86 lượt xem

Tâm thần phân liệt: Tổng quan và cách điều trị bệnh

Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng có các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh là các hoang tưởng và ảo giác, chúng chi phối hành vi của bệnh nhân. Bệnh thường bắt đầu ở tuổi 25 và kéo dài suốt đời, gặp ở mọi tầng lớp xã hội. Bệnh nhân dần trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nguyên nhân tâm thần phân liệt

Yếu tố gen di truyền

Gen di truyền gây ra bệnh tâm thần phân liệt nằm ở đâu đến nay vẫn chưa rõ. Nhưng các tác giả đều thống nhất rằng bệnh tâm thần phân liệt không phải do một gen gây ra, mà do tổ hợp nhiều gen gây bệnh.

Các gen này nằm tại các vị trí khác nhau của các nhiễm sắc thể. Các nhiễm sắc thể có chứa các gen gây bệnh là nhiễm sắc thể số 6, 8, 10, 13 và 22.

Yếu tố dopamin

Rối loạn về gen di truyền trong bệnh tâm thần phân liệt dẫn đến hoạt động quá mức hệ thống dopamin. Giả thiết này căn cứ vào hai bằng chứng sau:

Các thuốc an thần ức chế các thụ cảm thể dopamin ở não có tác dụng điều trị bệnh tâm thần phân liệt.

Các thuốc làm tăng hoạt tính của dopamin như amphetamin, cocain thì gây ra các triệu chứng loạn thần giống như tâm thần phân liệt.

Triệu chứng tâm thần phân liệt

Triệu chứng dương tính

Triệu chứng dương tính bao gồm các biến đổi quá mức quá trình tư duy (hoang tưởng), tri giác (ảo giác), lời nói và thông báo (ngôn ngữ hỗn loạn) và kiểm soát hành vi (hành vi thanh xuân và căng trương lực).

Các triệu chứng dương tính này có thể được chia thành hai mức độ khác nhau: mức độ loạn thần bao gồm các hoang tưởng và ảo giác, mức độ hỗn loạn bao gồm rối loạn ngôn ngữ và hành vi.

  • Các hoang tưởng

Hoang tưởng là triệu chứng loạn thần cơ bản của bệnh tâm thần phân liệt. Hoang tưởng phải có các đặc trưng sau: sai lầm; cố định trên bệnh nhân; chi phối hành vi của bệnh nhân; không phải là các niềm tin tôn giáo phổ biến; bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng phê phán (nghĩa là không bao giờ thừa nhận ý nghĩ của mình là sai lầm).

Một số ý nghĩ có thể bị coi là hoang tưởng trong một nền văn hoá (ví dụ: phù thủy và bùa phép) nhưng được coi là bình thường trong nền văn hoá khác.

Xem thêm  Đi massage nuru, các quý ông ham của lạ coi chừng "tiền mất tật mang"!

Nội dung hoang tưởng có thể bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, hay gặp nhất trong tâm thần phân liệt là: Hoang tưởng thể bị hại, hoang tưởng liên hệ, hoang tưởng bị kiểm tra, hoang tưởng tự cao hoặc thể hoang tưởng kỳ quái.

  • Các ảo giác

Ảo giác là tri giác không có đối tượng. Ảo giác có thể ở bất kỳ giác quan nào (ví dụ ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo xúc, ảo vị giác) nhưng ảo thanh hay gặp nhất và đặc trưng hơn cho tâm thần phân liệt.

Ảo thanh có ở 60 – 70% số bệnh nhân tâm thần phân liệt. Bệnh nhân nghe thấy những tiếng nói không có thật, nhưng được bệnh nhân cho là thật. Chúng thường được chia làm ảo thanh thật và ảo thanh giả.

– Ảo thanh thật là những tiếng nói được bệnh nhân nghe thấy từ môi trường, bên ngoài cơ thể của bệnh nhân. Những tiếng nói này nghe rất rõ ràng, bệnh nhân có thể phân biệt được đó là giọng đàn ông hay đàn bà, tiếng người quen hay người lạ… Ảo thanh thật có ở giai đoạn sớm của tâm thần phân liệt. Theo thời gian, ảo thanh thật sẽ dần chuyển thành ảo thanh giả.

– Ảo thanh giả là những tiếng người nói nhưng rất mơ hồ, xuất hiện trong cơ thể của bệnh nhân (trong đầu, trong dạ dày, trong tim của bệnh nhân). Vì thế, bệnh nhân không thể phân biệt được đó là giọng nói của ai, không rõ đó là tiếng đàn ông hay đàn bà, người quen hay người lạ… Có khi ảo thanh giả được cảm nhận là ý nghĩ của chính bệnh nhân. Chúng giống như ý nghĩ của bệnh nhân vang lên thành tiếng.

Triệu chứng âm tính

Triệu chứng âm tính của tâm thần phân liệt thể hiện sự tiêu hao, mất mát các hoạt động tâm thần sẵn có. Trong giai đoạn đầu, chúng rất kín đáo, khó phát hiện. Sau một vài năm bị bệnh, các triệu chứng này ngày càng rõ ràng và đến giai đoạn di chứng thì bệnh nhân chỉ còn các triệu chứng âm tính mà thôi.

Có 3 triệu chứng âm tính chính trong tâm thần phân liệt, đó là phẳng lặng cảm xúc, ngôn ngữ nghèo nàn và mất ý chí.

Tái phát của bệnh tâm thần phân liệt

Nếu không điều trị củng cố sẽ có 60-70% số bệnh nhân tái phát sau một năm, gần 90% bệnh nhân tái phát sau 2 năm. Tỷ lệ tái phát ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị củng cố liên tục bằng thuốc sau 1 năm là dưới 20%, sau 2 năm là dưới 30%.

Tâm thần phân liệt là một bệnh mạn tính, trừ một số bệnh nhân khỏi hẳn sau nhiều năm điều trị, các trường hợp còn lại bệnh thường kéo dài suốt đời. Sau mỗi đợt điều trị, bệnh thường ổn định, nhưng bệnh nhân khó trở về bình thường hoàn toàn như trước khi bị bệnh.

Xem thêm  Axit boric là gì? Ứng dụng và nơi cung cấp axit boric uy tín

Bệnh tâm thần phân liệt thường hay tái phát. Nếu không được điều trị củng cố, tỷ lệ tái phát của bệnh tâm thần phân liệt là 10% số bệnh nhân/tháng. Sau 1 năm kể từ ngày ngừng thuốc, đa số các bệnh nhân đều tái phát bệnh.

Sự tái phát của tâm thần phân liệt phụ thuộc vào các yếu tố sau: thể bệnh và tiến triển của bệnh; không điều trị củng cố, hoặc điều trị củng cố quá ngắn; stress tâm lý mạnh; lạm dụng rượu và ma tuý; bệnh cơ thể kết hợp.

Ðiều trị tâm thần phần liệt

Nguyên tắc điều trị

Các triệu chứng loạn thần của bệnh nhân sẽ thuyên giảm và cải thiện dần khi tiến hành điều trị. Bác sĩ chuyên khoa sẽ

kê đơn thuốc ngừa loạn thần và các liệu pháp chuyên biệt dựa trên các nguyên tắc:

  • Điều trị củng cố chống tái phát.
  • Phục hồi chức năng.

Đối với mặt bệnh tâm lý/ tâm thần, bệnh nhân cần phải chấp nhận sống chung với thuốc cả đời. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ kiểm soát được hầu hết các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt nếu được điều trị từ sớm.

Thuốc an thần cổ điển

Thuốc an thần cổ điển (haloperidol, levomepromazin (tisercin) được định nghĩa như sau: có tác dụng chống loạn thần; gây ra ngoại tháp.

Thuốc an thần cổ điển có tác dụng tốt trên các triệu chứng dương tính như hoang tưởng và ảo giác. Nhưng hầu như, chúng không có tác dụng gì đối với các triệu chứng âm tính như cùn mòn cảm xúc, mất ý chí và ngôn ngữ nghèo nàn. Do vậy, thuốc an thần cổ điển không nên dùng cho các trường hợp mạn tính.

Thuốc an thần mới

Thuốc an thần mới (olanzapin (biệt dược zyprexa, zypnex, ozip, olan, oleanz rapitab, fonzepin…) risperidol (respidon, sizodon) còn gọi là thuốc an thần không biệt định. Chúng có các đặc điểm sau: chống loạn thần mạnh; không gây ngoại tháp ở liều điều trị.

Thuốc an thần mới cho kết quả cả trên triệu chứng dương tính và âm tính, kể cả các trường hợp đã kháng với thuốc an thần cổ điển. Vì vậy thuốc thích hợp với cả tâm thần phân liệt cấp tính và mạn tính.

Thời gian điều trị củng cố

Nếu không điều trị củng cố sẽ có 60-70% số bệnh nhân tái phát sau một năm, gần 90% bệnh nhân tái phát sau 2 năm.

Tỷ lệ tái phát ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị củng cố liên tục bằng thuốc sau 1 năm là dưới 20%, sau 2 năm là dưới 30%. Do vậy có thể khẳng định rằng thuốc an thần có hiệu quả chống tái phát cao. Tốt nhất là bệnh nhân dùng thuốc an thần đường uống.

Xem thêm  Ước số là gì? Bội số là gì? Cách tìm ước số và bội số chuẩn?

Điều trị củng cố phải đạt được 3 yêu cầu sau:

  • – Hiệu quả (không tái phát).
  • – Đơn giản (bệnh nhân dễ thực hiện), tốt nhất là dùng 1 lần/ngày (buổi tối).
  • – Rẻ tiền (bệnh nhân phải dùng thuốc an thần nhiều năm).

Liều thuốc trong điều trị củng cố cần bằng 1/2-2/3 giai đoạn tấn công. Với nhiều loại thuốc an thần mới, liều tấn công chính là liều củng cố.

Cần tránh 2 xu hướng:

  • – Dùng kết hợp nhiều loại thuốc an thần và liều quá cao.
  • – Dùng thuốc an thần liều quá thấp (vì sợ độc hại, sợ tác dụng phụ).

Thời gian điều trị củng cố: Bệnh nhân bị bệnh lần đầu cần điều trị củng cố tối thiểu 5 năm. Nếu bệnh nhân đã có ít nhất 1 lần tái phát thì phải điều trị củng cố suốt đời.

Liệu pháp tâm lý

Sử dụng liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp tâm lý nhóm lớn có kết quả giúp bệnh nhân điều chỉnh hành vi của mình, thích nghi với các căng thẳng tâm lý có trong môi trường sống. Cần lưu ý rằng liệu pháp tâm lý không thay thế được thuốc an thần. Tuy nhiên chúng làm cho bệnh nhân phục hồi tốt hơn.

Lao động là yếu tố quan trọng không chỉ giúp bệnh nhân phục hồi chức năng mà còn góp phần chống tái phát. Bệnh nhân nên được bố trí việc làm hợp lý (công việc ít căng thẳng, càng đơn điệu càng tốt), nhờ có lao động họ có thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Qua đó họ càng thấy yêu cuộc sống và thấy mình sống có ích, vì thế sẽ tích cực điều trị.

Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần cần phải điều trị sớm. Nếu như có bất kì phát hiện gì về biểu hiện bệnh, bệnh nhân cần nhập viện điều trị để tránh ảnh hưởng tới những người xung quanh.

Nhận tư vấn về tình trạng tâm thần phân liệt tại đây:

Thông tin liên hệ:

KHOA TÂM LÝ VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN – BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC

– Địa chỉ: Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

– Hotline: 0947 616 006

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.