Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD & ĐT), bảng chữ cái Tiếng Việt gồm 29 chữ và được thể hiện dưới 2 dạng chữ in hoa và chữ thường. Trong bài viết này, Monkey sẽ dạy bé học 29 chữ cái tiếng Việt đó và cách phát âm chuẩn để bé có hành trang tốt trên chặng đường học hành sau này.
Bạn đang xem: Cách đọc bảng chữ cái tiếng việt mới nhất
Dưới đây là bảng chữ cái tiếng Việt cho bé được sắp xếp theo tiêu chuẩn của Bộ GD và ĐT và kèm cách phát âm chuẩn nhất. Ba mẹ hãy lưu ý để dạy con học đúng nhé.
STT
Chữ viết thường
Chữ viết hoa
Tên chữ
Cách phát âm
1
a
A
a
a
2
ă
Ă
á
á
3
â
Â
ớ
ớ
4
b
B
bê
bờ
5
c
C
xê
cờ
6
d
D
dê
dờ
7
đ
Đ
đê
đờ
8
e
E
e
e
9
ê
Ê
ê
ê
10
g
G
giê
giờ
11
h
H
hát
hờ
12
i
I
i/i ngắn
i
13
k
K
ca
ca/cờ
14
l
L
e-lờ
lờ
15
m
M
em mờ/e-mờ
mờ
16
n
N
em nờ/ e-nờ
nờ
17
o
O
o
o
18
ô
Ô
ô
ô
19
ơ
Ơ
ơ
ơ
20
p
P
pê
pờ
21
q
Q
cu/quy
quờ
22
r
R
e-rờ
rờ
23
s
S
ét-xì
sờ
24
t
T
tê
tờ
25
u
U
u
u
26
ư
Ư
ư
ư
27
v
V
vê
vờ
28
x
X
ích xì
xờ
29
y
Y
i/i dài
i
Ngoài 29 chữ cái tiếng Việt, hiện nay Bộ Giáo dục cũng đang xem xét các ý kiến đề xuất bổ sung thêm 4 chữ trong bảng chữ cái tiếng Anh gồm f, w, j, z. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn đang nhận được những ý kiến trái chiều, chưa đưa ra quyết định thống nhất được.
Dạy bé học chữ cái tiếng Việt: Học về nguyên âm, phụ âm và dấu thanh
Sau khi dạy bé học 29 chữ cái tiếng Việt, thầy cô và ba mẹ cần giúp bé nắm rõ các quy tắc về nguyên âm, phụ âm và cách đặt dấu thanh.
Tìm hiểu về nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt
Sau khi dạy bé học 29 chữ cái tiếng Việt, ba mẹ hãy giúp bé nhận biết các nguyên âm. Trong bảng chữ cái tiếng Việt gồm có 12 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Trong đó:
Nguyên âm đơn gồm: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư, y.
Nguyên âm đôi: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.
Khi học đọc các nguyên âm cụ thể, thầy cô và ba mẹ cần lưu ý cho các bé những điều sau:
Hai nguyên âm “a” và “á” có cách đọc gần giống nhau, ơ và â cũng tương tự.
Hai âm “ă” và âm “â” không đứng một mình trong chữ viết Tiếng Việt.
Tìm hiểu về phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt
Khi dạy tiếng Việt cho bé, việc phân biệt đâu là các phụ âm là điều rất quan trọng. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, hầu hết các phụ âm đều được viết bằng một chữ cái duy nhất như: b, t, v, s, x, r,… Bên cạnh đó còn có 9 phụ âm được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại với nhau, cụ thể như:
Ph: có trong các từ như: phở, phim, phăng, phấp phới,..
Th: có trong các từ như: thướt tha, thê thảm,…
Tr: có trong các từ như: tre, trúc, trèo, trước, trên.
Gi: có trong các từ như: gia giáo, giảng giải, gió,…
Ch: có trong các từ như: cha, chú, che chở, chó, chun, chuồn chuồn,…
Nh: có trong các từ như: nhỏ nhắn, nhẹ nhàng, nhà, nhanh nhẹn,…
Ng: có trong các từ như: ngây ngất, ngan ngát, ngun ngút,…
Kh: có trong các từ như: không khí, khập khiễng, khế, khiêng,…
Gh: có trong các từ như: ghế, ghi, ghé, ghẹ,…
Trong chữ cái tiếng Việt có duy nhất một phụ âm được ghép lại bởi 3 chữ cái, đó là chữ “Ngh”, được dùng trong một số từ như: nghề nghiệp, nghe, nghi ngờ,…
Ngoài ra còn có 3 phụ âm được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nhau. Trong đó gồm:
Phụ âm /k/ được ghi bằng:
K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (Ví dụ: kí/ký, kiêng, kệ, …)
Q khi đứng trước bán nguyên âm u (Ví dụ: qua, quốc, que…)
C khi đứng trước các nguyên âm còn lại (Ví dụ: cá, cơm, cốc,…)
Phụ âm /g/ được ghi bằng:
Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (Ví dụ: ghi, ghiền, ghê,…)
G khi đứng trước các nguyên âm còn lại (Ví dụ: gỗ, ga,…)
– Phụ âm /ng/ được ghi bằng:
Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (Ví dụ: nghi, nghe, nghệ,…)
Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại (Ví dụ: ngư, ngả, ngon, ngón,…)
Dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng Việt
Có tất cả 5 dấu thanh được sử dụng trong bảng chữ cái tiếng Việt:
Dấu huyền ( ` )
Dấu sắc ( ´ )
Dấu hỏi ( ˀ )
Dấu ngã ( ~ )
Dấu nặng ( . )
Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt như sau:
Nếu trong từ có một nguyên âm thì dấu được đặt ở nguyên âm. Ví dụ: u, ngủ, nhú,…
Nếu nguyên âm đôi thì dấu được đánh vào nguyên âm đầu tiên. Ví dụ: ua, của,… Một số từ như “quả” hay “già” thì “qu” và “gi” là phụ âm đôi kết hợp nguyên âm “a”.
Nếu nguyên âm 3 hoặc nguyên âm đôi đi cùng với 1 phụ âm thì đánh dấu vào nguyên âm thứ 2. Ví dụ từ khuỷu dấu sẽ nằm ở nguyên âm thứ 2.
Nếu nguyên âm là “ê” và “ơ” được ưu tiên khi thêm dấu. Ví dụ từ“thuở”, theo nguyên tắc dấu sẽ ở “u” nhưng do có chữ “ơ” nên đặt tại “ơ”.
Một số âm vị và cách phát âm
Ngoài nguyên âm, phụ âm, khi dạy chữ cái tiếng Việt cho bé ba mẹ còn cần lưu ý đến một số âm vị và cách phát âm. Dưới đây là bảng dạy tiếng Việt cho bé về các âm vị và cách phát âm cụ thể như sau:
STT
Âm Vị
Tên Gọi
Phát Âm
1
CH, ch
Chờ
Chờ
2
GH, gh
Gờ kép
Gờ
3
KH, kh
Khờ
Khờ
4
NGH, ngh
Ngờ kép
Ngờ
5
NH, nh
Nhờ
Nhờ
6
PH, ph
Phờ
Phờ
7
TH, th
Thờ
Thờ
8
TR, tr
Trờ
Trờ
9
iê, yê, ya
ia
ia
10
uô, ua
ua
ua
11
ươ, ưa
ươ
ươ
Giáo dục cảm xúc cho trẻ mần non
Tập viết chữ cho bé lớp lá đơn giản hơn nhờ biết đến tuyệt chiêu này!
Hướng dẫn cách dạy trẻ tự kỷ tập viết với những bí quyết đơn giản nhất
Phương pháp dạy chữ cái tiếng Việt cho bé đơn giản, hiệu quả
Để dạy bé học 29 chữ cái tiếng Việt hiệu quả và dễ dàng, ba mẹ hãy lưu lại những “bí kíp” như sau:
Rèn luyện thói quen ham học từ nhỏ cho bé
Bất cứ thói quen nào cũng được hình thành trong trong một thời gian dài. Để con học tốt, ba mẹ hãy tập cho bé thói quen ham học, chịu khó, kiên trì và tập trung ngay từ khi còn nhỏ.
Ba mẹ nên tạo động lực cho con bằng cách khích lệ tinh thần, phần thưởng hoặc lồng ghép phương thức học và chơi để bé cảm thấy hứng thú hơn. Khi đã vào nề nếp, bé sẽ tự giác học và mức độ tiếp thu kiến thức cũng hiệu quả hơn mà ba mẹ không cần phải thúc giục, ép buộc con học chữ cái tiếng Việt.
Dạy chữ cái tiếng Việt cho bé thông qua hình ảnh
Việc học theo phương pháp truyền thống chỉ tập trung vào các con chữ sẽ khiến bé nhanh cảm thấy nhàm chán. Để dạy chữ cái tiếng Việt cho bé tiếp thu một cách đơn giản và hiệu quả, ba mẹ có thể kết hợp cho bé quan sát các hình ảnh liên quan đến chữ cái đó. Từ đó giúp kích thích thị giác và khả năng ghi nhớ thông qua hình ảnh của bé.
Các hình ảnh để học có thể là đồ vật, con vật,…trong nhà, hình ảnh trên sách, flashcard, hoặc nếu có thời gian, ba mẹ hãy tự tay thiết kế để làm giáo cụ cho con học. Quá trình tự tay làm vật dụng học tập cho con không chỉ giúp bé học tốt hơn mà đây còn là cách gắn kết tình cảm gia đình rất hiệu quả.
Ba mẹ đọc sách, kể chuyện cho bé nghe
Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe là một trong những cách dạy tiếng việt cho bé hiệu quả mà ba mẹ nên áp dụng. Việc này có tác dụng giúp kích thích trí tưởng tượng cho trẻ nên việc ghi nhớ các chữ cái thông qua truyện cũng dễ dàng hơn. Khi nghe truyện, trẻ còn học được thêm nhiều kiến thức bổ ích, ý nghĩa khác. Đồng thời, đọc sách cũng là cách tuyệt vời tạo sự gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con cái.
Vì thế, ba mẹ nên tập thói quen nghe kể chuyện, đọc sách trước khi ngủ cho con. Và hơn hết, lựa chọn truyện phù hợp với lứa tuổi là điều cực kỳ quan trọng để nuôi dưỡng trí tuệ, cảm xúc và tâm hồn cho trẻ.
Dạy cho bé học từ những bài hát thiếu nhi
Dạy bé học 29 chữ cái thông qua các bài hát thiếu nhi trên youtube hiện nay được các ba mẹ áp dụng rất phổ biến. Với nhịp điệu ca từ vui nhộn, trẻ sẽ hứng thú hát theo giúp cho các con chữ có thể đi vào trí nhớ của bé một cách dễ dàng.
Học chữ thường trước, chữ viết hoa sau
Các chuyên gia ngành giáo dục khuyến cáo rằng, khi dạy bé học chữ cái tiếng Việt thì nên dạy trẻ học chữ viết thường trước rồi mới học chữ viết hoa. Điều này giúp bé có khả năng đọc chữ tốt hơn, ghi nhớ lâu và phản ứng nhanh. Vì vậy, phương pháp dạy này cũng được các giáo viên tiểu học áp dụng phổ biến tại các trường.
Kết hợp “học đi đôi với hành”
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Đúng vậy! Việc dạy tiếng Việt cho bé muốn đạt hiệu quả nhanh cần có sự kết hợp giữa “học” và hành”. Ba mẹ nên biết cách vận dụng khéo léo việc học với thực hành thông qua các động vui chơi hàng ngày.
Đặc biệt, cách “hành” hiệu quả nhất là phụ huynh hãy dạy con “vừa đọc chữ vừa viết” sẽ giúp trí não của trẻ nhớ lâu hơn, học thuộc bảng chữ cái nhanh hơn. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi ba mẹ cần kiên nhẫn và dành nhiều thời gian hơn để dạy bé học chữ cái tiếng Việt.
Không ép bé luôn phải phát âm chuẩn
Khi mới dạy bé học chữ cái tiếng Việt, ba mẹ không nên đặt nặng vấn đề thành tích, ép buộc con phải nhớ nhanh và phát âm đúng. Việc đó có thể phản tác dụng, khiến bé cảm thấy bị áp lực và chán học. Thay vào đó, ba mẹ nên từ từ điều chỉnh các lỗi sai phát âm, lỗi viết của con, cố gắng khích lệ tạo động lực cho con học sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Dùng ứng dụng dạy tiếng Việt cho bé
Cuối cùng, lựa chọn một ứng dụng tốt để dạy bé học 29 chữ cái tiếng Việt và cách đọc, cách phát âm cũng là phương pháp hiệu quả đang được nhiều phụ huynh áp dụng. Cách này không chỉ giúp bé ghi nhớ mặt chữ, phát âm chuẩn mà còn kích thích sự hứng thú học của bé.
Xem thêm: Cách Dạy Trẻ Học Thuộc Bảng Cộng Trừ Nhanh Chóng, Nhớ Lâu, Bảng Cộng Trừ Lớp 1
Trong số vô vàn app dạy tiếng Việt cho bé thì VMonkey là ứng dụng được nhiều chuyên gia khuyên ba mẹ nên cho con học nhất bởi những lý do sau:
Chương trình học vần theo sách giáo khoa mới giúp trẻ đánh vần và phát âm tròn trịa, đặt câu chuẩn ngữ pháp, không bị nói ngọng hoặc ảnh hưởng bởi ngôn ngữ địa phương, viết đúng chính tả.
Con học có khả năng đọc trôi chảy nhờ hơn 700 truyện tranh tương tác, hơn 300 sách nói.
Khả năng Đọc – Hiểu vượt trội với hơn 1500 câu hỏi tương tác sau truyện.
Nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và xây dựng nhân cách, đạo đức của trẻ nhờ hơn 1000 truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc.
Nhờ những ưu điểm vượt trội đó mà VMonkey đã nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế. Điển hình như:
Giải Nhất Sáng kiến Toàn cầu
Giải Nhất Nhân tài Đất việt 2016
Giải Vàng ASEAN ICT Awards
Giải Nhất Doanh Nhân châu Á (AEA) tại Nhật Bản
Bằng Khen Thủ tướng Chính Phủ
Để giúp bé học chữ cái tiếng Việt nhanh chóng và hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo chi tiết hơn về sản phẩm VMonkey TẠI ĐÂY.
Như vậy, bài viết này đã giúp ba mẹ nắm rõ các kiến thức quan trọng và một số phương pháp dạy bé học 29 chữ cái tiếng Việt hiệu quả. Hy vọng ba mẹ sẽ áp dụng dạy con đúng cách, giúp các con tiếp thu kiến thức được tốt hơn. Từ đó tạo nền tảng vững chắc hỗ trợ cho suốt quá trình học của con sau này.
Bảng chữ cái tiếng Việt là nền tảng quan trọng đầu tiên khi tiếp xúc với ngôn ngữ, đặc biệt là những bé mới vào lớp 1. Tuy nhiên, sau nhiều lần cải cách, không phải bậc phụ huynh nào cũng hiểu được cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất – chuẩn Bộ giáo dục. Trong bài viết sau, muahangdambao.com sẽ giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.
Giới thiệu sơ bộ về bảng chữ cái tiếng Việt
Theo Wikipedia, chữ viết chính là hệ thống đầy đủ bao gồm toàn bộ các ký hiệu để chúng ta có thể ghi lại ngôn ngữ 1 cách dễ dàng hơn dưới dạng chữ viết (văn bản).
Nhờ vào các biểu tượng, ký hiệu đặc biệt này mà chúng ta có thể miêu tả được ngôn ngữ và sử dụng nó để giao tiếp với nhau được nhanh chóng hơn. Mỗi ngôn ngữ đều sẽ có đặc trưng riêng bởi bảng chữ cái. Đây là cơ sở nền tảng để tạo nên chính chữ viết đó.
Đối với mỗi đứa trẻ, khi bắt đầu tập học tiếng Việt thì cần được tạo tâm lý thoải mái cho các bé. Các cha mẹ cũng nên sử dụng những hình ảnh gắn liền với chữ cái để tăng thêm sự hứng thú, giúp các bé cũng dễ nhớ hơn.
Những điều cần biết về bảng chữ cái tiếng Việt
Trong quá trình chỉ dạy các bé, hẳn nhiều phụ huynh còn cảm thấy bỡ ngỡ. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp cha, mẹ hiểu hơn về bảng chữ cái tiếng Việt để có hướng dạy bé tốt nhất.
Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ?
Theo quy định mới nhất năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt cải cách bao gồm 29 chữ cái. Mới đây còn có 1 số đề xuất để thêm 4 chữ cái tiếng Anh là f, j, w, z vào trong hệ thống chữ cái tiếng Việt sáng tạo nhưng vấn đề này còn gây tranh ra rất nhiều tranh cãi.
Bảng chữ cái tiếng Việt viết thường là gì?
Dấu hiệu để nhận biết chữ cái tiếng Việt viết thường đó chính là dựa vào kích thước và chiều cao của chúng thường không giống nhau.
Các chữ cái a, ă, â, u, o, ô, ơ, ư, e, m, n, v, x, ê, i, c sẽ có chiều cao là 1 đơn vị.Những chữ cái là b, g, h, k, l, y sẽ có chiều cao 2,5 đơn vị.Các chữ cái p, q, d, đ thì sẽ có chiều cao là 2 đơn vị.Đặc biệt chữ cái t sẽ có chiều cao 1,5 đơn vị; r và s được viết với chiều cao là 1,25 đơn vị.Chiều cao của phụ âm sẽ bằng 2 lần rưỡi chiều cao của những chữ cái nguyên âm.
Bảng chữ cái tiếng Việt viết hoa là gì?
Bên cạnh bảng chữ cái thường đã đề cập ở trên thì các bé sẽ được làm quen và tập viết cả chữ cái in hoa. Số lượng chữ cái in hoa cũng tương ứng là 29 chữ cái. Tuy nhiên, kiểu chữ này sẽ có sự cách điệu về đường nét, uyển chuyển và thanh thoát tạo nên sự hứng thú và mới lạ cho con trẻ khi học.
Bảng chữ cái tiếng Việt có dấu là gì?
Bảng chữ cái tiếng Việt có dấu chính là để chỉ các nguyên âm. Khi phát âm nguyên âm tiếng Việt thì sẽ có những dao động của dây thanh quản để tạo thành âm. Khi ta nói ra thì sẽ không bị vật cản bởi luồng khí xuất phát từ thanh quản.
Các nguyên âm có thể đứng riêng lẻ hoặc kết hợp với những phụ âm khác để tạo thành một tiếng mới. Hệ thống chữ cái tiếng Việt chuẩn có 12 nguyên âm, lần lượt là: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Trong đó, hai nguyên âm ă và â được xác định là hai nguyên âm ngắn. Đối với các nguyên âm i, ê, e thì sẽ được phát âm bằng cách đưa lưỡi ra phía trước, đồng thời khi đó thanh quản rung lên để tạo thành tiếng.
Các nguyên âm (u, ô, o) thì khi phát âm lưỡi sẽ phải lùi về sau 1 chút và tròn môi, đồng thời thanh quản rung lên nhằm tạo thành tiếng. Trong khi đó, iê, uô, ươ sẽ là ba nguyên âm kép phát âm bắt đầu bằng i, u, ư sau đó trượt dần nhanh xuống ê, ô, ơ.
Bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần là gì?
Phụ huynh khi dạy các bé nên tự phân chia trong đầu những nhóm sau để việc giảng dạy được dễ hơn. Đó là những chữ cái được ghép với nhau thành một vần khác sẽ tạo ra những từ mới. Cụ thể, trong 29 chữ cái ghép vần của bảng chữ cái Tiếng Việt sẽ gồm có:
– 10 nguyên âm: Đó là những chữ cái mà khi đọc lên tự nó sẽ có thanh âm: a, e, i, o, u, y, cùng với đó là các biến thể khác ê, ô, ơ, ư. Tên chữ và âm chữ sẽ có cách đọc giống nhau.
– 2 nguyên âm: ă, â. Hai chữ này không thể đứng riêng một mình được mà phải được ghép với các phụ âm c, m, n, p, t để tạo thành từ.
– Vần được ghép từ các nguyên âm: ai, ao, au, ay, âu, ây, eo, êu, ia, iu, oa, oe, oi, ôi, ơi, ua, oay, oay, uôi, ươi, ươu, uya, uyu, ưa, uê, ui, uy, ưi, iêu, oai…
– Vần được ghép từ một hay hai nguyên âm hợp với một hoặc hai phụ âm. Cụ thể là” ac, ăc, âc, am, ăm,âm, an, ăn, ân, ap em, êm, en, ên, ep, êp, at, êt,..,
– Phụ âm sẽ là những chữ mà tự nó không có âm, ghép vào nguyên âm thì mới có âm được.
– 15 phụ âm đơn bao gồm các chữ cái: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, r, e, t, v, x.
– 2 phụ âm không đứng một mình được sẽ là p và q.
– 11 phụ âm ghép lần lượt là: ch, gh, kh, ngh, nh, ph, qu, th, tr. Lưu ý, phần này hãy để các bé học sau để đỡ nhầm lẫn.
Thanh điệu trong bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 mới
Một trong những điều thú vị và độc đáo nữa của bảng chữ cái tiếng Việt đó là sự đa thanh điệu trong ngôn ngữ. Mỗi thanh điệu khi được kết hợp với các nguyên âm thì đều sẽ có những cách đọc khác nhau. Thanh điệu trong tiếng Việt gồm có: Thanh sắc, thanh huyền, thanh nặng, thanh hỏi và thanh ngã.
Thanh điệu sẽ chỉ đi cùng với các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi, các phụ âm sẽ không bao giờ mang được thanh điệu. Dấu sắc dùng với âm đọc lên giọng khá mạnh. Ví dụ: Hiến,..
Dầu huyền dùng với những âm đọc nhẹ, ví dụ: Hiền, chuyền,…Dấu ngã dùng với các âm đọc lên giọng rồi lại xuống giọng. Ví dụ: Nhã, nghĩa,…Dấu hỏi dùng với âm đọc xuống giọng rồi lên giọng. Ví dụ: Hải, trải,…Dấu nặng cùng với các âm đọc nhấn giọng xuống. Ví dụ: Cuộc, mạng, được, mẹ,…
Hướng dẫn cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt cho bé mới nhất
Dưới đây là một số chú ý quan trọng mà các bậc phụ huynh hay giáo viên cần phải lưu ý khi dạy các bé học bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1.
a và ă là hai nguyên âm nên chúng có cách đọc gần giống nhau. Từ vị trí căn bản của lưỡi cho đến độ mở của miệng cũng như khẩu hình phát âm.Hai nguyên âm ơ và â cũng tương tự như nhau cụ thể là âm Ơ thì là dài, còn đối với âm â thì ngắn hơn một chút.Đối với các nguyên âm hoặc các nguyên âm có dấu là: ư, ơ, ô, â, ă thì cần hết sức chú ý. Đối với các bé còn ít tuổi thì cần dạy từ từ chậm rãi bởi chúng không có trong bảng chữ cái và rất là khó nhớ.Hai âm “ă” và âm “â” sẽ không đứng một mình trong chữ viết Tiếng Việt.Khi dạy cách phát âm cho các bé thì cần dựa theo độ mở của miệng và theo vị trí của lưỡi để dạy cách phát âm sao cho chính xác nhất.Cách miêu tả vị trí mở miệng và của lưỡi sinh động sẽ giúp cho các bé dễ hiểu cách đọc cũng như dễ dàng phát âm hơn. Để học tốt và nhanh những điều này cũng cần tới trí tưởng tượng phong phú của các bé bởi những điều này không thể chỉ nhìn thấy bằng mắt được mà còn cần thông qua việc quan sát kỹ lưỡng.Trong bảng chữ cái tiếng Việt có phần lớn các phụ âm và chúng đều được ghi bằng một chữ cái duy nhất đó chính là: b, t, v, s, x, r… Ngoài ra còn có chín phụ âm khác được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại cụ thể như:gi, r, d đều được đọc là “dờ” nhưng cách phát âm sẽ khác nhau (ví dụ: gia là dờ – a – da).c, k, q thì sẽ đều đọc là “cờ” nhưng khi viết lại phải dựa vào luật chính tả (ví dụ: ke: cờ – e – ke).iê, yê, ya thì đều đọc là “ia” (ví dụ: iên: ia – n – iên).uô thì phải đọc là “ua” (ví dụ: uôn: ua – n – uôn).ươ sẽ đọc là “ưa” (ví dụ: ươn: ưa – n – ươn).
Lưu ý khi dạy trẻ lớp 1 đọc bảng chữ cái tiếng Việt
So với bậc mẫu giáo thì khi bắt đầu bước chân vào lớp 1 con trẻ sẽ phải học nhiều hơn, khó hơn và cần thích nghi với môi trường mới. Trong đó bộ môn tiếng Việt là một trong những môn chính sẽ đồng hành cùng các con trong suốt quãng đường học tập sau này.
Do đó, trong cách dạy con học giỏi bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 là giai đoạn vô cùng quan trọng mà các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm. Dưới đây là 1 số cách dạy hay để cha mẹ có thể tham khảo.
Học bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất thông qua lời bài hát: Cách này không chỉ vừa tập cho con tập hát mà còn giúp tránh được sự nhàm chán. Hỗ trợ con trẻ học nhanh hơn cách phát âm của các chữ cái mà còn nhớ lâu.Bằng các đồ vật sinh động và hình ảnh trực quan
Nếu ai đã từng thử qua cách này thì chắc chắn sẽ thấy nó cực kì hiệu quả luôn đúng không nào. Mọi thứ xung quanh bé đều có thể trở thành công cụ hướng dẫn cho con học tập mà không gây nhàm chán.
Bạn đang xem bài viết: Cách đọc bảng chữ cái tiếng việt lớp 1 mới nhất – Chuẩn Bộ giáo dục. Thông tin do PGD Tây Giang chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- PRAIM – Làm Hình Ảnh Của Bạn Sống Động Với Pixaloop Pro!
- A Lí Lí Nha – Bích Hà: Tình yêu đen tối trong tòa thành hào môn
- Diễn đàn là gì? Hướng dẫn cách sử dụng diễn đàn hiệu quả
- Cách tạo tài khoản học sinh trên www.ioe.vn để tham gia cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet?
- Siacoin Là Gì Và Những Ứng Dụng Quan Trọng Với Nhà Đầu Tư