Món thịt heo giả cầy tương đối quen thuộc đối với người dân ở miền Bắc nhưng lại được biến hóa khôn lường tại các vùng miền theo thời gian. Cụ thể, đi kèm với đó là sự đa dạng về hương vị và cách chế biến phản ánh rõ phong cách văn hóa của người dân địa phương. Sau đây bạn hãy cùng bài viết đi tìm sự khác biệt trong mỗi cách nấu giả cầy giò heo tại mỗi khu vực Bắc – Trung – Nam nhé!
Cách nấu giò heo giả cầy miền Trung
Đặc điểm trong phong cách nấu ăn của người miền Trung là đơn giản nhưng không kém phần đậm đà. Do đó công thức, cách nấu giò heo giả cầy cũng có sự khác biệt to lớn khi so sánh cùng với hai miền còn lại. Cụ thể:
Nguyên liệu & Dụng cụ
Nguyên liệu là điều quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của món ăn này, nhất là ở khâu chuẩn bị chân giò heo phù hợp. Bạn nên có sẵn các nguyên liệu cùng dụng cụ sau trước khi bắt tay vào việc chế biến:
- Chân giò heo: 1 cái giò heo nặng khoảng 1,5 kg
- Mẻ: 3 muỗng
- Mắm tôm: 4 muỗng
- Hành tím khô: 2 củ
- Các gia vị: hạt nêm, bột canh, dầu ăn
- Sả tươi: 2 củ
- Riềng bánh tẻ: 100 g
- Bột nghệ: 1 muỗng
- Rau ăn kèm: Lá mơ, ngò gai, tía tô, kinh giới, rau húng quế, rau thơm, hành lá, rau răm thái nhỏ, rau sống hoặc các loại rau ghém ăn kèm khác
Các bước thực hiện
Khi mua một chân giò lớn như vậy về thì bạn cần sơ chế sạch sẽ sau đó chặt thành từng miếng với kích cỡ vừa miệng. Tốt nhất là bạn nên lọc thịt kèm da ra để thái thành miếng nhỏ. Sau đó mới đem đi ướp thịt để hương vị đậm đà từ bên trong. Gia vị ướp thịt bao gồm: riềng xay, bột nghệ, mẻ, mắm tôm, sả xay nhuyễn và để yên trong thời gian 2 đến 3 tiếng đồng hồ.
Bước đầu trong quá trình chế biến, bạn phi hành tím cho thơm rồi xào chân giò, đảo đều cho tới khi phần thịt có dấu hiệu săn lại. Kế tiếp bạn nêm gia vị và cho nước sôi vào xâm xấp phần thịt, bật lửa liu riu để ninh nhừ.
Sau đó cách 15 phút bạn lại tiến hành đảo thịt và chờ đến khi thịt đạt chuẩn. Cuối cùng chỉ cần thêm rau răm băm nhỏ trước khi tắt bếp là đã có một nồi giò heo nấu giả cầy miền Trung thơm lừng.
Xem thêm: Tổng hợp các món ăn ngon nấu với chân giò
Ghi chú khi làm chân giò giả cầy
Một mẹo hay khi đi chợ để bạn chọn được một chân giò đạt chuẩn đó là hãy chọn phần chân giò heo ở phía trước. Khu vực này có nhiều thịt nhưng cũng có nhiều bắp gân. Khi đã đem thịt về nhà, bạn có thể khử mùi hôi theo cách sau đây:
- Đầu tiên khoan hẵng rửa vội mà phải cạo sạch lông thừa của giò heo bằng dao sắc.
- Sau khi rửa lại qua nước bạn dùng muối tinh để chà sát đều quanh thịt giò heo. Cách này giúp cho mùi hôi và chất bẩn được thải ra khỏi thịt, khi nấu xong cảm giác không bị tanh và khó ăn.
Sau đó, để cho thịt được săn chắc hơn, bạn nên đem chân giò đi thui vàng, sao cho lớp da bên ngoài có màu nâu vàng là được. Nếu bạn muốn bảo quản giò heo mà chưa chế biến vội, bạn có thể để chân giò heo sống vào tủ đông hoặc chân giò heo đã thui vàng vào ngăn mát tủ lạnh.
Xem thêm các công thức nấu giả cầy:
- Cách chế biến thịt mèo giả cầy
- Cách nấu thịt chó giả cầy
- Cách làm giò heo giả cầy miền Tây
Các cách nấu giò heo giả cầy ngon
Bên cạnh cách nấu giả cầy giò heo miền Trung được nhiều người ưa thích thì bạn cũng có thể ngó qua cách nấu của hai miền Bắc Nam xem có phù hợp khẩu vị của nhà mình hay không. Sau đây là hai công thức phổ biến nhất mà bài viết lựa chọn dành cho bạn:
Cách nấu giò heo giả cầy cho miền Bắc
Người miền Bắc có cách nấu giả cầy thường chú trọng vào gia vị nêm nếm và món ăn kèm, nhất là không thể bỏ qua các loại rau đặc trưng khi ăn thịt cầy như lá mơ, sả cây. Bạn có thể làm cách nấu giả cầy chân giò heo chuẩn vị người Bắc như sau:
Nguyên liệu
- 3kg chân giò trước
- 500g củ riềng
- 200g đậu xanh
- 20g hành tím
- 100g củ nghệ
- 60g mắm tôm
- 200g cơm mẻ
- 1 muỗng canh rượu trắng
- Các loại gia vị đơn giản
- Rau ăn kèm: lá mơ, sả cây, lá quế, ớt, riềng, hoa chuối, rau thơm.
Cách làm
Ở khâu ướp gia vị, bạn hãy chọn các nguyên liệu giúp giảm mùi hôi hiệu quả như riềng, nghệ, sả, hành tím giã nát, sau đó trộn cùng mắm tôm, cơm mẻ, bột ngọt, dầu ăn, rượu và đợi thấm gia vị trong vòng 30 phút.
Cũng tương tự như cach nau mon gio heo gia cay miền Trung đã chia sẻ thì bạn vẫn phi hành, đảo đều giò heo như bình thường. Nhưng sau đó hãy đổ nước cùng với đậu xanh để cho phần nước dùng được sánh mịn hơn.
Cách nấu giò heo giả cầy miền Nam
Người miền Nam khi nấu ăn thường sẽ có xu hướng nấu ngọt và béo hơn là các vùng miền khác. Nếu để ý bạn sẽ thấy trong nguyên liệu nấu giả cầy thường xuất hiện nước cốt dừa và đường. Cách nấu giả cầy giò heo của người miền Nam cũng khá đơn giản như sau:
Nguyên liệu
- Chân giò heo: 1 cái nặng 1-1,5kg.
- Măng củ: 200gr.
- Bún: 1 kg.
- Mẻ: 1 chén nhỏ.
- Mắm tôm: 1 chén nhỏ
- Bột nghệ: 1 muỗng
- Riềng: 1 củ.
- Sả: 3 cây.
- Húng tươi: 4 cây.
- Nước cốt dừa tươi: 1 bát tô
- Gia vị: Hạt nêm,nước mắm, đường, muối, và dầu ăn.
Cách làm
Cách nấu thịt heo giả cầy của người miền Nam cũng không quá khác biệt ở các công đoạn chế biến như hai miền trước đó. Nhưng bạn lưu ý khi nêm nếm gia vị, nhất là độ ngọt của đường và nước cốt dừa phải được đảm bảo mới ra hương vị vốn có tại đây.
Vậy là bài viết trên đây đã chia sẻ thành công cách nấu giả cầy giò heo cực đưa miệng. Hy vọng bạn có thể chế biến món ăn này thật ngon và dành tặng cho những người thân yêu nhé!
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.