158 lượt xem

Bảng chữ cái Tiếng Việt mới và đầy đủ nhất

Bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng có yếu tố cơ bản nhất đó là bảng chữ cái. Bảng chữ cái Tiếng Việt cũng là bước đầu tiên giúp người Việt Nam lẫn người nước ngoài tiếp cận tiếng Việt, đặc biệt là về phần chữ viết.

  1. Du học Singapore
  2. Du học Canada
  3. Học tiếng Anh
  4. Học tiếng Trung
  5. Du học Úc

Để học tiếng Việt, bước đầu tiên là phải thuộc và sử dụng được bảng chữ cái Tiếng Việt gồm 29 chữ cái. Bên cạnh đó, người học còn phải nắm được các quy tắt về âm, vần, dấu câu, ghép âm và ghép chữ,… Đối với các bé mới làm quen với ngôn ngữ hoặc người nước ngoài muốn học tiếng Việt thì bảng chữ cái là “viên gạch đầu tiên” cơ bản nhất bắt buộc phải biết và thuộc lòng. Bài viết sau sẽ giới thiệu đầy đủ, chi tiết về bảng chữ cái Tiếng Việt theo chuẩn Bộ Giáo Dục & Đào Tạo. Cùng tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Việt và cách sử dụng thông qua bài viết bên dưới nhé!

Giới thiệu về chữ cái Tiếng Việt

Chữ viết được hiểu là hệ thống các ký tự giúp con người ghi lại ngôn ngữ dưới dạng văn bản. Nhờ các ký hiệu và biểu tượng mà ta có thể miêu tả ngôn ngữ sử dụng để nói với nhau. Mỗi ngôn ngữ có bảng chữ các đặc trưng, làm cơ sở để tạo nên chữ viết của ngôn ngữ đó. Trong thực tế, có nhiều người nước ngoài dù nói thành thạo tiếng Việt nhưng lại không biết đọc. Đó là vì học không nắm được các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt cũng như cách sử dụng chúng để tạo thành chữ viết. Bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái, tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách đọc và phát âm chuẩn từng chữ cái. Phát âm chuẩn bảng chữ cái tiếng Việt là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi tiếp cận ngôn ngữ tiếng Việt. Đặc biệt là đối với trẻ em mới tập đọc hoặc người nước ngoài muốn học tiếng Việt. Trẻ em khi học bảng chữ cái tiếng Việt cần được tạo một tâm lý thoải mái. Nên sử dụng hình ảnh gắn liền với chữ cái cần học để tăng thêm sự hứng thú cho trẻ. Đồng thời giúp các em nhớ kiến thức lâu hơn. Khi giảng dạy về bảng chữ cái tiếng Việt, giáo viên cũng phải đưa ra được cách đọc thống nhất cho các chữ cái, theo chuẩn mà Bộ Giáo Dục đưa ra.

Xem thêm  Cảm nhận của em về đoạn trích chiếc lược ngà

Bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo dục

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đưa ra bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn gồm 29 chữ cái, được sử dụng trong việc giảng dạy tại hệ thống trường học trên toàn quốc. 29 chữ cái là con số không quá lớn, giúp học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ được khi mới tiếp xúc với tiếng Việt. Mỗi chữ cái trong bảng chữ cái đều có 2 hình thức viết là chữ viết hoa và chữ viết thường cụ thể như sau: Chữ hoa – chữ in hoa – chữ viết hoa đều là những tên gọi của kiểu viết chữ in lớn. Ví dụ: A, B, C, D,… Chữ thường – chữ in thường – chữ viết thường đều được gọi là kiểu viết nhỏ. Ví dụ: a, b, c, d,…

TT Chữ thường Chữ hoa Tên chữ Phát âm

1

a A a a

2

ă Ă á á

3

â Â ớ ớ

4

b B bê bờ

5

c C xê cờ 6 d D dê

dờ

7 đ Đ đê

đờ

8

e E e e

9

ê Ê ê

ê

10 g G giê

giờ

11

h H hát hờ 12 i I i I

13

k K ca

ca/cờ

14

l L e – lờ lờ

15

m M em mờ/ e – mờ

mờ

16 n N em nờ/ e – nờ

nờ

17

o O o O

18

ô Ô ô Ô 19 ơ Ơ Ơ

Ơ

20 p P pê

pờ

21

q Q cu/quy quờ 22 r R e-rờ

rờ

23

s S ét-xì sờ

24

t T Tê tờ 25 u U u

u

26 ư Ư ư

ư

27

v V vê

vờ

28 x X ích xì

xờ

29 y Y i dài

i

Bảng chữ cái tiếng Việt thuộc hệ thống chữ cái Latinh nên có nhiều tương đồng với bảng chữ cái tiếng Anh.

Thanh điệu trong tiếng Việt

Sau khi đã biết được 29 chữ cái, bước tiếp theo là làm quen với thanh điệu. Tiếng Việt là ngôn ngữ đa thanh điệu bao gồm: thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng. Mỗi thanh điệu khi kết hợp với các nguyên âm sẽ có cách đọc khác nhau.Thanh điệu của nguyên âm và phụ âm Thanh điệu chỉ đi cùng các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Còn các phụ âm không bao giờ mang thanh điệu. Sau đây là một số nguyên tắc khi sử dụng thanh điệu mà bạn cần lưu ý:

  • Dấu Sắc dùng với 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký hiệu là ( ´ ).
  • Dấu Huyền dùng với 1 âm đọc giọng nhẹ, ký hiệu là ( ` ).
  • Dấu Hỏi dùng với một âm đọc đọc xuống giọng rồi lên giọng.
  • Dấu Ngã dùng với âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký hiệu là ( ~ ).
  • Dấu Nặng dùng với một âm đọc nhấn giọng xuống, kí hiệu là ( . )

Nếu âm tiết có một nguyên âm thì thanh điệu sẽ được đặt tại chính nguyên âm đó. Ví dụ: gà, lá, gỗ, vệ, củ Nếu âm tiết có hai nguyên âm và tận cùng của âm tiết là một phụ âm thì thanh điệu sẽ đặt tại nguyên âm nào liền ngay trước phụ âm tận cùng. Ví dụ: hằng, khoảng, tiến, đoạn, cũng Nếu âm tiết có hai nguyên âm và tận cùng của âm tiết là nguyên âm thì thanh điệu được đặt tại nguyên âm nào đứng trước. Ví dụ: đèo, mái, loại ,bữa, thổi Nếu âm tiết có ba nguyên âm và tận cùng của âm tiết là phụ âm trong thì dấu thanh điệu được đặt tại nguyên âm nào đứng trước phụ âm tận cùng. Ví dụ: thuyền, tuyết, luyện, hoãn, tuyển Nếu âm tiết có ba nguyên âm và tận cùng của âm tiết là một nguyên âm thì dấu thanh điệu được đặt tại nguyên âm ở giữa các nguyên âm đó. Ví dụ: tuổi, chuối, ruồi, duỗi, khuỷu Nếu âm tiết có hai nguyên âm tận cùng tạo thành các vần oa, oe, uy, uê thì thanh điệu sẽ đặt ở nguyên âm cuối. Ví dụ: xòe, hóa, họa, lũy, khỏe.

Xem thêm  Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (7 Mẫu) Dàn ý bài Câu cá mùa thu

Cách phát âm trong tiếng Việt

Sau khi đã tìm hiểu và làm quen với các nguyên âm, phụ âm trong tiếng Việt cũng như thanh điệu. Bước tiếp theo, chúng ta sẽ học cách phát âm và luyện âm. Chữ viết tiếng Việt là chữ tượng thanh. Do đó, giữ việc đọc và viết có sự tương quan. Nếu phát âm chuẩn, bạn hoàn toàn có thể viết được chữ cái mà mình đã nghe. Khi học cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt. Bạn không cần phải cố nhớ và hiểu rõ nghĩa của từ cần phát âm. Thay vào đó, hãy tập làm quen dần với ngữ điệu và nhịp điệu. Học phát âm theo nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn với độ chính xác cao. Do đó, không nên vội vàng mà cần kết hợp giữa học và luyện tập thường xuyên.

Nguyên âm

Nguyên âm chính những dao động của thanh thanh quản để tạo nên âm thanh. Luồng khí được phát ra từ cổ họng sẽ không bị cản trở khi ta đọc nguyên âm đó. Nguyên âm có thể đứng riêng biệt hoặc kết hợp với phụ âm để tạo thành một tiếng. Có 12 nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt là: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Đối với các nguyên âm (i, ê, e ) khi đọc lưỡi sẽ được đưa ra trước. Các nguyên âm (u, ô, o) khi đọc lưỡi sẽ lùi về sau và tròn môi. Hai nguyên âm ngắn ă chính là âm a phát âm ngắn, nhanh và â chính là âm ơ phát âm ngắn, nhanh Ba nguyên âm iê, uô, ươ phát âm bắt đầu bằng i, u, ư sau đó trượt nhanh xuống ê, ô, ơ.

Phụ âm

Phụ âm trong tiếng Việt là âm thanh của lời nói, được phát âm rõ ràng với thanh quản được đóng hoàn toàn hay một phần. [t] (tiếng Việt: “ta”), phát âm bằng phần phía trước của lưỡi; [k] (tiếng Việt: “kết”, đừng nhầm lẫn với kh), phát âm bằng mặt lưng của lưỡi; [h], phát âm từ họng; [s], phát âm bằng cách đưa không khí qua một đường thoát hẹp; [m] và [n] là những âm mà không khí được thoát ra đằng mũi (âm mũi). Trong bảng chữ cái tiếng Việt, các phụ âm được ghi bằng một chữ cái duy nhất b, t, v, s, x, r… Ngoài ra còn có 11 phụ âm ghép trong tiếng việt bao gồm:

  • Ph (phở, pháo, phập phồng)
  • Th (tha thiết, thanh thản)
  • Tr (tro, trúc, trang, trung)
  • Gi (giáo, giảng giải )
  • Ch (chó, chữ, chở che)
  • Nh (nhỏ nhắn, nhanh nhảu)
  • Ng (ngây ngô, ngan ngát)
  • Kh (khoe khoang, khập khiễng)
  • Gh (ghế, ghi, ghé, ghẹ)
  • Ngh (nghề nghiệp)
  • Qu (quẻ, quýt)
Xem thêm  Soạn bài ngữ văn lớp 9: Cách làm và những yếu tố quan trọng

Cách Đánh Vần Các Chữ Trong Tiếng Việt

Nguyên âm đơn/ghép kết hợp với dấu: Ô!, Ai, Áo, Ở, . . . (Nguyên âm đơn/ghép+dấu) kết hợp với phụ âm: ăn, uống, ông. . . Phụ âm kết hợp với (nguyên âm đơn/ghép+dấu): da, hỏi, cười. . . Phụ âm kết hợp với (nguyên âm đơn/ghép+dấu) và phụ âm: cơm, thương, không, nguyễn. Bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất hiện nay gồm các nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư, oo. Ngoài ra còn có ba nguyên âm đôi với rất nhiều cách viết cụ thể như sau: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ. Sau đây là một số lưu ý về cách đọc nguyên âm:

  • a và ă là hai nguyên âm có cách đọc gần giồng nhau từ vị trí của lưỡi đến độ mở và khẩu hình của miệng.
  • Hai nguyên âm ơ và â cũng khá tương tự cụ thể là âm Ơ thì dài, còn đối với âm â thì ngắn hơn.
  • Khi đọc các nguyên âm có dấu là: ư, ơ, ô, â, ă cần đặc biệt chú ý.
  • Khi viết, tất cả các nguyên âm đơn đều chỉ xuất hiện một mình trong các âm tiết và không lặp lại ở cùng một vị trí gần nhau.
  • Hai âm “ă” và âm “â” không đứng một mình trong chữ viết Tiếng Việt.

Khi dạy trẻ em phát âm bảng chữ cái tiếng Việt. Cần dựa theo độ mở của miệng và vị trí của lưỡi để dạy cách phát âm. Miêu tả một cách dễ hiểu vị trí mở miệng và cách đặt lưỡi để giúp học sinh dễ hiểu hơn. Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin cần biết về bảng chữ cái Tiếng Việt thanh điệu của các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt. Hy vọng bài viết là nguồn tham khảo hữu ích cho những ai đang muốn tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Việt và cách sử dụng bảng chữ cái sao cho chuẩn xác.

Tin liên quan

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.