Làm dầu gấc cho bé sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản. Nếu các mẹ làm theo những bước được hướng dẫn trong bài viết này. Cùng chuyên mục Mẹ bỉm quanh ta của AVAKids tìm hiểu nhé!
Trước khi khám phá những cách làm dầu gấc cho bé, mời các mẹ cùng AVAKids tìm hiểu giá trị dinh dưỡng và lợi ích mà dầu gấc mang lại.
1Dầu gấc là gì?
Dầu gấc là loại dầu có nguồn gốc từ màng đỏ của quả gấc sau một quá trình tinh chế. Loại dầu này chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho sự phát triển của trí não và mắt của trẻ.
Beta Caroten
Beta Caroten là một chất hữu cơ có nhiều trong các loại trái cây và rau quả như cà rốt, khoai lang đỏ, dưa vàng, rau bina, rau cải xanh. Đặc biệt trong dầu gấc có chứa lượng Beta Caroten cao hơn 15,1 lần so với lượng chất này trong cà rốt.
Khi hấp thụ chất này vào cơ thể, nó sẽ chuyển sang dạng vitamin A để hấp thụ, giúp hỗ trợ, phòng các bệnh về mắt, suy dinh dưỡng và bệnh miễn dịch ở trẻ.
DHA
Là một loại chất béo mà cơ thể bắt buộc phải hấp thụ và sử dụng từ nguồn thực phẩm bên ngoài, do không tự tổng hợp được. Một lượng lớn DHA được phát hiện nằm trong dầu gấc.
Vitamin và khoáng chất
Ngoài DHA và beta caroten, dầu gấc còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khoẻ như vitamin E, lycopen và các chất béo từ thực vật như stearic, linoleic, palmitic…
Những thành phần dinh dưỡng dầu gấc mang lại
2Lợi ích của dầu gấc cho bé
Trước khi làm dầu gấc cho bé, mẹ hãy cùng AVAKids tìm hiểu những lợi ích mà dầu gấc mang lại.
Cải thiện chiều cao và tăng sức đề kháng
Dầu gấc có chứa hai hợp chất sau giúp cải thiện chiều cao và tăng sức đề kháng:
- Hợp chất Beta Caroten là tiền chất của vitamin A. Chất này rất cần cho sự phát triển của xương, đặc biệt với trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
- Alpha tocopherol là tiền chất của vitamin E, giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh.
Phòng các bệnh ung thư và tốt cho tim mạch
Dầu gấc còn có lợi ích tuyệt vời đối với tim mạch và phòng các bệnh ung thư:
- Dầu gấc có thể vô hiệu hoá 75% các tác nhân gây ung thư như chất độc dioxin.
- Hỗ trợ và phòng các bệnh ung thư khác như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư gan…
- Thêm vào đó, trong dầu gấc còn chứa 15% axit béo omega – 6 tốt cho hệ tim mạch.
Tốt cho đôi mắt
Vì sao mẹ nên làm dầu gấc cho bé? Đó là vì dầu gấc có chứa những chất rất tốt cho đôi mắt của trẻ như sau:
- Bổ sung DHA và tốt cho mắt.
- Dầu gấc có chứa kẽm, vitamin A và vitamin E giúp trung hòa các chất oxy hoá, tránh các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hoá võng mạc,…
- Beta Caroten trong dầu gấc còn giúp chống lại các gốc tự do, tăng kết nối các phần tử collagen, giảm các dấu hiệu đau nhức và mỏi mắt khi ngồi lâu với công việc và học tập.
Cải thiện làn da
Ngoài những lợi ích kể trên khi làm dầu gấc cho bé, mẹ có thể sử dụng dầu gấc để cải thiện làn da vì những lý do sau:
- Hàm lượng lớn Lycopen giúp cải thiện sức khỏe của làn da mang đến độ tươi tắn và đàn hồi.
- Hợp chất này còn có khả năng giảm nồng độ lgE cũng như giảm sạm da.
3Hướng dẫn 3 cách làm dầu gấc cho bé đơn giản tại nhà
Làm dầu gấc cho bé tại nhà bằng bếp ga
Mẹ có thể dùng Dầu olive cho bé Kiddy để làm dầu gấc cho bé
Làm dầu gấc cho bé
Để làm dầu gấc cho bé bằng bếp ga, các mẹ cần thực hiện những bước sau:
- Bổ đôi gấc, lấy hết phần hạt và cùi màu vàng.
- Sau đó, đem gấc cho vào ngăn mát tủ lạnh trong vòng 1 ngày.
- Lấy phần gấc đã tách hạt cho vào máy xay và xây nhuyễn.
- Cho dầu ô liu đã chuẩn bị vào chảo đã bắt lên bếp đun lửa khoảng 70 độ.
- Cho gấc đã xay nhuyễn vào chảo.
- Tiếp đến, đảo đều tay
- Tắt bếp sau khoảng 30-40 phút
- Đợi dầu nguội và lọc bỏ phần bã.
- Cuối cùng, cho dầu vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và dùng dần.
Lấy hết phần hạt và cùi màu vàng trong quả gấc
Làm dầu gấc cho bé bằng nồi cơm điện
Mẹ có thể dùng dầu mè Thuyền Xưa để làm dầu gấc cho bé
Cách làm dầu gấc cho bé
Chế biến nguyên liệu
- Bổ đôi trái gấc lấy hết phần hạt.
- Đem phần thịt gấc đã tách hạt đi phơi nắng khoảng 2-3 tiếng đến khi nào thịt gấc khô lại và không còn bết dính.
Làm dầu gấc cho bé gồm các bước như sau:
- Cho thịt gấc đã phơi nắng vào máy xay và xay thật nhuyễn.
- Thêm dầu dừa đã chuẩn bị vào nồi cơm điện, cho gấc vào và đảo đều.
- Đảo và quan sát hỗn hợp này cho đến khi nào keo lại. Dầu chảy ra hết.
- Sau đó, ngắt nồi cơm điện, để nguội
- Sau khi làm dầu gấc cho bé, mẹ lưu ý lọc kỹ những cặn dầu
Làm dầu gấc cho bé tại nhà bằng lò vi sóng
Mẹ có thể dùng dầu ô liu Ajinomoto để làm dầu gấc cho bé
Làm dầu gấc cho bé
Để làm dầu gấc cho bé bằng lò vi sóng có 2 bước:
Bước 1: Sơ chế quả gấc
- Bổ đôi quả gấc, lấy hết hạt.
- Phơi khô ngoài nắng hoặc cho vào lò vi sóng ở công suất thấp
- Sau khi sấy khô và giả vụn bằng chày hoặc cối
Bước 2: Nấu gấc
- Cho dầu vào chảo đun nóng vừa phải.
- Sau đó cho phần thịt vào chảo và đun 10-15 phút, chờ đến khi dầu gấc chảy ra.
- Để nguội, lọc phần bã, cho vào lọ thủy tinh và dùng dần.
Để nguội sau khi nấu, lọc những cặn bã ra khỏi dầu gấc
4Những lưu ý khi sử dụng dầu gấc cho bé
Mẹ cần lưu ý những điều sau khi cho bé sử dụng dầu gấc:
- Trộn trực tiếp dầu gấc nguyên chất vào cháo hoặc bột trong các bữa ăn dặm.
- Không nên dùng quá nhiều dầu gấc. Vì điều này sẽ gây ra tình trạng thừa vitamin và vàng da ở trẻ.
- Sử dụng dầu gấc vừa đủ để chế biến những món ăn dặm cho bé.
- Dầu gấc là một trong những loại dầu ăn cho bé giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển trí não và mắt.
5Cách bảo quản dầu gấc
Sau khi làm dầu gấc cho bé, mẹ cần lưu ý về cách bảo quản dầu gấc như sau:
- Dùng hũ thủy tinh sạch để đựng dầu gấc và để ở nơi sạch sẽ, thoáng mát.
- Không nên để dầu gấc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Bảo quản dầu gấc ở ngăn mát của tủ lạnh để tránh hư hỏng
6Đôi lời từ Avakids
Dầu gấc thơm ngon và bổ dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp mẹ tự làm dầu gấc cho bé dễ dàng tại nhà. Chúc mẹ thành công!
Thanh Lam tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Hồng Hạnh
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.