190 lượt xem

Các Dạng Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 – Ôn tập kiến thức về danh từ

Học sinh lớp 4 thân mến, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng ôn tập kiến thức về danh từ. Danh từ là những từ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm, nhưng cũng có thể đặc biệt chỉ tên người hoặc địa danh. Hãy cùng tìm hiểu các dạng bài tập về danh từ lớp 4 nhé!

I. Lý thuyết về Danh từ lớp 4

1. Danh từ chung

Danh từ chung dùng để gọi chung tên của các sự vật. Có hai loại danh từ chung đó là danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.

  • Danh từ cụ thể: Chỉ những sự vật có thể cảm nhận được bằng các giác quan như người, vật, hiện tượng, đơn vị.

Ví dụ:

  • Danh từ chỉ người: bố, mẹ, học sinh, bộ đội,…
  • Danh từ chỉ vật: bàn ghế, sách vở, sông, suối, cây cối,…
  • Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, gió, bão, động đất,…
  • Danh từ chỉ đơn vị: (ghép được với số đếm).
    • Danh từ chỉ loại: cái, con, chiếc, tấm, cục, mẩu,…
    • Danh từ chỉ thời gian: ngày, tháng, năm, giờ, phút,…
    • Danh từ chỉ đơn vị đo lường: mét, cân, khối, sải tay,…
    • Danh từ chỉ đơn vị hành chính: thôn, xã, trường, lớp,…
    • Danh từ chỉ tập thể: cặp, đoàn, đội, bó, dãy, đàn,…
  • Danh từ trừu tượng: Là các khái niệm trừu tượng tồn tại trong nhận thức của người, không nhìn được bằng mắt.

Ví dụ: đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng, tư tưởng, tinh thần, hạnh phúc, cuộc sống, lịch sử, tình yêu, niềm vui,…

2. Danh từ riêng

Danh từ riêng dùng để chỉ các tên riêng của người hoặc địa danh.

Ví dụ:

  • Chỉ tên người: Phạm Đức Hải Huy, Thu Hiền,…
  • Từ dùng với ý nghĩa đặc biệt: Người, Bác Hồ,…
  • Từ chỉ sự vật được nhân hoá: Cún, Dế Mèn, Lúa,…
  • Từ chỉ tên địa phương: Hà Nội, SaPa, Vũng Tàu,…
  • Từ chỉ địa danh: Hồ Tây, Nhà Thờ Lớn, Suối Tiên,…
  • Từ chỉ tên sông, núi, cầu, cống: sông Hồng, núi Ba Vì, cầu Rào, cống Trắng, đường Hồ Chí Minh, ngã tư Môi,…

3. Cụm danh từ

Cụm danh từ là sự kết hợp giữa danh từ chính với một hoặc nhiều từ khác.

Ví dụ:

  • Cụm danh từ có danh từ chính đứng sau: Các từ đứng trước danh từ thường là những danh từ chỉ số lượng.

Ví dụ: mấy bạn học sinh, các thầy cô, những bông hoa, một chiếc ô tô,…

  • Cụm danh từ có danh từ chính đứng trước: Các từ đứng sau danh từ thường bổ sung về tính chất, đặc điểm của danh từ chính.
Xem thêm  15 phim chiến tranh gây xúc động nhất mọi thời đại

Ví dụ: áo đỏ, mưa rào, ghế nhựa, con nuôi, bố đẻ, cửa sắt, gà trống, ô tô con,…

II. Các dạng bài tập về Danh từ lớp 4

Dạng 1: Xác định các danh từ trong câu

Bài tập 1: Xếp các danh từ trong đoạn văn sau vào các nhóm.

Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.

Theo LƯU QUANG VŨ

Bài tập 2: Tìm các danh từ trừu tượng trong bài thơ sau.

Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.

(Trong lời mẹ hát – TRƯƠNG NAM HƯƠNG)

Bài tập 3: Nêu ý nghĩa của cách dùng các danh từ riêng sau.

a. Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sơm tinh sương,
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

TỐ HỮU

b. Sư Tử bàn chuyện xuất quân
Muốn sao cho khắp thần dân trổ tài
Nhỏ to, khoẻ yếu muôn loài
Ai ai cũng được tuỳ tài lập công:
Voi vận tải trên lưng quân bị
Vào trận sao cho khoẻ như voi.

(Phỏng theo LA PHÔNG-TEN, NGUYỄN MINH dịch)

Dạng 2: Tìm các danh từ theo cấu tạo

Bài tập 1: Tìm 5 danh từ chung theo mỗi yêu cầu sau và đặt câu với mỗi từ đó.

a. Trong mỗi từ đều có tiếng sông.
b. Trong mỗi từ đều có tiếng mưa.
c. Trong mỗi từ đều có tiếng mẹ.
d. Trong mỗi từ đều có tiếng tình.

Bài tập 2: Tìm các danh từ có tiếng con, trong đó có 5 từ chỉ người, 5 từ chỉ con vật và 5 từ chỉ sự vật.

Dạng 3: Tìm các danh từ có dạng đặc biệt

Bài tập 1: Tìm 5 từ vừa có thể là danh từ chung, vừa có thể là danh từ riêng. Đặt câu với mỗi từ đó.

Xem thêm  Hội thảo về Truyền giáo: Sẻ chia kinh nghiệm về Thiên Chúa tình yêu

Bài tập 2: Tìm các danh từ chỉ khái niệm có nghĩa sau đây và đặt câu với mỗi từ tìm được đó.

  • Chỉ sự hiểu biết do trải qua công việc một thời gian dài.
  • Đó là những ý nghĩ, suy nghĩ của con người nói chung.
  • Chỉ sức của một người có thể làm được công việc.
  • Đó là thái độ hình thành trong ý nghĩ của con người.

Bài tập 3: Kể tên 10 danh lam thắng cảnh ở Việt Nam và nói rõ các địa danh đó thuộc tỉnh, thành phố nào.

Bài tập 4: Kể tên 10 anh hùng dân tộc, đặt câu nói về mỗi người đó.

Dạng 4: Tìm các danh từ điền vào chỗ trống trong câu

Bài tập 1: Tìm các danh từ thích hợp điền vào các chỗ trống để hoàn thành khổ thơ sau.

…………… giong ruổi trăm miền
Rù rì ………….. nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với ………………………. nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu ………….. có ở trời cao
Thì ………….. cũng mang vào mật thơm.

NGUYỄN ĐỨC MẬU

Bài tập 2: Tìm các danh từ chỉ hiện tượng điền vào chỗ trống trong các câu.

a. Thảm hoạ …………. đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.
b. Những ………….. ấm áp xua tan màn …………. dày đặc.
c. Trong mưa xuất hiện những …………. long trời, lở đất.
d. Chúng tôi phản đối …………. và mong muốn hoà bình.
e. Các tỉnh miền Trung thường xảy ra ……… hàng năm.
g. Nắng nhiều làm ruộng đồng …………….. và ……………

Bài tập 3: Điền danh từ trừu tượng vào các chỗ trống trong đoạn văn sau.

Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu …… của ………. để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa,… đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản,… ………cội nguồn, chân lí ………… và ……….. tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm ………. vô hạn nuôi dưỡng những …………. cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của ………….. đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong ………., vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.

Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Bài tập 4: Điền các danh từ riêng vào các chỗ trống sau.

Nước ………… ta có rất nhiều cảnh đẹp, trong đó có ……………. nằm ở thủ đô ……….. Cầu ………… được sơn màu đỏ nối từ …………… ra một hòn đảo nhỏ nơi có ………….. Cầu …………… do …………. xây dựng năm 1865.

Dạng 5: Phân biệt các danh từ

Bài tập 1: Chọn A, B hay C?

a. Danh từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên người:
A. Thu Hà B. Dế Mèn C. Cả A và B đều đúng.

b. Danh từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên địa lí:
A. cầu Khỉ B. sông con C. Cả A và B đều sai.

Xem thêm  Truecaller Mod Apk Update

c. Danh từ nào dưới đây không là danh từ chỉ người:
A. học sinh B. trường học C. bạn học

d. Danh từ nào dưới đây không là danh từ chỉ địa lí:
A. núi Ba Vì B. Vườn hoa C. Hồ Tây.

Bài tập 2: Nối từ ở cột A với nhận xét ở cột B cho phù hợp.

A B

  1. bộ đội a. Danh từ chỉ khái niệm.
  2. doanh trạib. Danh từ chỉ người.
  3. sương mù c. Danh từ chỉ sự vật.
  4. hạnh kiểmd. Danh từ chỉ hiện tượng.

Bài tập 3: Điền danh từ trong câu văn sau.

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

Bài tập 4: Xác định từ loại của các từ: “niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ” và tìm thêm các từ tương tự.

Bài tập 5: Tìm từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ sau.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang.

Bài tập 6: Xác định các danh từ trong đoạn văn sau.

“Bản Lùng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên gác bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới”.

Bài tập 7: Tìm danh từ có trong câu văn sau.

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

Bài tập 8: Xác định từ loại của các từ: “niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ” và tìm thêm các từ tương tự.

Bài tập 9: Tìm từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ sau.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang.

Bài tập 10: Đọc đoạn thơ sau và cho biết những nhận định về các từ được in đậm sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai?

“Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Bài tập 11: Đâu là danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm dưới đây?

Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương người… Chính vì thấy nước mất, nhà tan… mà Người đã ra đi học tập kinh nghiệm của cách mạng thế giới để về giúp đồng bào.

Theo Trường Chinh

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.