97 lượt xem

15 cách nấu cháo cho bé 9 tháng đúng chuẩn mẹ cần biết

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ cần chú ý đến thực đơn chế biến sao cho thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng. Trong đó, cách nấu cháo cho bé 9 tháng chính là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Để nắm được những công thức nấu cháo đúng chuẩn nhất, bạn hãy tham khảo thêm những thông tin hữu ích sau đây.

15 cách nấu cháo cho bé 9 tháng siêu dễ tại nhà

Bé 9 tháng tuổi cần được bổ sung nhiều dưỡng chất để mau cao lớn và khỏe mạnh. Các món cháo của bé cũng cần được đa dạng về nguyên liệu để kích thích thị giác và cảm giác thèm ăn của con. Nếu mẹ vẫn đang phân vân chưa biết nên nấu món cháo gì cho bé, hãy tham khảo ngay 15 gợi ý dưới đây:

1. Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 9 tháng từ gà và khoai lang

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi với thịt gà khoai lang được rất nhiều mẹ áp dụng, bởi có hương vị thơm ngon cùng cách chế biến đơn giản.

Chuẩn bị nguyên liệu:

– Gạo tẻ: 20gr – Thịt gà: 30gr – Khoai lang: 20gr – Gia vị

Cách thực hiện:

– Bước 1: Ngâm gạo 30 phút cho gạo mềm, sau đó ninh nhừ.

– Bước 3: Thịt gà luộc chín, xé nhỏ. Khoai lang bạn rửa sạch, hấp chín sau đó nghiền nhuyễn.

– Bước 4: Sau khi cháo chín thì bạn cho thịt gà và khoai lang và nấu cùng, mẹ nên nấu nhỏ lửa để cháo không bị khê. Đến khi cháo nhừ hẳn thì bạn tắt bếp, nêm gia vị nhạt và đợi cháo nguội thì cho bé thưởng thức.

Nấu cháo gà khoai lang cho bé

2. Món cháo thịt bò khoai tây

Cháo thịt bò khoai tây là một trong các món cháo cho bé 9 tháng bổ dưỡng mà lại dễ ăn. Bởi, món cháo này có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đồng thời giúp chữa bệnh biếng ăn ở trẻ hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu:

– Gạo tẻ: 20gr

– Thịt bò: 30gr

– Khoai tây: 20gr

– Gia vị

Cách nấu cháo cho trẻ 9 tháng tuổi:

– Bước 1: Bước đầu tiên trong cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi này đó là mẹ đem cháo ninh nhừ.

– Bước 2: Thịt bò băm nhuyễn xào chín với một ít dầu ăn và hành phi thơm.

– Bước 3: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín và đem nghiền nhuyễn.

– Bước 4: Cháo nhừ thì bạn cho thịt bò đã xào chín và khoai tây đã nghiền vào hầm cùng. Đợi cháo nhừ hẳn thì nêm nếm gia vị nhạt hơn mẹ vẫn thường ăn là hoàn thành.

cach-nau-chao-cho-be-9-thang-2.jpg%20.jpg

Món cháo thịt bò khoai tây có cách chế biến rất đơn giản

3. Cháo rau củ quả tươi

Khi trẻ được 9 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện chính vì vậy mẹ có thể bổ sung thêm món rau vào thực đơn ăn dặm của bé.

Chuẩn bị nguyên liệu:

– Gạo tẻ: 20gr

– Rau cải ngọt: 10gr

– Cà rốt: 10gr

– Khoai tây: 10gr

– Gia vị

Cách nấu cháo cho trẻ 9 tháng tuổi:

– Bước 1: Gạo đem hầm chín. Rau cải ngọt rửa sạch, sau đó băm nhỏ.

– Bước 2: Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín sau đó nghiền nhuyễn.

– Bước 3: Khi cháo chín thì bạn cho hỗn hợp cà rốt và khoai tây đã nghiền nhuyễn vào nấu cùng. Hầm khoảng 5 phút thì cho rau cải đã băm nhuyễn vào nấu cùng. Rau chín thì bạn nêm nếm gia vị nhạt hơn bạn ăn và cho bé thưởng thức.

Món cháo rau củ mang đến hương vị thơm ngon hấp dẫn

4. Nấu cháo cho bé ăn dặm 9 tháng từ trứng cải thảo

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi cuối cùng mà UNICA giới thiệu với mẹ đó chính là món cháo trứng cải thảo.

Chuẩn bị nguyên liệu:

– Gạo tẻ: 20gr

– Trứng: 1 quả

– Cải thảo: 20gr

Cách thực hiện:

– Bước 1: Đem gạo ngâm với nước 30 phút cho mềm rồi đem nấu nhừ.

– Bước 2: Trứng đánh tan để vào bát riêng. Cải thảo rửa sạch, băm nhuyễn.

– Bước 3: Khi cháo chín nhừ thì bạn cho trứng đã đánh tan vào đảo đều, tiếp theo cho cải thảo vào, hầm cho đến khi các nguyên liệu chín mềm thì nêm nếm gia vị và tắt bếp. Để cháo nguội bớt thì mẹ cho bé thưởng thức.

chao-trung-cai-thao.jpg

Cháo trứng cải thảo bổ dưỡng

5. Cháo yến mạch thịt bò, súp lơ

Yến mạch có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của trẻ. Nấu cháo bằng yến mạch hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé diễn ra ổn định. Ngoài ra yến mạch còn giúp bé tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ gây nên bệnh hen suyễn ở trẻ. Tuy nhiên ăn quá nhiều yến mạch sẽ làm bé bị giảm cân. Vì vậy, mẹ chỉ nên bổ sung yến mạch 2 lần/tuần cho bé để đạt hiệu quả rõ rệt.

Xem thêm  Thực Đơn Ăn Tối: Tầm Quan Trọng và Gợi Ý Lập Thực Đơn

Nguyên liệu nấu cháo:

– 20gr yến mạch

– 3 nhánh súp lơ

– 20gr thịt bò

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng:

– Bước 1: Yến mạch bạn ngâm qua nước lọc khoảng 5-10 phút cho nở. Thay nước ngâm yến mạch 2 lần.

Thịt bò bạn chọn miếng còn tươi, thớ thịt săn chắc và có độ đàn hồi. Sau đó rửa sạch, thái nhỏ và băm cho thật nhuyễn.

Lấy 3 nhánh súp lơ rửa sạch, thái nhỏ tùy theo độ ăn thô của bé.

– Bước 2: Cho yến mạch vào nồi cùng với một chút nước và nấu khoảng 2 phút thì cho thịt bò vào nấu cùng. Khi thịt bò sắp chín bạn cho tiếp phần súp lơ đã chuẩn bị vào và nấu cùng. Không cần cho thêm gia vị bởi súp lơ đã tạo vị ngọt riêng cho món cháo của bé.

– Bước 3: Khi cháo chín, bạn tắt bếp và cho thêm 2 giọt dầu Oliu vào đảo cùng rồi xơi ra bát cho bé thưởng thức. Các mẹ cũng có thể thay dầu Oliu bằng các loại dầu khác như: dầu hạt cải, dầu óc chó, dầu gấc… để bé có thể hấp thụ được hết các dưỡng chất có trong cháo.

Cháo yến mạch, thịt bò và súp lơ

>>> Xem ngay: 13 Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi khỏe mạnh, lớn nhanh

6. Nấu cháo ăn dặm cho bé 9 tháng từ thịt gà + bí đỏ + đậu hà Lan

Thịt gà chứa nhiều đạm lại ít chất béo nên rất tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Còn bí đỏ chứa nhiều loại vitamin giúp tăng trưởng chiều cao cũng như sức đề kháng của con nên món cháo gà và bí đỏ sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ chưa biết nấu món cháo ăn dặm nào cho con. Để tăng thêm dưỡng chất cho món cháo này, bạn cần thêm đậu Hà Lan.

Nguyên liệu nấu cháo:

– 100g thăn bò

– 50g gạo tẻ trắng

– 50g đậu Hà lan

– Dầu ăn cho trẻ

Cách thực hiện:

– Bước 1: Rửa sạch và ngâm gạo tẻ trong 300ml nước trong 4 tiếng, vớt gạo ra ngoài và để ráo nước

– Bước 2: Xay nhuyễn gạo

– Bước 3: Làm sạch thịt bò và đậu hà lan, bỏ hai nguyên liệu này vào nồi, thêm 1.2 lít nước

– Bước 4: Cho gạo vào nồi thịt bò và đậu hà lan, đun tới khi cháo chín thì vặn nhỏ lửa, khuấy đều tay

– Bước 5: Tắt bếp, múc cháo ra bát, để nguội là có thể cho bé ăn

chao-thit-ga-bi-do-dau-ha-lan.jpg

Cháo thịt gà, bí đỏ cùng đậu hà lan

7. Cháo tim heo cà rốt

Nếu bạn muốn mắt con sáng và khỏe hơn thì nên cho con dùng cà rốt thường xuyên. Loại củ này có thể nấu cùng tim heo để bổ sung thêm dinh dưỡng cho con mau tăng cân, phòng chống thiếu máu và ngăn chặn táo bón.

Nguyên liệu nấu cháo:

– 100g tim heo

– 1 bát cháo đặc

– 1 củ hành tím

– 1 củ cà rốt

– Nước mắm, dầu oliu, muối, hạt nêm

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng:

– Bước 1: Dùng muối hạt bóp tim heo cho sạch, nên bóp theo chiều dài rãnh của tim heo

– Bước 2: Rửa sạch tim heo với nước sạch, trụng tim heo qua nước sôi khoảng 3 – 4 phút

– Bước 3: Vớt tim heo ra, băm nhỏ, ướt với 1 thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa dầu oliu và một ít hành băm

– Bước 4: Rửa sạch và gọt vỏ cà rốt, cắt miếng nhỏ, cho vào máy xay nhuyễn

– Bước 5: Cho một ít dầu ăn lên bếp, phi thơm hành tím, đổ tim heo vào xào tới khi săn lại

– Bước 6: Cho cháo vào nồi, đổ tim heo và cà rốt vào, thêm gia vị và đun khoảng 2 – 3 phút

– Bước 7: Tắt bếp, múc cháo ra bát và để nguội

Nấu cháo tim heo cà rốt cho bé ăn dặm

8. Nấu cháo ăn dặm cho bé 9 tháng từ cá hồi và củ dền

Cá hồi rất giàu DHA, axit amin, axit béo không bão hòa và omega 3 nên sẽ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ. Mùi vị của cá hồi rất ngon, thịt mềm nên các bé rất dễ ăn nên bạn nên dùng cá này nấu chào cùng củ dền cho bé ăn dặm.

Nguyên liệu nấu cháo:

– 50g cá hồi

– 20g củ dền

– 30g bột gạo

– 1 củ hành khô

– 20g khoai môn

– 3ml dầu ăn

Cách thực hiện:

– Bước 1: Dùng nước muối loãng rửa sạch cá hồi, chà xát gừng vào cá để khử mùi tanh

– Bước 2: Bóc vỏ và rửa sạch hành khô, cho lên chảo phi thơm

– Bước 3: Đổ cá hồi vào chảo, đảo đều tay tới khi cả hai mặt chín vàng

– Bước 4: Cạo vỏ và rửa sạch củ dền và khoai môn, cho vào nồi luộc chín, cho ra chén và dầm nát hai củ này

– Bước 5: Cho bột gạo vào nồi, thêm một chút nước, dùng đũa khuấy đều, để lửa nhỏ

– Bước 6: Tới khi bột chín thì đổ thêm cá hồi, khoai môn, củ dền vào nồi, khuấy đều tay

– Bước 7: Ninh khoảng 2 – 3 phút nữa thì tắt bếp, đổ cháo ra chén, để nguội và cho bé ăn

chao-ca-hoi-cu-den.jpg

Cháo cá hồi, củ dền thơm ngon

9. Cháo đậu đỏ trứng gà

Các loại vitamin B1, B6, C, E, K,… trong đậu đỏ có tác dụng tăng cường thể lực, cải thiện sức đề kháng giúp tăng khả năng chống lại bệnh tật. Đặc biệt, vitamin B1 trong đậu đỏ còn giúp bé cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa khiến cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn từ đồ ăn. Để món cháo đậu đỏ thêm dưỡng chất, bạn nên thêm trứng gà theo công thức dưới đây:

Xem thêm  [TUYỆT CHIÊU] Cách nấu cơm nếp đậu xanh dẻo thơm ngọt mềm đơn giản nhất

Nguyên liệu nấu cháo:

– 80g gạo lứt

– 50g đậu đỏ

– 1 quả trứng gà

– Gia vị: nước mắm

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng:

– Bước 1: Giã gạo lứt, ngâm trong nước trong 1 tiếng để gạo mềm ra

– Bước 2: Rửa sạch đậu đỏ và ngâm trong nước

– Bước 3: Tách lòng đỏ trứng gà để vào chén, hấp cách thủy cho tới khi chín, dầm nhuyễn

– Bước 4: Đổ gạo lứt vào nồi, thêm nước và nấu cháo

– Bước 5: Xay nhuyễn đậu đỏ, cho nước vào tán đều, dùng rây lọc lấy phần nước đậu đỏ

– Bước 6: Đợi tới khi cháo chín thì đổ nước đậu đỏ và trứng vào, thêm một ít nước mắm cho đậm vị, dùng thìa khuấy đều tay

– Bước 7: Tắt bếp, múc cháo ra bát và cho bé ăn

Cháo đậu đỏ và trứng gà

10. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 9 tháng với gấc và đậu xanh

Đậu xanh rất giàu axit folic nên sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tế bào hồng cầu. Loại axit này đồng thời giúp các cơ quan trong cơ thể phát triển và duy trì hoạt động một cách bình thường. Hơn nữa, axit folic trong đậu xanh còn rất tốt cho sự phát triển trí não của bé.

Nguyên liệu nấu cháo:

– Gạo: 60g

– Đậu xanh: 30g

– Gấc nếp to: 5 hạt

– Gia vị: muối, dầu ăn cho bé

Cách thực hiện:

– Bước 1: Vo sạch gạo và đậu xanh, đem gạo và đậu ngâm trong nước cho mềm

– Bước 2: Tách màng gấc, băm nhỏ

– Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, đổ gấc vào và đảo đều tay

– Bước 4: Đổ gạo và đậu xanh vào nồi, thêm nước và ninh nhừ

– Bước 5: Khi cháo chín thì đổ gấc vào, đun thêm 5 phút thì tắt bếp, thêm chút muối cho cháo đậm vị

chao-gac-dau-xanh.jpg

Cháo gấc và đậu xanh siêu bổ dưỡng

11. Cháo tôm chùm ngây

Nếu mẹ đang tìm các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi thì không nên bỏ qua món cháo tôm và chùm ngây. Tôm chứa nhiều vitamin A và D nên hỗ trợ xương của trẻ phát triển, thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn. Cùng với đó, tôm còn chứa chất chống ung thư là mucopolysaccharide nên mẹ càng nên cho bé ăn tôm từ sớm

Nguyên liệu nấu cháo:

– 50g gạo tẻ

– 30g tôm tươi

– 30g rau chùm ngây

– 1 nhánh ngò rí

– 1 củ hành tím

– 1/2 muỗng canh nước mắm

– 1 muỗng canh dầu ăn

– Gia vị thông dụng: Muối, hạt nêm, đường, tiêu xay

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng:

– Bước 1: Vo sạch gạo, đổ gạo vào nồi, thêm 500ml nước, đun trên lửa nhỏ trong 25 phút

– Bước 2: Rửa sạch tôm, bóc vỏ, bỏ đầu và chỉ ở lưng tôm, băm nhuyễn tôm

– Bước 3: Rửa sạch chùm ngây, xắt nhỏ

– Bước 4: Đổ tôm vào nồi cháo, nấu tới khi chín thì thêm chùm ngây vào đun thêm 5 phút

– Bước 5: Tắt bếp, nêm gia vị, múc cháo ra bát và rắc ngò rí lên trên

Cháo tôm nấu cùng chùm ngây

12. Nấu cháo bắp (ngô)

Ngô cung cấp một số dưỡng chất quan trọng như vitamin B1, vitamin B5, vitamin C, folate, phốt pho, mangan và beta-caroten. Ngoài ra, ngô cũng là một nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể bé nên mẹ hãy dùng loại nguyên liệu này nấu cháo ăn dặm cho con.

Nguyên liệu nấu cháo:

– Gạo nếp: 30g

– Gạo tẻ: 30g

– Bắp Mỹ: 1 trái

– Trứng gà: 1 quả

– Phô mai: 1 lát

– Dầu ô liu

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng:

– Bước 1: Vo sạch gạo, cho vào nồi, thêm 600ml nước và nấu cháo

– Bước 2: Lột bỏ vỏ và râu bắp, rửa sạch, tách hạt rồi cho vào máy xay, thêm nước vào máy và xay nhuyễn

– Bước 3: Đập trứng gà vào bát, dùng đũa khuấy đều tay

– Bước 4: Khi cháo chín, cho bắp và trứng vào nồi và đảo đều tay

– Bước 5: Khi trứng chín thì tắt bếp, rồi cho phô mai vào khuấy đều

– Bước 6: Múc cháo ra chén, thêm một ít dầu ô liu rồi cho bé ăn

chao-bap.jpg

Cháo bắp bổ dưỡng và dễ ăn

13. Cháo cua cà rốt cho bé 9 tháng

Cua có vị ngọt tự nhiên nên khi nấu cháo sẽ cho ra món cháo dinh dưỡng có mùi vị thơm ngon. Để món cháo thêm ngon, bạn hãy bổ sung thêm cà rốt.

Nguyên liệu nấu cháo:

– 30g cà rốt

– 30g bắp ngọt

– 1 con cua biển

– Gạo tẻ đã được giã nhuyễn

– Gia vị: Đường, muối, dầu ăn

Cách thực hiện:

– Bước 1: Rửa sạch cua, đem rửa sạch, cho vào nồi hấp rồi tách lấy thịt

– Bước 2: Gọt vỏ cà rốt, tách hạt bắp, đem cả hai đi xay nhuyễn

– Bước 3: Vo sạch gạo, bỏ vào nồi, thêm nước và nấu cháo

– Bước 4: Cho chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn vào chảo, bỏ thịt cua vào, thêm gia vị cho vừa ăn, đảo đều tới khi thịt cua săn lại

– Bước 5: Đổ cua, cà rốt và bắp vào cháo, nấu chín nhừ cháo thì tắt bếp, múc cháo ra chén và cho bé ăn

Nấu cháo cua cà rốt cho bé 9 tháng

14. Cách nấu cháo ăn dặm cho bé từ thịt heo + rau ngót

Thịt heo là loại thịt thông dụng được nhiều bà mẹ sử dụng để nấu cháo ăn dặm cho các con. Để tăng thêm vị ngọt của cháo thịt heo, bạn nên thêm rau ngót vào cháo.

Nguyên liệu nấu cháo:

– Bột ăn dặm: 20g

– Thịt nạc: heo 30g

– Rau ngót: 20g

– Gia vị cho bé, dầu ăn

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng:

– Bước 1: Rửa sạch và đem xay nhuyễn thịt heo

– Bước 2: Phi thơm hành, đổ thịt heo vào xào tới khi thịt săn lại

Xem thêm  Gif Bua: Khám phá và chia sẻ sáng tạo

– Bước 3: Tuốt lá rau ngót, rửa sạch, cho vào máy và đổ thêm nước vào rồi xay nhuyễn

– Bước 4: Dùng rây lọc nước rau ngót

– Bước 5: Đổ bột ăn dặm vào nồi, thêm 300ml nước, đặt nồi lên bếp và đun tới khi chín thì cho thịt và rau vào đảo đều tay

– Bước 6: Tắt bếp, múc cháo ra chén, thêm chút dầu oliu là có thể cho con ăn

chao-thit-heo-rau-ngot.jpg

Nấu cháo thịt heo và rau ngót cho bé

15. Cháo đậu gà

Đậu gà chứa nhiều canxi và axit folic nên rất tốt cho việc phát triển xương, não của trẻ nhỏ. Không chỉ vậy, đậu gà còn chứa nhiều kẽm, sắt, protein, vitamin K và chất xơ nên được đánh giá tốt cho sức khỏe các bé.

Nguyên liệu nấu cháo:

– 100g đậu gà

– 10 cây nấm rơm thái nhỏ

– 100g thịt bò băm

– 1 chén cháo trắng

– Rau thơm

– Dầu oliu

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi:

– Bước 1: Đậu gà ngâm qua đêm, bóc vỏ, rửa lại với nước, đem xay nhuyễn để lấy nước cốt đậu gà

– Bước 2: Làm sạch thịt bò, cho thịt vào chảo, đổ thêm nấm rơm đã được thái nhỏ vào, xào tới khi nguyên liệu chín

– Bước 3: Cho cháo vào nồi, thêm chút nước, nấu chín rồi đổ thịt và nấm vào

– Bước 4: Đợi cháo sôi thì tắt bếp, nêm gia vị ăn dặm vào, thêm rau thơm

– Bước 5: Múc cháo vào bát, để nguội và cho bé ăn

Cháo đậu gà thơm ngon và bổ dưỡng

5 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi nấu cháo ăn dặm cho bé 9 tháng

Để món cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi ngon, chất lượng thì bạn cần tuân thủ một vài nguyên tắc sau đây:

1. Chọn nguyên liệu sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng

Một bát cháo ngon cần được tạo nên từ những nguyên liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Do vậy, mẹ nên mua nguyên liệu nấu cháo ở những cơ sở chuyên cung cấp thực phẩm sạch. Tuyệt đối không mua nguyên liệu giá rẻ trôi nổi trên thị trường vì rất dễ mua phải hành kém chất lượng khiến món cháo không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con.

2. Sơ chế nguyên liệu kỹ trước khi nấu nướng

Sau khi đã có được nguyên liệu sạch, mẹ cần sơ chế sạch sẽ theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo thực phẩm không bị nhiễm khuẩn. Bạn nên dùng một bộ dụng cụ sơ chế đồ sống và đồ chín riêng sẽ an toàn hơn, hạn chế tình trạng lây nhiễm vi khuẩn từ đồ ăn sống sang các món đã được nấu chín.

so-che-nguyen-lieu-sach.jpg

Sơ chế kỹ nguyên liệu trước khi nấu cháo

3. Rửa sạch các vật dụng dùng để nấu cháo

Trước khi thực hiện cách nấu cháo cho bé 9 tháng, mẹ nên rửa sạch các đồ dùng nấu nướng như nồi, chảo, muỗng, thìa,… Bạn nên dùng nước ấm và dầu rửa bát có chiết xuất tự nhiên để làm sạch những vật dụng này, nhớ là dùng nước sạch tráng nhiều lần để loại bỏ triệt để bọt xà phòng còn tồn dư trong vật dụng nấu nướng nhé.

4. Hạn chế nêm gia vị vào cháo

Mặc dù gia vị sẽ làm món cháo ăn dặm của bé đậm vị và hấp dẫn hơn nhưng bạn vẫn nên hạn chế thêm gia vị vào đồ ăn của con. Nên dùng các loại rau củ quả tươi, xương và thịt hầm nước dùng để tạo vị ngọt tự nhiên cho món cháo của con. Lượng gia vị cần được nêm nếm phù hợp để tránh làm tổn hại tới hệ tiêu hóa của con.

5. Nấu một lượng vừa phải, không nấu quá nhiều cháo

Khi nấu cháo, bạn nên nấu một lượng vừa phải chứ không nên nấu quá nhiều sẽ gây dư thừa vì bé không ăn hết. Cháo nấu tại nhà cũng chỉ nên bảo quản trong ngày, không nên lưu giữ lâu vì sẽ làm biến đổi dưỡng chất trong món ăn. Khi bảo quản, bạn nên để cháo trong tủ lạnh, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bát đựng cháo, khi nào cho bé ăn thì lấy một lượng vừa đủ cho vào một chiếc bát nhỏ.

>>> Xem ngay: Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi các mẹ phải biết

Trong giai đoạn bé 9 tháng tuổi ăn dặm, mẹ cần nắm vững một số lưu ý nhất định

Ngoài 15 cách nấu cháo cho bé 9 tháng mà Unica đã chia sẻ trong khóa học, mẹ có thể kết hợp các loại thực phẩm khác nhau để bé có những món cháo thơm ngon bổ dưỡng như: cháo gà ngô ngọt nấu với măng tây, cháo yến mạch cá hồi và cải bó xôi, cháo đậu xanh bồ câu với bí đỏ, cháo cá chép rau mồng tơi. Bạn cũng có thể tham khảo khoá học nuôi dạy con trên Unica để biết thêm nhiều thực đơn ăn dặm khác giúp bé khoẻ mẹ an tâm.

Việc trang bị cho mình nhiều kiến thức về chăm sóc trẻ, chế độ dinh dưỡng, ăn uống hàng ngày từ khi bé còn là sơ sinh và trong suốt quá trình bé trưởng thành là cực kỳ quan trọng. Và tất nhiên không thể thiếu các phương pháp khoa học như việc cho trẻ tiếp cận và học toán Soroban bắt đầu từ 4 tuổi để trẻ phát triển toàn diện và thông minh.

Với những chia sẻ của Unica về các cách nấu cháo cho bé 9 tháng nêu trên đều có hương vị thơm ngon, hàm lượng chất dinh dưỡng cao cùng cách thực hiện đơn giản, chính vì vậy mẹ có thể tham khảo để lên thực đơn ăn dặm cho bé yêu. Chắc chắn, nếu áp dụng các công thức này, bé yêu của bạn sẽ luôn hay ăn chóng lớn.

Chúc các bạn thành công !

Unica gợi ý cho bạn: Khóa học “Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ”

XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Tags: Nuôi con

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.