Bảng chữ cái tiếng Trung là phần đặc biệt quan trọng đối với những ai mới bắt đầu tham gia các khóa học tiếng Trung hoăc tự học tại nhà? Qua bài viết này Hoa Ngữ Phương Nam sẽ hệ thống bảng vận mẫu, thanh mẫu, thanh điệu tổng hợp Full bảng chữ cái tiếng Trung chi tiết đầy đủ và rõ ràng nhất.
Khái quát về bảng chữ cái tiếng Trung?
Bảng chữ cái tiếng Trung hay phương án phát âm tiếng Hán, Bính âm Hán ngữ. Là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để học phát âm tiếng Trung các chữ cái tiếng Trung trong tiếng phổ thông Trung Quốc. Bính âm sử dụng 26 chữ cái latinh. Trong đó chữ cái V chỉ dùng để phiên âm tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số và tiếng địa phương.
Thực tế thì Bảng chữ cái tiếng Trung Quốc chính là bảng pinyin – bảng chữ cái Latinh dành riêng cho việc học phát âm trong tiếng Trung. Những ai học tiếng Trung kể cả giản thể hay phòn thể, chỉ cần học phát âm thông qua bảng chữ cái pinyin thì đều có thể tập đọc hay phát âm được.
Khi mới bắt đầu học tiếng Trung Quốc nên học 2 bảng chữ cái chính là Bảng phiên âm và Bảng các nét cơ bản trong chữ Hán,
Khóa học tiếng trung cấp tốc cho người đi làm, người thi lấy bằng HSK, học sinh, sinh viên tìm hiểu ngay khóa học tiếng Trung cấp tốc tại Hoa Ngữ Phương Nam. Đầu ra chuẩn HSK, giới thiệu việc làm tiếng Trung thu nhập cao sau khóa học, có hỗ trợ chỗ ở ký túc xá miễn phí cho học viên.
=> TÌM HIỂU NGAY
Bảng chữ cái tiếng Trung phiên âm (Bính âm – Pinyin)
Học bảng chữ cái tiếng Trung bao gồm những gì?
Vận mẫu 36 Nguyên âm Thanh điệu 4 thanh điệu Cách đánh dấu thanh điệu Quy tắc biến điệu Thanh mẫu 21 Phụ âm Liên quan Các nét chữ Hán
Video học bảng chữ cái tiếng Trung cho người mới bắt đầu
Các bạn tham khảo video hướng dẫn học bảng chữ cái tiếng trung pinyin cho người mới bắt đầu
Bảng vận mẫu (nguyên âm) trong bảng chữ cái tiếng Trung
Lưu ý ! bạn đọc click vào biểu tượng bên dưới để nghe phát âm mẫu !
Hệ thống ngữ âm chữ Hán có 36 nguyên âm gồm:
Sáu nguyên âm đơn
a Gần giống “a”. Mồm há to, lưỡi xuống thấp. Là nguyên âm dài, không tròn môi o Gần giống “ô” (trong tiếng Việt). Lưỡi rút về sau, tròn môi e Nằm giữa “ơ” và “ưa”. Lưỡi rút về sau, mồm há vừa. Là nguyên âm dài, không tròn i Gần giống “i”. Đầu lưỡi dính với răng dưới, hai môi giẹp (kéo dài khóe môi). u Gần giống “u”. Lưỡi rút về sau. Là nguyên âm dài, tròn môi nhưng không há. ü Gần giống “uy”. Đầu lưỡi dính với răng dưới. Là nguyên âm dài
Mười ba nguyên âm kép
ai Gần giống âm “ai” (trong tiếng Việt). Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang i ei Gần giống âm “ây”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang i ao Gần giống âm “ao”. Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “o” ou Gần giống âm “âu”. Đọc hơi kéo dài âm “o” rồi chuyển sang âm “u” ia Gần giống âm “ia”. Đọc hơi kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “a” ie Đọc kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “ê” ua Gần giống âm “oa”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “a” uo Đọc kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ô” iao Đọc nguyên âm “i” trước sau đó chuyên sang nguyên âm đôi “ao” iou (iu) Gần giống âm “i + êu (hơi giống yêu)”. Đọc kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “u” uai Gần giống âm “oai”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “ai” uei Gần giống âm “uây”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ei”. üe Gần giống âm “uê”. Đọc nguyên âm “ü” (uy) rồi chuyển sang âm “ê”
Mười sáu nguyên âm mũi
an Gần giống âm “an”. Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang phụ âm “n” ang Gần giống âm “ang” (trong tiếng Việt). Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “ng” en Gần giống âm “ân”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang phụ âm “n” eng Gần giống âm “âng”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang âm “ng” in Gần giống âm “in”. Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển sang phụ âm “n”. ian Gần giống “i + ên” đọc nhanh. Đọc nguyên âm “i” trước sau đó chuyển sang nguyên âm “an” iang Gần giống “i + ang” đọc nhanh. Đọc nguyên âm “I” trước rồi chuyển sang nguyên âm “ang” iong Gần giống âm “i +ung” đọc nhanh. Đọc hơi kéo dài âm “i” rồi chuyển qua âm ing Gần giống âm “inh”. Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển sang âm “ng” ong Gần giống âm “ung”. Đọc hơi kéo dài âm “o” (u) rồi chuyển sang âm “ng” uan Gần giống âm “oan”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “an” uang Gần giống âm “oang”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “ang” uen Gần giống âm “uân”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “en”. ueng đọc gần như u+âng của tiếng Việt ün Gần giống âm “uyn”. Đọc nguyên âm “ü” (uy) rồi chuyển sang phụ âm “n” üan Gần giống âm “uy + en” đọc nhanh. Đọc hơi kéo dài âm “ü” (uy) rồi chuyển qua
Một nguyên âm cuốn lưỡi
er chỉ duy nhất có một nguyên âm 儿 (er) ( đây là kiểu phát âm phổ biến ở miền Bắc Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh) Gần giống âm “ơ”. Đọc uống lưỡi thật mạnh (thanh quản rung mạnh hơn chút).
Thanh mẫu trong bảng chữ cái tiếng Trung
Trong bảng chữ cái tiếng trung có 21 phụ âm (còn gọi là thanh mẫu). Gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Còn 2 phụ âm không chính thức: y và w chính là nguyên âm i và u khi nó đừng đầu câu.
Nhóm âm hai môi và răng môi
b Gần giống âm “p” (trong tiếng việt). Là âm không bật hơi. p Âm phát ra nhẹ hơn âm “p” (trong tiếng việt) nhưng bật hơi. Là âm bật hơi. f Gần giống âm “ph”. Là âm môi + răng. m Gần giống âm “m”.
Nhóm âm đầu lưỡi
d Gần giống âm “t” (trong tiếng Việt). Là một âm không bật hơi. t Gần giống âm “th”. n Gần giống âm “n”. Là âm đầu lưỡi + âm mũi. l Phát âm gần giống như lưa của tiếng Việt
Nhóm âm đầu lưỡi trước
z Giống giữa âm “tr” và “dư” (thiên về tr). Cách phát âm: Đưa lưỡi ra phía trước nhưng bị chặn lại bởi chân răng (lưỡi thẵng). c Gần giống âm giữa “tr và x” (thiên về âm “tr” nhiều hơn) nhưng bật hơi. Cách phát âm: Đưa lưỡi ra phía trước nhưng bị chặn lại bởi chân răng và bật hơi (lưỡi thẳng). s Gần giống âm “x và s” (thiên về âm “x” nhiều hơn). Cách phát âm: Đưa đầu lưỡi phía trước đặt gần mặt sau của răng trên. r Gần giống âm “r”. Cách phát âm: Lưỡi hơi uống thành vòm, thanh quản hơi rung.
Nhóm âm đầu lưỡi sau
( Khi phát âm lưu ý đầu lưỡi cuốn lên phía hàm trên)
zh Gần giống “tr” (trong tiếng Việt). Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi. Không bật ch Gần giống “tr” nhưng bật hơi. Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi. Là âm bật hơi. sh Gần giống “s” nhưng nặng hơn. Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi.
Nhóm âm mặt lưỡi
j Phát âm tương tự chi của tiếng Việt q Phát âm tương tự như j nhưng bật mạnh hơi ra ngoài x Phát âm tương tự như xi của tiếng Việt
Nhóm âm cuống lưỡi
g Phát âm gần như âm cưa của tiếng Việt k Gần giống âm “kh”. Là âm bật hơi. Mách nhỏ: Đọc giống âm “g” phía trên nhưng bật hơi. h Phát âm gần như âm h hoặc khưa của tiếng Việt
Nguyên âm đầu lưỡi
Nguyên âm i chỉ xuất hiện sau nhóm phụ âm đầu lưỡi: z, c, s, zh, ch, r. Lúc này i sẽ đọc như ư của tiếng Việt,
Ví d: zi, si, zhi…
Thanh điệu trong bảng chữ cái tiếng Trung
Thanh điệu giúp cho ngôn ngữ nói có sự trầm bổng, tạo sự thích thú cho người nghe vào câu chuyện bạn đang nói.
Nếu không có thanh điệu và các dấu thì ngôn ngữ sẽ thật nhàm chán, khó biểu lộ được cảm xúc.
Thanh điệu Cách đọc – bā: Đọc đều, bình thường, giống thanh không của tiếng Việt. Là thanh cao, rất đều. ՛ bá: Đọc như dấu sắc của tiếng Việt. Là thanh cao từ thấp lên cao. ˇ bǎ: Đọc như dấu hỏi của tiếng Việt. Là thanh thấp, xuống thấp lại lên cao ` bà: Đọc từ cao xuống thấp
* Cách đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.
Thanh 1 (thanh ngang) bā: Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt (độ cao 5-5).
Thanh 2 (thanh sắc) bá: Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt. Đọc từ trung bình lên cao (độ cao 3-5).
Thanh 3 (thanh hỏi) bǎ: Đọc gần giống thanh hỏi nhưng kéo dài. Đọc từ thấp và xuống thấp nhất rồi lên cao vừa (độ cao 2-1-4).
Vì cao độ lúc xuống thấp sẽ nghe hơi giống dấu nặng trong tiếng Việt.
Thanh 4 (thanh huyền) bà: Thanh này giống giữa dấu huyền và dấu nặng. Đọc từ cao nhất xuống thấp nhất (độ cao 5-1).
Ghi chú: Trong tiếng phổ thông Trung Quốc, có môt số chữ không được đọc theo thanh điệu vốn có, mà phải đọc vừa nhẹ vừa ngắn, đó là thanh nhẹ. Thanh nhẹ xuất hiện trong các trường hợp sau:
*Trong một số từ láy âm, âm tiết thứ hai đọc nhẹ
Ví dụ: māma, yéye
*Một số từ 2 âm tiết, âm tiết thứ hai đọc nhẹ
Ví du: yàoshi
*Khi hai thanh ba đi liền nhau thì thanh 3 của từ thứ nhất đọc thành thanh 2, thanh 3 của từ thứ hai vẫn giữ nguyên.
Ví dụ: nĭ hăo →ní hăo
Cách đánh dấu thanh điệu
1. Chỉ có 1 nguyên âm đơn
Đánh dấu trực tiếp vào nó: ā ó ě ì…
2. Nguyên âm kép
- Thứ tự ưu tiên sẽ là nguyên âm “a“: hǎo, ruán…
- Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “o” thì đánh vào “o“: ǒu, iōng…
- Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “e” thì đánh vào “e“: ēi, uěng…
- Nếu là nguyên âm kép “iu”, thì đánh dấu trên nguyên âm “u“: iǔ
- Nếu là nguyên âm kép “ui”, thì đánh dấu trên nguyên âm “i“: uī
Quy tắc biến điệu
1. Hai thanh 3 đứng cạnh nhau
- Với 2 âm tiết thì thanh thứ nhất sẽ chuyển thành thanh 2.
Ví dụ: Nǐ hǎo biến âm sẽ thành Ní hǎo
- Với 3 âm tiết thì sẽ biến âm thanh ở giữa
Ví dụ: Wǒ hěn hǎo sẽ thành Wǒ hén hǎo
2. Biến thanh đặc biệt với bù và yī
- Chỉ cần âm tiết đằng sau mang thanh 4 thì bù và yī sẽ chuyển sang thanh 2.
Ví dụ: Bù ài đọc thành Bú ài
Yīyàng đọc thành Yíyàng
Lưu ý: Chỉ biến âm, cách viết vẫn phải giữ nguyên.
Ban đầu Cách đọc bù + biàn bú biàn bù + qù bú qù bù + lùn bú lùn yī + gè yí gè yī + yàng yí yàng yī + dìng yí dìng yī + gài yí gài
Tải Full Download bảng chữ cái tiếng trung PDF tại đây
Video luyện phát âm chuẩn bảng chữ cái tiếng Trung Quốc
Bảng các nét cơ bản trong viết chữ Hán
Sau khi thông thạo phần trên thì việc viết các nét trong tiếng Trung là việc khá quan trọng. Muốn viết được một chữ có ý nghĩa trước tiến cần phải biết cấu tạo của chữ viết, quy tắc…Chỉ cần luyện viết các nét này thật đẹp thì chữ viết của bạn sẽ đẹp
Sau khi học xong các nét cơ bản, bạn có thể học thêm 214 bộ thủ để bổ trợ cho việc ghi nhớ và hiểu rõ chữ.
Ví dụ: chữ 好 sau khi phân tách ra thì được ghép bởi chữ nữ 女 và chữ tử 子. Với ngụ ý người phụ nữ sinh được cả con trai và con gái thì là chuyện tốt. Ngoài ra có thể biết được rằng các chữ có bộ nữ đều sẽ liên quan đến phụ nữ. Ví dụ: 妈妈 mẹ, 姐姐 chị gái,妹妹 em gái,… Điều này sẽ giúp bạn tư duy nghĩa của từ mới khi chưa được học.
Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể hệ thống kiến thức cũng như dễ dàng học được bảng chữ cái tiếng Trung một cách đơn giản và nhớ lâu nhất. Chúc bạn thành công.
Làm thế nào để học bảng chữ cái tiếng Trung tốt nhất?
Để học tốt và phát âm tốt bảng chữ cái tiếng Trung thì bạn nên học từ đầu tất cả chữ Hán. Khi bạn đã học được từ 10 – 20 chữ cái đầu tiên thì bạn sẽ bắt đầu nhận ra sự xuất hiện thường xuyên của các chữ này trong nhiều từ tiếng Trung khác. Một vài từ tiếng Hán còn có cách đọc y hệt nhau. Hãy xem một vài ví dụ cụ thể sau đây nhé!
一 (Yī ): Nhất/Một Đây là chữ Hán cơ bản nhất có nghĩa là nhất hay một. Tuy nhiên, không hẳn mỗi khi bạn nhìn thấy chữ này thì đồng nghĩa với việc nó biểu thị một đơn vị nào đó.
Các chữ Hán có thể kế hợp với nhau để tạo thành từ khác không giống như cách dùng bảng chữ cái của những ngôn ngữ khác. Nhưng bạn vẫn có thể học được tiếng Trung vì sự kết hợp các từ vẫn tuân theo một logic nhất định. Ví dụ như sau:
共 – Gòng: từ tiếng Trung này có nghĩa là cùng, chung hoặc cộng
Từ hai chữ Hán trên, khi ghép lại với nhau sẽ được một từ khác đó là 一共 (Yī Gòng/Nhất Cộng). Từ này có nghĩa là “tất cả”. Vậy là chúng ta đã có được 3 từ mới. Tuân theo quy tắc ghép chữ này, cứ mỗi từ Hán học được, bạn sẽ có thể ghép chúng thành nhiều từ khác nhau.
Dần dần, khi đạt được đến một trình độ nhất định, bạn sẽ có thể nhìn được từ và đoán nghĩa của nó mặc dù chưa biết chính xác nghĩa của từ là gì. đến lúc đó việc học bảng chữ cái tiếng Trung sẽ trở nên đơn giản hơn.
Hãy xem thêm một ví dụ khác:
时 (Shí): Thời/Thời gian
区 (Qū): Khu/Khu vực Hai từ trên có nghĩa riêng biệt là “thời gian” và “khu vực”
Khi ghép chúng lại với nhau ta được từ 时区 có nghĩa là “múi giờ” trong tiếng Trung. Như vậy, có thể thấy dù không có một bảng chữ cái cụ thể như tiếng
Anh hay tiếng Việt nhưng việc học tiếng Trung cũng không quá khó khăn nếu bạn có suy nghĩ theo một cách logic.
Giải đáp một số câu hỏi từ các bạn mới bắt đầu học bảng tiếng Trung
Nếu ở Bắc Giang có Trung tâm tiếng Trung nào tốt?
Bạn ở khu vực Bắc Giang có thể tham khảo trung tâm tiếng Trung Bắc Giang Times VN nhé
Có bao nhiều bảng chữ cái tiếng Trung?
Chỉ có một bảng chữ cái tiếng Trung, bao gồm vận mẫu – thanh mẫu – thanh điệu
Ứng dụng học bảng chữ cái tiếng trung
HelloChinese, Dịch Tiếng Trung, Learn Mandarin Chinese Free, HelloChinese Pro, Pleco Chinese Dictionary, Học tiếng Trung dễ dàng, Mondly, LingoDeer, Super Chinese
TÀI LIỆU File Download giáo trình hán ngữ Quyển 6 file PDF kèm file audio: Tại đây
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.