Trong những dòng hóa chất nổi bật, mọi người thường biết tới axit nitric là một hợp chất hoá học được dùng nhiều trong đời sống hiện tại, có tính axit và oxi hóa mạnh.
Axit nitric là gì? (HNO3)
Axit nitric có công thức hóa học HNO3, được gọi là dung dịch nitrat hidro hay còn được gọi là axit nitric khan. Axit này được hình thành từ trong tự nhiên, tạo ra từ các cơn mưa do sấm và sét tạo thành.
Tính chất lý hóa của Axit Nitric
Tính chất vật lý của axit HNO3
- Axit nitric là một chất lỏng không màu, dễ tan trong nước (C<65%). Nó cũng có thể tồn tại được ở dạng khí, không màu. Trong môi trường tự nhiên, axit nitric có màu vàng nhạt do sự tích tụ của oxit nitơ.
- Axit nitric tinh khiết có tỷ trọng khoảng từ 1522 kg/m3, khi để bên ngoài không khí, nếu axit nitric có nồng độ 86% ta sẽ thấy khói trắng bốc lên. Nhiệt độ đông đặc là -42°C và nhiệt độ sôi là 83°C.
- Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời , axit nitric sẽ bị phân hủy tạo thành nitơ dioxit NO2 (nhiệt độ thường).
4HNO3 → 4NO2 + 2H2O + O2
- Do đó ta cần nên bảo quản axit nitric trong các chai, lọ tối màu, tránh ánh sáng và nơi cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ thấp hơn 0°C.
- Ở nhiệt độ cao, nitơ dioxit sẽ bị hòa tan bởi axit nitric thành dung dịch có màu vàng hoặc đỏ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến các tính vật lý, phụ thuộc vào nồng độ NO2 , đặc biệt chính là áp suất hơi trên chất lỏng, nhiệt độ sôi, màu sắc dung dịch.
- Chưng cất dung dịch axit nitric và nước, ta được azeotrope có nồng độ 68% HNO3 và sẽ sôi ở nhiệt độ 120.5°C. Axit nitric là một loại axit có tính ăn mòn rất cao, cực độc, dễ dàng bắt lửa.
Tính chất hóa học của axit nitric HNO3
Một dung dịch nitrat hydro axit nitric công thức hóa học là HNO3 . Đây là một loại axit khan, là một axit mạnh, có tính oxi hóa mạnh có thể nitrat nhiều hợp chất vô cơ, có hằng số cân bằng axit (pKa) = −2.
Axit nitric là một loại mono proton chỉ có một sự phân ly nên trong dung dịch, nó bị điện li hoàn toàn thành những ion nitrat NO3− và một proton hydrat, hay còn gọi là ion hidroxoni.
H3O+ HNO3 + H2O → H3O+ + NO3-
- Axit nitric có tính chất là một axit bình thường nên nó sẽ làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Tác dụng với hóa chất bazo, oxit bazo, muối cacbonat tạo thành các muối nitrat
2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O
2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2
- Axit nitric khi tác dụng với kim loại: Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước .
Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O (to)
Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O
Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2
Mg(rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)
- Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.
- Tác dụng với phi kim (các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic và halogen) tạo thành nitơ dioxit nếu axit nitric đặc và oxit nitơ với axit loãng và nước, oxit của phi kim.
C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2
P + 5HNO3 đặc → 5NO2 + H2O + H3PO4
3C + 4HNO3 loãng → 3CO2 + 4NO + 2H2O
- Tác dụng với dung dịch oxit bazo, bazo, muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất:
FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2
- Tác dụng với hợp chất:
3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3S (kết tủa) + 2NO + 4H2O
PbS + 8HNO3 đặc → PbSO4 kết tủa + 8NO2 + 4H2O
Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3
- Tác dụng với nhiều loại hợp chất hữu cơ: Axit nitric có khả năng phá hủy nhiều hợp chất hữu cơ, nên sẽ rất nguy hiểm nếu để axit này tiếp xúc với cơ thể con người.
Mức độ nguy hiểm khi tiếp xúc axit nitric
- Hít phải: Làm tổn thương đến hệ hô hấp, có thể khiến phổi sưng.
- Nuốt phải: Khiến vùng miệng, họng, thực quản, dạ dày bị bỏng, gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhẹ sẽ thì gây nôn ói, tiêu chảy. Nặng thì sẽ khiến tuần hoàn máu bị rối loạn, gây tử vong.
- Bắn vào mắt: Làm tổn thương giác mạc, có thể dẫn đến mù lòa.
- Tiếp xúc với da: Gây bỏng da.
- Phơi nhiễm lâu nguy cơ dẫn tới ung thư.
- Khi làm việc với axit nitric cần phải mang dụng cụ bảo hộ lao động an toàn.
Lưu ý khi sử dụng dung dịch axit nitric HNO3
- Axit nitric là một chất oxy hóa mạnh, khi tác dụng với cyanit, bột kim loại có thể phát nổ và tự động bốc cháy khi phản ứng với turpentine.
- Ở nồng độ đậm đặc, HNO3 gây bỏng da do phản ứng với protein keratin, khiến da chuyển sang màu vàng. Khi được trung hòa sẽ chuyển hóa thành màu cam.
- Có thể phản ứng mạnh với những kim loại tạo thành khí hydro dễ cháy trong không khí.
- Khi pha loãng, tuyệt đối không đổ nước vào axit mà phải cho axit vào nước.
- Sử dụng những thùng chứa bằng nhựa thay cho kim loại vì axit nitric sẽ không tác dụng với chất liệu này.
- Những thùng chứa phải đậy nắp kín, tránh ánh sáng mặt trời.
- Khu vực cất giữ phải thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt.
- Nền nhà phải chống được axit.
Biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố khi tiếp xúc axit nitric HNO3
Axit bắn vào mắt: Ngay tức thì dùng nước sạch để rửa mắt, kết hợp nháy mắt liên tục trong 15 phút. Sau đó dùng muối natri clorua 0.9% để rửa lại rồi đến cơ sở y tế để được điều trị tiếp.
Axit tiếp xúc với da: Lột bỏ quần áo có dính axit, dùng khăn khô lau vết thương rồi sử dụng nước sạch (sử dụng xà phòng nếu có) để rửa lại nhiều lần. Đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị tiếp.
Hít phải hơi axit nitric: Di chuyển bệnh nhân ra khu vực thông thoáng, ủ ấm. Để nạn nhân nằm yên rồi liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất.
Nuốt phải axit nitric: Hòa tan MgO với nước hoặc sữa với lòng trắng trứng rồi đưa tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Hỏa hoạn xảy ra do axit nitric: Sử dụng đến bột khô, bình khí cacbon dioxit để dập được lửa. Dùng dung dịch kiềm để trung hòa axit. Di chuyển những thùng chứa, hoặc dùng nước để làm nguội các thùng này tránh trường hợp phát nổ.
Trường hợp axit nitric bị tràn, rò rỉ: Dùng cát, đất để phủ lên nơi axit tràn ra. Sau đó sử dụng Ca(OH)2 hoặc soda khan để trung hòa. Dùng nước để làm sạch khu vực hóa chất bị rò rỉ
Công ty TNHH CÔNG NGHỆ HÓA CHẤT VÀ MÔI TRƯỜNG CLEANTECH là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm Hóa chất công nghiệp – Chất tẩy rửa công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm, các sản phẩm của chúng tôi đã và đang không ngừng khẳng định vị thế, kinh nghiệm cũng như thương hiệu trên thị trường trong lĩnh vực cung cấp các loại hóa chất bể bơi, hóa chất giặt là và hóa chất vệ sinh công nghiệp, các loại hóa chất xử lý nước thải. Đây là các loại hóa chất tẩy rửa công nghiệp nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Đức, US, UK … cho thị trường trong nước.
Địa chỉ VPGD: Tòa D5A đường Trần Thái Tông, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Showroom: Số 124 Phố Trịnh Văn Bô, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số máy cố định: 024.62.62.61.68
Email: [email protected] / [email protected]
Xem thêm các bài viết sau:
- Các cách khử trùng trong xử lý nước thải
- Tìm hiểu sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt
- Cách xử lý nước thải dệt nhuộm an toàn
- Cập nhật báo giá hóa chất xử lý nước thải mới nhất
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Dàn sao “Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân” sau 3 năm: Nữ phụ lột xác cực sốc, chàng Nat yên bề với tình cũ Mario
- GCSE là gì? GCSE là viết tắt của từ gì?
- Đề Olympic Toán Quốc tế – IMO 2017: Thử sức “cân não” cùng PRAIM
- Đi đường gặp rắn là điềm gì? là điềm xấu hay điềm tốt?
- Snake Rivals Mod Apk 0.55.2 (Unlimited Money, Mod Menu)