Bài tập nhận biết, phân biệt các hợp chất hữu cơ và cách giải
Với bài viết Bài tập nhận biết, phân biệt các hợp chất hữu cơ và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học 9.
A. Phương pháp làm bài tập nhận biết chất
– Bước 1: Xác định tính chất riêng của từng chất cụ thể.
– Bước 2: Lựa chọn thuốc thử.
– Bước 3: Trình bày phương pháp nhận biết:
+ Trích mẫu thử (trừ trường hợp nhận biết chất khí)
+ Tiến hành nhận biết
+ Ghi nhận hiện tượng
+ Viết phương trình minh họa.
Bảng nhận biết một số hợp chất hữu cơ hay gặp
Chất
Thuốc thử
Hiện tượng
Phương trình hóa học
Etilen
dung dịch Br2
Làm mất màu dung dịch Brom
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
Axetilen
dung dịch Br2
AgNO3/NH3
– Làm nhạt màu da cam của dd Br2 (hoặc mất màu)
– Xuất hiện kết tủa vàng nhạt
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
CH≡CH+2AgNO3+2NH3→Ag−C≡C−Ag+2NH4NO3
Metan
Khí clo
(+ quỳ tím)
Làm nhạt màu vàng lục của khí clo, khi cho sản phẩm thử với quỳ tím ẩm thì quỳ tím hóa đỏ.
CH4 + Cl2 →ánhsáng CH3Cl + HCl
Rượu etylic
Na kim loại
Na tan dần, có bọt khí thoát ra.
2C2H5OH + 2Na →2C2H5ONa + H2↑
Axit axetic
Quỳ tím
Muối cacbonat
Quỳ tím hóa đỏ.
Có bọt khí thoát ra.
2CH3COOH + Na2CO3→2CH3COONa + CO2↑ + H2O
Benzen
Sản phẩm cháy qua nước vôi trong
Sản phẩm cháy làm đục nước vôi trong
2C6H6 + 15O2 → 12CO2 + 6H2O
Dung dịch glucozơ
Dung dịch AgNO3/NH3
(có đun nhẹ)
Xuất hiện kết tủa bạc.
C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 +2Ag↓
Tinh bột
Dung dịch iot
Xuất hiện màu xanh
Lòng trắng trứng
Đun nóng
Bị kết tủa- đông tụ lại
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Thuốc thử dùng đề phân biệt axit axetic và rượu etylic là
A. kim loại Na.
B. quỳ tím.
C. dung dịch NaNO3.
D. dung dịch NaCl.
Lời giải:
Đáp án B
Do axit axetic làm đổi màu quỳ tím sang đỏ; còn rượu etylic không có tính chất này.
Ví dụ 2: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt axetilen, etilen và metan?
A. Quỳ tím.
B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Dung dịch nước brom.
D. Dung dịch AgNO3/NH3 và dd brom.
Lời giải:
Thuốc thử
Axetilen
Etilen
Metan
AgNO3/NH3
Xuất hiện kết tủa vàng nhạt
Không hiện tượng
Không hiện tượng
Dd brom
////
Nhạt màu nước brom
Không hiện tượng
Phương trình hóa học
CH≡CH+2AgNO3+2NH3→Ag−C≡C−Ag+2NH4NO3
CH2=CH2+Br2→CH2Br−CH2Br
Đáp án D
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Cho 4 lọ đựng chất khí bị mất nhãn: CH4, C2H2, C2H4, CO2. Thuốc thử được dùng để nhận biết các chất trên là
A. Dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch brom.
B. Nước vôi trong, dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch brom.
C. Dung dịch nước clo và dung dịch brom.
D. Dung dịch nước clo và nước vôi trong.
Lời giải:
Thuốc thử
CH4
C2H2
C2H4
CO2
Nước vôi trong
Không hiện tượng
Không hiện tượng
Không hiện tượng
Làm đục nước vôi trong
Dung dịch AgNO3/NH3
Không hiện tượng
Xuất hiện kết tủa vàng nhạt
Không hiện tượng
////
Dd nước brom
Không hiện tượng
////
Mất màu nước brom
////
Phương trình phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
CH≡CH+2AgNO3+2NH3→Ag−C≡C−Ag+2NH4NO3
CH2=CH2+Br2→CH2Br−CH2Br
Đáp án B
Câu 2: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, ancol etylic. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch iot.
B. Dung dịch axit.
C. Dung dịch iot và Ag2O/NH3.
D. Phản ứng với Na.
Lời giải:
Chất thử
Glucozơ
Hồ tinh bột
Ancol etylic
Dung dịch iot
Không hiện tượng
Xuất hiện màu xanh
Không hiện tượng
Ag2O/NH3
Xuất hiện kết tủa
////
Không hiện tượng
Phương trình hóa học:
C6H12O6 + Ag2O →NH3,to C6H12O7 +2Ag¯
Đáp án C
Câu 3: Thuốc thử dùng để nhận biết axetilen với etilen là
A. Dung dịch brom.
B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Quỳ tím.
D. Khí Clo.
Lời giải:
Thuốc thử
Axetilen
Etilen
AgNO3/NH3
Xuất hiện kết tủa vàng nhạt
Không hiện tượng
Phương trình hóa học:
CH≡CH+2AgNO3+2NH3→Ag−C≡C−Ag↓+2NH4NO3
Đáp án B
Câu 4: Thuốc thử hóa học để phân biệt axetilen và metan?
A. Khí oxi.
B. Dung dịch iot.
C. Quỳ tím.
D. Dung dịch brom.
Hướng dẫn giải:
– Thuốc thử: dd brom.
– Hiện tượng: axetilen làm mất màu nước brom còn metan thì không có hiện tượng
– Phương trình:C2H2+2Br2→CHBr2−CHBr2
Đáp án D
Câu 5: Thuốc thử dùng để nhận biết các chất: benzen, rượu etylic và axit axetic là
A. quỳ tím và kim loại Na.
B. quỳ tím.
C. kim loại Na
D. dung dịch kiềm NaOH.
Lời giải:
Benzen
Rượu etylic
Axit axetic
Quỳ tím
Không đổi màu
Không đổi màu
Đổi màu đỏ
Kim loại Na
Không hiện tượng
Có khí thoát ra
////
Phương trình phản ứng:
2C2H5OH + 2Na →2C2H5ONa + H2↑
Đáp án A
Câu 6: Thuốc thử dùng để nhận biết: rượu etylic, dung dịch saccarozơ, dung dịch glucozơ, axit axetic là
A. kim loại Na và quỳ tím.
B. quỳ tím, kim loại Na và dung dịch AgNO3/NH3.
C. dung dịch hồ tinh bột, AgNO3/NH3 và NaOH..
D. quỳ tím, dung dịch hồ tinh bột và AgNO3/NH3.
Lời giải:
Rượu etylic
Saccarozơ
Glucozơ
Axit axetic
Quỳ tím
Không đổi màu
Không đổi màu
Không đổi màu
Đổi màu đỏ
Kim loại Na
Có khí thoát ra
Không hiện tượng
Không hiện tượng
////
AgNO3/NH3
////
Không hiện tượng
Xuất hiện kết tủa
////
Phương trình hóa học:
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑
C6H12O6 + Ag2O →NH3,to C6H12O7 +2Ag↓
Đáp án B.
Câu 7: Thuốc thử dùng để nhận biết các chất lỏng sau đựng trong các lọ mất nhãn: C6H6, C2H5OH, CH3COOH, dd glucozơ là
A. kim loại Na và quỳ tím.
B. quỳ tím, dung dịch hồ tinh bột và Ag2O/ NH3.
C. dung dịch hồ tinh bột, Ag2O/ NH3 và NaOH..
D. quỳ tím, kim loại Na và dung dịch Ag2O/ NH3.
Lời giải:
C6H6
C2H5OH
CH3COOH
C6H12O6
Quỳ tím
Không đổi màu
Không đổi màu
Đổi màu đỏ
Không đổi màu
Ag2O /NH3
Không hiện tượng
Không hiện tượng
////
Xuất hiện kết tủa
Kim loại Na
Không hiện tượng
Có khí thoát ra
////
////
Phương trình hóa học:
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑
C6H12O6 + Ag2O →NH3,to C6H12O7 +2Ag↓
Đáp án D
Câu 8: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch: glucozơ, tinh bột, saccarozơ. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch Iot.
B. Dung dịch axit.
C. Dung dịch Iot và Ag2O/NH3.
D. Phản ứng với Na.
Lời giải:
Chất khử
Glucozơ
Tinh bột
Saccarozơ
Dung dịch iot
Không hiện tượng
Xuất hiện màu xanh
Không hiện tượng
Ag2O/NH3
Xuất hiện kết tủa
////
Không hiện tượng
Phương trình hóa học:
C6H12O6 + Ag2O →NH3,to C6H12O7 +2Ag↓
Đáp án C
Câu 9: Để phân biệt saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?
A. Cho từng chất tác dụng với HNO3/H2SO4.
B. Cho từng chất tác dụng với dd I2.
C. Hoà tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dd iot.
D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa.
Lời giải:
Chất thử
Saccarozơ
Tinh bột
Xenlulozơ
Hòa tan vào nước và đun nóng
Dễ tan trong nước
Tạo dung dịch keo
Không tan
Dung dịch iot
Không hiện tượng
Dung dịch màu xanh
////
Đáp án C
Câu 10: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là
A. fructozơ. B. amilopectin. C. xenlulozơ. D. saccarozơ.
Lời giải:
Đáp án C
Dựa trên các tính chất xác định được X là xenlulozơ.
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học lớp 9 hay, chi tiết khác:
- Bài tập về chuỗi phản ứng hóa học hữu cơ và cách giải
- Bài tập về độ rượu và cách giải
- Phản ứng lên men rượu, lên men giấm và cách giải bài tập
- Bài tập tổng hợp về rượu Etylic và cách giải
- Bài tập tổng hợp về Axit axetic và cách giải
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 9
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
Săn SALE shopee tháng 12:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.