1945,
Ở Bắc Kỳ, theo quy định của Thống sứ Bắc Kỳ, năm 1921 lập hội đồng tộc biểu thay cho hội đồng kì mục (còn gọi là kì dịch) là tổ chức truyền thống có tính chất tự trị ở làng xã. Hội đồng tộc biểu gồm những người có tài sản do các họ tộc hoặc giáp cử ra, do chánh, phó hương hội đứng đầu. Đến năm 1927, hội đồng kì mục được lập lại. Bên cạnh hội đồng tộc biểu, có thêm chức hộ lại (giữ sổ sách hộ tịch) và chưởng bạ (giữ số sách địa bạ). Đến năm 1941, hội đồng kì mục được củng cố, đứng đầu là tiên chỉ, thứ chỉ với hội viên là những người có tài sản, có học vấn (nho học, tây học, quan lại…).
Ở Trung Kỳ, theo quy định của vua Bảo Đại, năm 1942 hội đồng hào mục ở làng xã được thành lập, gồm những hội viên có tài sản, có học vấn, do tiên chỉ làm trưởng ban thường trực, lí trưởng là chức dịch và một số chức danh khác như hương hội, hộ lại, hương bản (thủ quỹ), hương kiểm (trương tuần), hương mục (trông giữ cầu cống, đường sá).
Ở Nam Kỳ, năm 1927 và năm 1944, hội đồng kì mục do hương cả, hương sư, hương chủ đứng đầu, có hương thân giữ liên hệ với chính quyền cấp trên, hương hào lo việc tuần phòng, xã trưởng giữ dấu, thu thuế má.
2. Thẩm quyền cải chính hộ tịch bao gồm
– Hai cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch bao gồm:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây đã đăng ký hộ tịch hoặc nơi cư trú của công dân hiện nay: thực hiện cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên và tại thời điểm cải chính hộ tịch đang cư trú ở trong nước.
3. Hồ sơ cải chính hộ tịch
Người có yêu cầu cải chính hộ tịch chuẩn bị một bộ hồ sơ, trong đó bao gồm các giấy tờ và tài liệu như sau:
– Giấy tờ hộ tịch gốc (ví dụ: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn,…);
– Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng;
– Tờ khai đăng ký cải chính hộ tịch (áp dụng theo mẫu chung được ban hành);
– Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú hoặc Giấy đăng ký tạm trú của công dân;
– Các giấy tờ, tài liệu chứng minh căn cứ của việc thông tin bị sai sót, nhầm lẫn hoặc các tài liệu khác để làm căn cứ cho việc cải chính hộ tịch.
4. Thủ tục cải chính hộ tịch bao gồm những bước:
– Trình tự thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch:
+ Bước 1, chuẩn bị hồ sơ:
Người nào có nhu cầu cải chính hộ tịch chuẩn bị một bộ hồ sơ nêu trên.
+ Bước 2, tiếp nhận hồ sơ:
Người đăng ký cải chính hộ tịch nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền về cải chính hộ tịch để tiếp nhận thông qua bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân.
Có thể đến tại cơ quan có thẩm quyền nộp hồ sơ trực tiếp hoặc chuẩn bị hồ sơ và nộp qua đường bưu điện.
+ Bước 3, thẩm định hồ sơ:
Công chức tư pháp – hộ tịch sau khi tiếp nhận hộ sơ tiến hành thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ cải chính hộ tịch và thực hiện các công việc theo luật định.
Nếu hồ sơ hợp lệ, phù hợp với các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật hộ tịch và pháp luật có liên quan, thì công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành ghi nội dung cải chính vào Sổ hộ tịch, ghi nội dung cải chính (chỉ áp dụng đổi với Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn), ký tên cùng người yêu cầu cải chính hộ tịch vào sổ. Sau đó đề trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện cấp trích lục hộ tịch.
+ Bước 4, trả kết quả và gửi thông báo:
Công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành trao cho người đăng ký bản trích lục hộ tịch hoặc Giấy chứng nhận kết hôn, Giấy khai sinh cho người đăng ký cải chính hộ tịch.
Tiến hành gửi văn bản thông báo và bản sao trích lục hộ tịch sau khi thực hiện việc cải chính hộ tịch xong đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây của công dân nếu nơi thực hiện đăng ký cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch ban đầu. Nếu nơi đăng ký hộ tịch ban đầu là Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài thì không thể gửi trực tiếp mà phải gửi đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến cơ quan này.
Sau khi tiếp nhận văn bản thông báo và bản sao trích lục hộ tịch thì Ủy ban nhân dân nưới đăng ký hộ tịch ban đầu hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài tiến hành cử cán bộ ghi vào Sổ hộ tịch các nội dung bao gồm:Số hiệu; ngày, tháng, năm cải chính hộ tịch; tên cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục hộ tịch; họ và tên người ký trích lục hộ tịch và tiến hành báo cáo đến thủ trưởng cơ quan để ký và đóng dấu xác nhận vào Sổ hộ tịch.
– Thời gian thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch:
Thủ tục cải chính hộ tịch được thực hiện trong vòng ba ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên thời hạn này có thể được kéo dài thêm ba ngày làm việc nữa nếu trong trường hợp cần phải xác minh lại.
Như vậy đối với các giấy tờ liên quan đến vấn đề hộ tịch của công dân mà có sai sót về thông tin thì pháp luật haofn toàn cho phép công dân có thể thực hiện việc cải chính, đính chính thông tin để đảm bảo tính đúng đắn, khách quan của sự thật cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
*Những lưu ý khi cải chính hộ tịch
– Nếu trong trường hợp nộp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nơi cư trú và giấy tờ chứng minh căn cứ cải chính phải là bản sao photo công chứng, chứng thực.
– Các trường hợp nội dung cải chính hộ tịch khác nhau thì thành phần hồ sơ cũng sẽ có sự khác nhau nhất định.
5. Thủ tục cải chính hộ tịch có yếu tố nước ngoài
Việc cải chính hộ tịch có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1: Công dân điền tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính ,bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh; chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính ( Bộ phận một cửa) – Sở Tư pháp.
Hồ sơ gồm có:
– Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính
– Bản chính Giấy khai sinh của người có yêu cầu cải chính ( dùng để ghi chú nội dung cải chính)
– Các giấy tờ cần thiết liên quan để làm căn cứ cho việc cải chính hộ tịch như giấy khai sinh, Thẻ căn cước cũ, Hồ sơ cán bộ, hồ sơ đảng viên …(nếu có). (Công dân có thể nộp bản sao chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu)
– Bản photocopy hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người có yêu cầu.
– Bản chính Văn bản ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác làm thay) Hoặc giấy tờ chứng minh mối quan hệ là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người được ủy quyền (nếu ủy quyền cho ông, bà, cha, mẹ, vợ , chồng, con, anh, chị, em ruột).
Bước 2:Cán bộ một cửa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ .
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định thì tiếp nhận và ghi phiếu hẹn trả kết quả cho công dân
– Trường hợp hồ sơ chưa đủ hoặc cần bổ sung thì phải hướng dẫn công dân bổ sung hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình thì hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định
Bước 3 : Bộ phận một cửa vào sổ tiếp nhận , chuyển hồ sơ tới phòng Hộ tịch có yếu tố nước ngoài để giải quyết theo quy định.
Bước 4: Phòng Hộ tịch có yếu tố nước ngoài tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; Tiến hành giải quyết và chuyển kết quả đúng thời hạn quy định.
Trường hợp trong quá trình giải quyết, có yêu cầu cần bổ sung hồ sơ hoặc tiến hành xác minh, phòng Hộ tịch có yếu tố nước ngoài phải kịp thời thông tin tới bộ phận một cửa để thông báo hoặc hẹn lại thời gian giải quyết cho công dân biết.
Bước 5: Bộ phận một cửa tiếp nhận kết quả, vào sổ và trả kết quả cho công dân theo phiếu hẹn.
Giới thiệu dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ACC
Đến với ACC chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.
>>>Tại ACC cũng cung cấp Công văn 1379/BHXH-BT, mời bạn đọc tham khảo!!
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Cải chính là gì? (cập nhật 2022).. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Địa chỉ MAC là gì? Phân biệt địa chỉ MAC với địa chỉ IP
- Văn mẫu lớp 9: Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Sơ đồ tư duy) 3 Dàn ý & 22 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất
- 30 Bài Hát Về Quê Hương Tươi Đẹp Cho Trẻ Em
- Clip Học Sinh Hôn Nhau: Sự Việc Mới Nhất và Những Hậu Quả
- Làm thế nào để viết đơn xin nghỉ học đại học?