89 lượt xem

Cách Nấu Nước Rễ Tranh Mía Lau Thanh Nhiệt Giải Độc

Nước mía lau là gì? Cách nấu rễ tranh mía lau như thế nào? Nhất là vào mùa nắng nóng, nước rễ tranh mía lau là một trong những thức uống giải nhiệt cơ thể được yêu thích. Biết cách làm nước rễ tranh mía lau chỉ với 3 bước đơn giản sẽ giúp bạn yên tâm không lo nóng trong người.

Nước mía lau thanh lọc

Nước mía lau thanh lọc giải nhiệt tốt (Ảnh: Internet)

Mía lau là gì?

Từ lâu dân gian đã tìm ra cách nấu rễ tranh mía lau giải khát. Về sau, loại nước sâm mía lau còn được phát hiện có tác dụng thanh nhiệt cơ thể thần kì. Sống chan hòa với thiên nhiên, người dân Việt Nam từ xa xưa đã biết tận dụng các loại thực vật có ngay trong vườn nhà để làm nhiều việc khác nhau.

Người nông dân chỉ cần cắp rổ ra vườn một vòng là có ngay một rổ rau ăn kèm hay một bó lá xông giải cảm. Không dừng lại ở đó, các loại thảo mộc như rễ tranh, mía lau, râu bắp, lá dứa,… cũng được khám phá và trở thành những nguyên liệu không thể thay thế cho món nước mát giải nhiệt.

Rễ tranh có màu trắng ngà, dọc thân có nhiều nếp nhăn và nhiều đốt. Theo Đông Y, rễ tranh có tính hàn, có tác dụng nổi bật là lợi tiểu và giải độc cho cơ thể. Mía lau có nhiều đốt, khi dùng nấu nước, bạn rửa sạch, bỏ rễ và ngọn, chỉ lấy phần thân cứng. Mía lau có vị ngọt dịu, tính bình nên vừa giải khát vừa thanh nhiệt cơ thể.

Xem thêm  Bí Quyết Nấu Hủ Tiếu Giò Heo Siêu Ngon

Công dụng của mía lau

Mía lau có vị ngọt, tính bình; có tác dụng giải nhiệt, hành thuỷ. Lương y cho rằng nước mía lau giúp giải khát, nhuận huyết, giải ban, mát lòng, trị nhuận phế, bổ hư lao, thông tiểu tiện.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Mía lau được dùng ở tỉnh Vân Nam để trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù.

mía lau

Nước rễ tranh mía lau có thể bảo quản từ 4 – 5 ngày nếu được trữ lạnh. Vì thế, vào ngày cuối tuần bạn có thể nấu một nồi to, cho vào các chai để trong tủ lạnh dùng dần.

Nguyên Liệu Nấu Rễ Tranh Mía Lau

Cách Nấu Rễ Tranh Mía Lau

Bước 1: Nấu rễ tranh mía lau

Cho tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào nấu với 2 – 3 lít nước. Bạn cho nguyên liệu vào đồng thời với lúc bật lửa không chờ đến lúc nước sôi mới để vào. Sau khi nước sôi khoảng 10 – 15 phút, vớt xác rễ tranh, mía lau, lá dứa để ra ngoài.

Cho nguyên liệu vào nồi

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu sôi (Ảnh: Internet)

Bước 2: Hoàn thiện nước mía lau

Đường phèn dùng chày dập nát, sau đó cho vào nồi, dùng vá khuấy đến khi đường tan hết thì tắt bếp.

Nước rễ tranh mía lau sau khi nấu để nguội, có thể dùng với đá hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Xem thêm  20 công thức làm món ngon từ miến dong – ăn là mê

Nếu có điều kiện, bạn có thể thêm vào nồi nước rễ tranh mía lau nhiều nguyên liệu khác như râu bắp, mã đề,… Các loại thảo mộc này đều có những đặc tính thanh nhiệt giải độc tương tự nhau nên khi kết hợp cùng nhau cho ra một loại nước thanh mát không gì sánh bằng.

nguyên liệu thảo mộc

Các nguyên liệu thảo mộc nấu rễ tranh mía lau (Ảnh: Internet)

Cách nấu rễ tranh mía lau có vị ngọt dịu từ mía, đường phèn, hương thơm tự nhiên của rễ tranh và lá dứa giúp bạn cảm thế dễ chịu. Ngày nắng nóng nếu chịu khó nấu một nồi nước mát, bạn vừa tiết kiệm được chi phí mua nước uống vừa giữ cơ thể luôn cân bằng. Nước mát rất tốt cho cơ thể, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Tuy nhiên nếu dùng liên tục trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng điện giải của cơ thể, ức chế khả năng hấp thu một số vi chất quan trọng như Kali, Canxi.

Ngoài nước rễ tranh mía lau, các bạn có thể tham khảo thêm cách làm siro hoa bụp giấm – đây là một trong những loại nước mát thanh nhiệt cơ thể được nhiều người yêu thích nhất hiện nay. Hãy lưu lại để chiêu đãi gia đình mình ngay nhé.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.