Cây bồ công anh được trồng nhiều tại các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam nhưng lại ít khi được dùng như một loại thảo mộc tốt cho sức khỏe bởi còn có nhiều người chưa biết đến công dụng cũng như cách nấu nước bồ công anh.
Phân loại các loài bồ công anh phổ biến
Cây bồ công anh thường gặp tại Việt Nam
Loại bồ công anh mọc nhiều ở nước ta có tên gọi khoa học là Lactuca indica L, là một loài cây thuộc họ cúc, chi rau diếp. Ngoài cái tên phổ biến là bồ công anh thì loài cây này còn có các tên gọi khác như diếp hoang, diệp trời, diếp dại, cây rau bồ cóc,…
Thông thường, người ta thường bắt gặp bồ công anh mọc hoang, nhiều nhất là ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nơi có khí hậu khá ẩm ướt, nhiều sông hồ, kênh rạch, thích hợp cho loài cây này sinh trưởng.
Bồ công anh Trung Quốc
Tuy có nguồn gốc ở Trung Quốc nhưng loài bồ công anh có tên khoa học Taraxacum officinale này lại được trồng và dùng nhiều ở Việt Nam ta. Tên gọi dân gian của loài bồ công anh này là bồ công anh lùn bởi có chiều cao khá “khiêm tốn” chỉ từ 40 – 60cm mà thôi. Loài bồ công anh này đã được khoa học chứng minh có chứa những chất quan trọng, tác động tích cực đến sức khỏe con người và có thể dùng làm thuốc.
Cây chỉ thiên
Đây cũng là một trong những loài bồ công anh phổ biến mặc dù có tên gọi không mấy liên quan. Tên khoa học của loài này là Elephantopus scarber, cũng là một loài cây thuộc họ cúc.
Giống với bồ công anh Trung Quốc, cây chỉ thiên cũng có tác dụng chữa bệnh và được dùng như một loại thảo dược trong các bài thuốc Đông y. Cây chỉ thiên thường có xu hướng mọc nhiều ở phía nam vì có điều kiện khí hậu và môi trường thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển.
Uống nước bồ công anh có tốt không?
Cây bồ công anh đã được nghiên cứu và chứng minh là có công dụng chữa nhiều bệnh, hỗ trợ sức khỏe rất tốt nên uống nước bồ công anh cũng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trong bồ công anh có chứa nhiều thành phần khoáng chất, vitamin như kẽm, magie, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C,… nên không chỉ chữa bệnh mà còn phòng bệnh hiệu quả. Nói đến các công dụng của bồ công anh thì không thể không nhắc đến:
- Bảo vệ xương: Canxi là thành phần chính và đóng vai trò quan trọng trong hệ xương khớp. Nước bồ công anh có một lượng canxi dồi dào, giúp cho quá trình loãng xương bị đẩy lùi, bảo vệ các khớp quan trọng, làm xương, răng thêm chắc khỏe, tăng cường vận động linh hoạt, thích hợp với những người bắt đầu bước qua tuổi trung niên, bảo vệ hệ xương khớp một cách chủ động.
- Nguồn cung vitamin K: Vitamin K là loại vitamin rất quan trọng trong quá trình đông máu tự nhiên, giúp vết thương mau lành và cầm máu nhanh hơn, thiếu hụt đi lượng vitamin K cần thiết sẽ gây nhiều nguy hiểm cho cơ thể. Trong bồ công anh có chứa một lượng dồi dào vitamin K bổ sung cho cơ thể, đây là nguồn vitamin quý vì hiếm có loại thực phẩm nào có được.
- Thanh lọc, giải độc: Những người có bệnh về gan hoặc thường xuyên uống bia rượu thì nước bồ công anh là phương pháp thải độc, mát gan tự nhiên, giúp cân bằng men gan, giải độc máu. Khi uống nước bồ công anh mỗi ngày, bạn sẽ có được một lá gan khỏe mạnh và làn da mịn màng, tươi sáng hơn trước rất nhiều. Các chất béo xấu cũng bị đào thải ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.
- Hỗ trợ bệnh tiểu đường: Một công dụng rất tốt nữa của bồ công anh chính là kích thích cơ thể sản sinh ra insulin – một chất quan trọng mà khi thiếu hụt sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Trà bồ công anh ngoài phòng chống tiểu đường bằng cách sản sinh nhiều hơn insulin thì còn đào thải lượng đường trong máu, tốt cho người đang mắc bệnh tiểu đường.
- Dồi dào chất chống oxy hóa: Trong bồ công anh có nhiều các chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do, làm chậm lại quá trình lão hóa của các cơ quan trong cơ thể cũng như làm da đẹp mịn màng, chống nhăn hiệu quả hơn. Theo những nghiên cứu mới nhất thì bồ công anh có khả năng tiêu diệt tận gốc các tế bào có thể hình thành khối u ung thư.
- Tốt cho thị lực: Vitamin A là một trong những loại vitamin quan trọng nhất, phòng ngừa lão hóa giác mạc, thoái hóa điểm vàng, làm sáng mắt, chống các bệnh về thị lực. Đây cũng là loại vitamin có rất nhiều trong trà/nước bồ công anh. Ngoài những công dụng tốt cho mắt, nước bồ công anh còn làm giảm viêm đường hô hấp, chống cận thị, ngừa lão hóa.
Cách nấu nước bồ công anh phòng và chữa bệnh
Bồ công anh và mật ong
Với cách nấu nước bồ công anh này, bạn cần chuẩn bị khoảng 8 bông bồ công anh khô, nước lọc và lượng mật ong tùy thích, sau đó, cho bồ công anh vào tách và đổ nước sôi vào hãm như trà, khi uống chỉ cần thêm mật ong rồi khuấy đều và thưởng thức. Vị của nước bồ công anh khá dễ uống và khi hòa với mật ong thì có vị ngọt thanh dịu nhẹ, uống rất ngon.
Nướng bồ công anh nấu nước uống
Một cách nấu nước bồ công anh nữa mà bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà là dùng phần rễ bồ công anh khô nướng thơm lên trên than hồng, cạo sạch phần vỏ đen bên ngoài (nếu có) và nấu cùng 1 – 2 lít nước để uống trong ngày thay nước lọc.
Ngoài phần hoa bồ công anh thì rễ của cây cũng có rất nhiều công dụng tương tự, khi uống nước bồ công anh thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận cơ thể khỏe mạnh, tươi tắn hơn rất nhiều.
Ngoài cách nấu nước bồ công anh để uống thì bạn cũng có thể dùng loài cây này để chế biến món ăn mình yêu thích, như thêm vào làm salad hoặc nêm nếm như một loại gia vị làm món ăn thêm hấp dẫn hơn. Nước sốt ướp, trộn thức ăn từ bồ công anh tươi cũng là một trong những cách tận dụng mọi tác dụng tuyệt vời của bồ công anh đấy.
Hy vọng cách nấu nước bồ công anh chia sẻ trên đây đã giúp ích cho bạn. Đây là cách để hỗ trợ và phòng bệnh, không phải cách chữa bệnh nên bạn vẫn cần uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả đẩy lùi bệnh tật tốt nhất nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.